2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2009-2014 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.Trong khoảng thời gian 6 năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam liên tục tăng từ 9,07 tỷ USD năm 2009 lên gần 21 tỷ USD năm 2014 (gấp 2,3 lần).
Về tỷ lệ tăng trưởng, giai đoạn 2009 – 2011 mức tăng trên 20% nhưng đến
năm 2012, kim ngạch tăng 1046,73 triệu USD, tương đương 7,45% so với năm 2011 (giảm đi rất nhiều so với 2 năm trước đó). Đến năm 2013, tình hình xuất khẩu có tín hiệu khả quan hơn, thơng qua tỷ lệ tăng trưởng lên đến 18,84 %, nhưng đến năm 2014 mức tăng lại giảm còn 16,82%.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam từ
2009-2014 (Đơn vị: tỷ USD và %)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam) Về cơ cấu trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài, tỷ trọng ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn, là mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu cao nhất. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã chiếm gần 16% tương đương 1/6 trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Tỷ lệ này duy trì trong năm tiếp theo sau đó bắt đầu giảm nhẹ từ năm 2011-2014 cịn 13.95%.
Hình 2.2: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 12 tháng năm 2013 so với 12 tháng năm 2012 (Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) 9.07 11.2 14.04 15.1 17.93 20.95 23.48% 25.36% 7.55% 18.74% 16.84% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 0 5 10 15 20 25 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Năm 2012 xuất khẩu dệt may thu về 15,09 tỷ USD – cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu (cao hơn mặt hàng xếp thứ 2 là điện thoại, các loại linh kiện 2,37 tỷ USD; gấp hơn 4 lần mặt hàng gạo (3,67 tỷ USD)). Sang năm 2013, điện thoại và các loại linh kiện điện thoại tăng lên vị trí thứ nhất với 21,24 tỷ USD; theo sau xếp thứ 2 là hàng dệt may với 17,95 tỷ USD (tăng 18,95% so với năm 2013). Bảng 2.1: Trị giá xuất khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất năm 2014 (Đơn vị: tỷ USD)
Mặt hàng Kim ngạch
Điện thoại các loại và linh kiện 23,61
Hàng dệt may 20,95
Máy vi tính và linh kiện 11,44
Giầy dép các loại 10,34
Hải sản 7,84
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năm 2014 có kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu tương tự năm 2013, kim ngạch dệt may đạt gần 21 tỷ USD (tăng 17% so với năm 2013), đứng thứ 2 sau hàng điện thoại và các linh kiện điện tử.
Xét về cơ cấu doanh thu, vốn và nhân cơng theo tính tốn của Điều tra doanh
nghiệp năm 2012, may chiếm ưu thế trong cả doanh thu với vốn đầu tư, thâm dụng lao động sau đó đến sợi lớn thứ hai, vốn đầu tư lớn và với doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Cuối cùng là dệt và nhuộm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong doanh thu, cũng như nhân công và vốn vì đặc điểm của cơng đoạn dệt nhuộm yêu cầu công nghệ cao, nhiều vốn và công nhân lành nghề mà Việt Nam hiện chưa đáp ứng được những yêu cầu đó.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu, vốn và nhân công ngành dệt may Việt Nam năm 2012 (Đơn vị: %)