3.1 Cơ hội:
3.1.2 Tận dụng nguyên liệunhập khẩu với chí phí thấp
Khi Việt Nam chính thức tham gia sân chơi TPP đồng nghĩa với việc nếu đáp ứng tốt quy định về quy tắc xuất xứ thì Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan cũng như những ưu đãi về nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước thành viên. Nếu như trước đây nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu từ Trung Quốc với giá không ưu đãi thì sau khi tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam có thể sẽ phải chuyển hướng nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu nguyên vật liệu từ 11 nước đối tác cịn lại. Một khi có sự gia tăng trong việc nhập khẩu trong khối, Việt Nam sẽ tận dụng được những ưu đãi về giá cả, chất lượng từ các nước thành viên đồng thời tạo khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về quy tắc xuất xứ chặt chẽ do TPP đề ra.Chuyển hướng nhập khẩu từ các nước TPP còn giúp Việt Nam phần nào tránh được sự biến động giá cả của nguyên phụ liệu khi nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay các quốc gia khác. Trên thị trường nguyên phụ liệu, không phải lúc nào giá bông, sợi, vải hay xơ các loại cũng ổn định mà nó sẽ thay đổi do các tác động khách quan bên ngồi. Thực tế có những giai đoạn năm 2013, theo ơng Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc thường trực của Tập
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đồn Dệt may Việt Nam cho biết giá bơng tăng lên gấp đôi (5 – 5,2 USD/kg so với năm 2012 từ 3,2 – 3,3 USD/kg). Điều này dẫn đến kim ngach nhập khẩu nguyên phụ liệu nói chung tăng lên một lượng đáng kể. Sau khi có sự tăng giá về nguyên phụ liệu đầu vào thì sản phẩm dệt may xuất khẩu cũng phải tăng giá để bù lại chi phí bỏ ra. Như vậy khi giá xuất khẩu có biến động như vậy, khả năng tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nước ngồi có thể bị giảm đi. Chấp nhận quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, tham gia vào sân chơi TPP sẽ mang lại cơ hội cho Việt Nam trong việc hạn chế các trường hợp phải đối mặt với việc giá nguyên phụ liệu biến động thất thường, tận dụng chi phí ưu đãi và chất lượng nguyên liệu cao.
Không chỉ dừng lại ở tác động tới chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam mà việc giảm thuế suất nhập khẩu còn tạo ra giá trị ở chỗ là tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu trong khối. 12 nước đối tác thay vì lựa chọn bạn hàng nhập khẩu ngồi khối sẽ ưu tiên cho các nước trong khối TPP hơn, từ đó thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Điều này sẽ góp phần tạo nên thành cơng của Hiệp định TPP – Hiệp định của thế kỷ 21, một Hiệp định có nội dung phức tạp và phạm vi điều chỉnh toàn diện.