Tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 61 - 62)

3.1 Cơ hội:

3.1.3 Tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Tham gia TPP, Việt Nam kỳ vọng về lợi ích mang lại do tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Một sản phẩm dệt may muốn hồn thành phải qua nhiều cơng đoạn, đầu tiên là công đoạn quay sợi, rồi đến dệt/đan, cuối cùng nhuộm – hoàn tất. Trước khi sản xuất sản phẩm phải có khâu thiết kế, khâu sản xuất nguyên phụ liệu, cắt may, rồi đến xuất khẩu và cuối cùng là marketing và phân phối sản phẩm. Trong chuỗi các công đoạn trên, Việt Nam chỉ thực sự có thế mạnh ở một số cơng đoạn, vì vậy sẽ rất có lợi nếu Việt Nam tham gia sân chơi chung các nước TPP. Có lợi bởi vì khi là thành viên chính thức, Việt Nam sẽ có điều kiện hợp tác với các nước đối tác trong các khâu sản xuất, sản phẩm dệt may cuối cùng sẽ mang tính chất nội vùng cao hơn và dễ dàng được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu hơn. Đây chính là cơ hội lớn mà Việt Nam không nên bỏ qua khi tận dụng được sự thuận lợi trong việc phối hợp sản xuất giữa Việt Nam và các nước đối tác. Với thực trạng sản xuất dệt may hiện nay, TPP có thể xem là mang lại “phao cứu sinh” cho Việt Nam trong việc hỗ trợ các khâu đầu tiên mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hơn nữa, một khi đã chấp nhận một sân chơi đầy tiềm năng như TPP, Việt Nam sẽ phải tự ý thức được những vấn đề cần phải đổi mới, cải tiến nhất là về khoa học công nghệ và năng lực sản xuất để tận dụng triệt để những cơ hội mà TPP mang lại. Vẫn biết là sẽ nhận được hỗ trợ từ các nước đối tác trong các khâu đầu nhưng Việt Nam cũng nên chủ động ngay từ đầu những phương án kinh doanh nhằm thay đổi phương thức sản xuất hàng dệt may. Không thể chỉ chú trọng mỗi gia công thuần túy mà phải có thêm cả khâu thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu. Để có thể đáp ứng được yêu cầu đó Việt Nam phải tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn. Cơ hội mà quy tắc xuất xứ của TPP mang lại cho Việt Nam thì nhiều nhưng Việt Nam có nắm bắt được hay khơng là vấn đề lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)