Quy tắc xuất xứ phức tạp khó thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 65 - 66)

3.2 Thách thức

3.2.2 Quy tắc xuất xứ phức tạp khó thực hiện

Ngoài quy tắc về sản phẩm cụ thể là từ sợi trở đi đối với sản phẩm dệt may, các quy tắc khác về xuất xứ hàng hóa cũng khá phức tạp và đòi hỏi khá cao cho các nước tham gia. Về tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, khác với các FTA khác tỷ lệ hàm lượng nội địa chỉ cần 40% là đạt yêu cầu về xuất xứ nhưng trong TPP tỷ lệ này lên đến 50%. Điều này thực sự gây ra khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc phải làm như thế nào để gia tăng chi phí ngun vật liệu có xuất xứ (hay giảm chi phí ngun vật liệu khơng có xuất xứ).

Thêm vào đó, Hoa Kỳ vừa thêm vào 2 danh mục nguồn cung ngắn hạn, mục đích nhằm “nới lỏng” quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may nhưng lại khiến doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khó xác định được chính xác danh mục sản phẩm thiếu hụt tạm thời hay thường xuyên để báo cáo lên chính phủ nhằm chủ động trong đàm phán. Danh mục thường xuyên bao gồm các sản phẩm khơng được sản xuất tồn bộ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trong TPP và không hy vọng được sản xuất trong TPP trong tương lai. Danh mục tạm thời bao gồm các sản phẩm khơng được sản xuất tồn bộ trong TPP và có thể có trong tương lai và vì thế danh mục sẽ chấm dứt hiệu lực sau 3 năm. Việt Nam là quốc gia sản xuất hàng dệt may với phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia không là thành viên TPP. Phần lớn hàng dệt may hiện nay của Việt Nam khơng được sản xuất tồn bộ trong TPP, vậy nếu đưa càng nhiều sản phẩm dệt may xuất khẩu vào 2 danh mục này thì Việt Nam càng có lợi trong việc hưởng ưu đãi thuế quan. Bởi lẽ các sản phẩm thuộc 2 danh mục trên sẽ áp dụng quy tắc cắt và may chứ không phải từ sợi trở đi. Mặc dù đưa ra danh mục này là động thái tích cực mà phía Hoa Kỳ đặt ra cho Việt Nam nhưng chắc chắc Hoa Kỳ sẽ không để Việt Nam tự do đưa nhiều sản phẩm dệt may vào danh mục này. Bên Hoa Kỳ sẽ có kiểm sốt chặt chẽ với các mặt hàng trong danh mục, kiểm sốt về việc liệu sản phẩm đó có được sản xuất tồn bộ trong TPP hay khơng, có thực sự khơng có hy vọng được sản xuất trong TPP trong tương lai hay không.

Tuy nhiên, trong quy định của 2 danh mục có yếu tố “khơng thể hay có thể sản xuất trong TPP trong tương lai” mà yếu tố này có lẽ Việt Nam là bên nắm rõ nhất về khả năng sản phẩm có thể được sản xuất hoàn toàn nội khối hay không. Mong rằng với lợi thế này Việt Nam có thể đưa ra phương án đàm phán hợp lý để kéo dài danh sách sản phẩm trong 2 danh mục trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)