3.3.1 .Giải pháp từ phía Chính phủ
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Để giải quyết các vấn đề về quy tắc xuất xứ, khơng chỉ mỗi hành động của chính phủ mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải có những biện pháp nhất định.
Thứ nhất là xây dựng phương án kinh doanh, cụ thể là phương án đối phó
với việc thiếu hụt nguyên vật liệu phục vụ hoạt động dệt may. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam kể cả tư nhân, nhà nước hay có vốn đầu tư nước ngoài nên chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất để tránh bất lợi khi giá cả và nguồn cung ứng nguyên liệu biến động. Khi giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng có thể dẫn đến sự
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tăng giá của sản phẩm dệt may cuối cùng, điều này có thể gây ra thay đổi trong cầu của thị trường nước ngoài về mặt hàng bị tăng giá. Hay trường hợp nguồn cung ứng nguyên liệu biến động, có nghĩa là khi bên cung cấp nguyên vật liệu giao hàng chậm, hoặc gặp trục trặc về chất lượng nguyên vật liệu, những điều này đều ảnh hưởng đến khả năng và uy tín của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng dệt may đáp ứng yêu cầu thị trường các nước. Để tránh quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược quy hoạch nguồn nguyên liệu, hướng tới nguyên liệu nội sẽ thay thế phần lớn nguyên liệu ngoại nhập. Khi đã chủ động được phần lớn nguyên liệu, ngành dệt may sẽ chủ động thực hiện các đơn hàng đã đàm phán với các đối tác. Các doanh nghiệp cần khẩn trương triển khai dự án trồng bơng vải theo mơ hình trang trại thay thế phương thức trồng bông phân tán trong các hộ dân để nguồn nguyên liệu được sản xuất và cung ứng ổn định. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh việc triển khai các dự án sản xuất xơ sợi. Hiện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã triển khai dự án đầu tư nhà máy có cơng suất 120 tấn/năm, Việt Nam có thể chủ động khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu sản xuất các mặt hàng vải pha visco để tạo ra các loại thời trang yêu cầu rủ, mát, mềm mại và bóng hơn. Dự án này sẽ phát triển khoảng 5.000 ha vùng trồng cây nguyên liệu, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, để việc triển khai dự án hiệu quả, Vinatex cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các địa phương, nơi triển khai dự án trồng nguyên liệu, sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan.
Thứ hai, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. Trong chuỗi giá trị
toàn cầu của ngành dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất phương thức CMT, muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (Original Design Manufacture - ODM) hay sản xuất nhãn hiệu gốc (Own Brand Manufacture - OBM). Để có thể chuyển dần lên các mơ hình sản xuất ở cấp độ cao hơn, thốt khỏi tình trạng gia cơng và tăng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp nên tính đến việc đổi mới, cải tiến trang thiết bị, các máy móc, cơng cụ để phục vụ cho các khâu thiết kế gốc, thiết kế nhãn hiệu, hay đơn giản là khâu cắt may được nhanh chóng, thuận lợi, đạt năng suất cao. Để đón đầu TPP – hiệp định với các đối tác lớn như Hoa Kỳ,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có biện pháp nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo khi mở cửa thị trường cung sẽ đáp ứng đủ cầu. Theo dự báo của VITAS cũng như các nhà kinh tế Hoa Kỳ, khi TPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tăng lên rất cao. Dự báo sẽ trở thành sự thật nếu các doanh nghiệp dệt Việt Nam sản xuất được đủ hàng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quy tắc xuất xứ; và để làm được điều đó việc mở rộng sản xuất, đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… là những điều cần thiết phải làm ngay từ bây giờ.
Thứba, chủ động nguồn nhân lực để giảm bớt khó khăn do sự biến động của
nguồn nhân lực, đồng thời tập trung chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có tay nghề. Với thực trạng hiện tại của ngành dệt may gia công là chủ yếu kèm với các công đoạn sản xuất được chuyên mơn hóa, cơng nhân dệt may thường chỉ đảm nhận một công đoạn cụ thể; điều này có thể dẫn đến sự thành thạo ở cơng đoạn này nhưng lại thiếu khả năng làm việc ở công đoạn khác. Nếu cơng nhân có điều kiện được đào tạo định kỳ vềcác nghiệp vụ chung cũng như nghiệp vụ mang tính chất chun mơn, đồng thời được bồi dưỡng và hướng dẫn thêm về các nghiệp vụ khác nữa thì chất lượng nguồn nhân lực ngành dệt may Việt Nam sẽ được nâng cao, đủ điều kiện đáp ứng những thay đổi trong ngành. Ngoài việc đào tạo về chuyên mơn thì các buổi hội thảo, hướng nghiệp cũng cần thiết để cơng nhân có thêm thơng tin về thị trường trong nước và quốc tế. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam, yêu cầu sản phẩm chất lượng và thị trường các nước nhập khẩu là những vấn đề mà các cơng nhân dệt may nên có những hiểu biết nhất định. Quy tắc xuất xứ khắt khe trong các FTA từ đó mà cũng trở nên nhẹ nhàng hơn với ngành dệt may, vì nguồn nhân lực của Việt Nam sẵn sàng đối phó với những quy định, quy tắc hạn chế về xuất xứ. Vấn đề nhân lực – vấn đề then chốt mà được giải quyết thì sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng về thách thức từ TPP.
Cuối cùng, tích cực trong việc cung cấp thơng tin cho đồn đàm phán. Như đã phân tích ở giải pháp từ phía chính phủ, thơng tin là yếu tố quan trọng mà các bên liên quan phải nắm rõ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn bắt kịp thơng tin, tình hình đàm phán thì phải dựa vào chính phủ; cũng như chính phủ muốn có đóng góp, gợi ý để đưa ra hướng đàm phán thì phải dựa vào doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may khơng chỉ dừng lại ở việc thu nhận thơng tin mà cịn
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
phải cung cấp thơng tin cho phía chính phủ để hai bên phối hợp và thống nhất với nhau. Cụ thể, doanh nghiệp có thể thơng qua VCCI hỗ trợ đồn đàm phánbằng cách chuyển những ý kiến đóng góp, suy nghĩ, trăn trở, hướng đàm phán. Cần tăng cường tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm mà một bên là doanh nghiệp dệt may, một bên là các cơ quan đại diện Nhà nước để doanh nghiệp chủ động trao đổi ý kiến, học hỏi lẫn nhau hoặc trăn trở của họ được phía Nhà nước giải đáp.
Mong rằng với những giải pháp được nêu ra ở trên sẽ phần nào giúp nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sẵn sàng, tự tin hơn khi tham gia Hiệp định TPP. Vẫn biết quy tắc xuất xứ hiện là rào cản lớn trong việc gia nhập, nhưng với sự chuẩn bị, chung sức, đồng lịng của chính phủ, cơ quan bộ ban ngành liên quan và các doanh nghiệp dệt may; Việt Nam có thể hy vọng về một kết quả tích cực mà TPP sẽ mang lại.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
KẾT LUẬN
Đàm phán TPP hiện nay là một trong những cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với tỷ trọng GDP của các nước tham gia chiếm khoảng 40% GDP tồn cầu. Với quy mơ 12 nước có nền kinh tế lớn như vậy, vấn đề đàm phán bao giờ cũng rất phức tạp. Cho đến nay, tất cả các nước tham gia đã đi đến giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán. Đặc biệt, tại cuộc gặp của lãnh đạo các nền kinh tế bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vừa qua, lãnh đạo các quốc gia thành viên TPP đã đưa ra một số định hướng để có thể kết thúc Hiệp định này trong khoảng thời gian sớm nhất. Các quốc gia đều đang nỗ lực làm việc theo đúng chỉ đạo của các lãnh đạo cấp nhà nước đưa ra để có thể hồn thành việc đàm phán về kỹ thuật trong khoảng thời gian quý I hoặc đầu quý II/2015, từ đó sớm có thể trình nội dung này lên cấp lãnh đạo nhà nước quyết định.
Quy tắc xuất xứ hàng dệt may cũng đang trong quá trình đàm phán giữa các nước đối tác mà các bên chính là Hoa Kỳ và Việt Nam. Dựa vào những quy định khắt khe về nguyên phụ liệu đầu vào cũng như hàm lượng giá trị khu vực cao khiến cho Việt Nam chưa thể nhất trí hồn tồn. Để đàm bảo lợi ích các bên, nhiều vịng đàm phán diễn ra nhằm đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất cho vấn đề này, và kết quả là cũng đã có những bước tiền nhất định kể từ khi danh mục nguồn mục ngắn hạn được thêm vào bộ quy tắc xuất xứ.
Từ những tìm hiểu và phân tích về quy tắc xuất xứ dự kiến của TPP cũng như thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may, khóa luận đã đưa ra một số cơ hội và thách thức mà Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai. Nếu Việt Nam gia nhập sân chơi TPP, chấp nhận yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ thì việc tăng giá trị xuất khẩu, tận dụng được các yếu tố về chi phí nguyên liệu nhập khẩu cũng như chuỗi giá trị, hay phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ, thu hút đầu tư nước ngồi là những cơ hội mà ngành dệt may có được. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ phức tạp khó thực hiện, kèm theo những bất lợi mà Việt Nam gặp phải để có thể thực hiện thỏa thuận là những thách thức lớn cho ngành dệt may.
Ở chương 3, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp chung cho chính phủ và doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhằm tối ưu hóa cơ hội và cắt giảm yếu tố tiêu cực
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
từ thách thức. Cân nhắc phương án đàm phán hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nước; cung cấp đầy đủ thông tin, liên tục cập nhật kết quả đàm phán của hiệp định là điều mà Nhà nước cần thực hiện. Ngồi ra, để đón đầu TPP, chính phủ Việt Nam cũng nên có những chính sách chủ động như phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để khắc phục những yếu kém của ngành dệt may, tạo đà cho sự việc phát triển ngành dệt may trong tương lai. Về phía doanh nghiệp, chú trọng đầu tư, mở rộng và phát triển cơ sở sản xuất, trang thiết bị; đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất là việc ưu tiên cần làm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nên xây dựng phương án kinh doanh hợp lý nhằm phát huy thế mạnh, giảm bớt yếu kém. Các vấn đề về phát triển nguyên vật liệu đầu vào nên được chú trọng, tập trung; cần có nhiều nữa các ưu đãi cho doanh nghiệp trồng bông và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ. Cuối cùng là về nguồn nhân lực, doanh nghiệp nên triển khai các biện pháp giáo dục, đào tạo định kỳ cho công nhân, nâng cao tay nghề và khả năng làm việc hiệu quả.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brock R. Williams, Ian F. Fergusson, Coordinator, Mark A. McMinimy ,2013, Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and
Economic Analysis,Congressional Research Service, Washinton DC.
2. David Vanzetti and Pham Lan Huong, 20/6/2014, Rules of origin, labour standards and the TPP, 17th Annual Conference on Global Economic
Analysis June 18-20, 2014 Dakar.
3. Deborah Elms, 2012, Getting from Here to There: Stitching Together Goods
Agreements in the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement, S.
Rajaratnam School of International Studies Singapore.
4. Henry S. Gao, 2013, From the P4 to the TPP: Transplantation or Transformation, Singapore Management University.
5. Ian F. Fergusson, Mark A. McMinimy, Brock R. Williams, 2015, “The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress”,
Congressional research service.
6. Michaela D. Platzer, 2014, U.S. Textile Manufacturing and the Trans-Pacific
Partnership Negotiations, Congressional Research Service.
7. Petri, Michael G. Plummer and Fan Zhai, 2011,The Trans-Pacific
Partnetship and Asia – Pacific Integration: A Quantiative Assessment, East –
West Center, Hawai.
8. Peterson Institiute for International Economics, 2012, The Trans-Pacific
Partnership and Asia-Pacific Integration: Policy Implications, number
PB12-16.
9. William H. Cooper, 2014, Free Trade Agreements: Impact on U.S. Trade and Implications for U.S. Trade Policy, Federal Publications.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
11. Phạm Minh Đức, 8/2014, “Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh Thực
hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, Hội thảo VCCI tại
Hà Nội TP HCM và Đà Nẵng.
12. Vũ Xuân Hưng, 11/2013, Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong một số FTAs Hoa
Kỳ đã ký kết, dự đốn xu thế quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP, VCCI.
13. Nguyễn Thị Cẩm Loan, 11/2013, Chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam trước thềm TPP, Tạp chí khoa học Trường đại học An Giang ISSN 0866 -
8060 – quyển 2, trang 72-78.
14. Stefano Inama, Ho Quang Trung, Tran Ba Cuong, Phan Sinh, 2011, Báo cáo
đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Giai đoạn III (EU-Việt
Nam MUTRAP III).
15. Bùi Văn Tốt, 4/2014, “Báo cáo ngành dệt may”.
16. Nguyễn Thị Thanh, 2014, VIETNAM in the TPP negotiations and challenges
it may face, University of Barcelona.
17. Bộ Công Thương, 2011, Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN và Hàn
Quốc (AKFTA), NXB Công Thương, Hà Nội.
18. Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 3/2013, “TPP: Cơ hội và thách thức cho ngành
dệt may Việt Nam”
19. Hồ Tuấn, 2008, Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận
chuỗi giá trị, Tạp chí Cơng nghiệp, Số 9/2008.
20. Lê Xuân Trường, 2014, Xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan: xu thế
tất yếu của quá trình hội nhập, tạp chí tài chính số 6 (596)/2014.
21. Phạm Thị Hồng Yến, 2/2014,Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong Hiệp
định TPP, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 55, Trường Đại học Ngoại Thương
22. Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Khuyến nghị lần
thứ 2 về phương án đàm phán cụ thể trong TPP, Hà Nội.
23. Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Khuyến nghị
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
24. Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), 2012, Khuyến nghị chính
sách của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phương án đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – Chương Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
25. ASEAN – Korea Free Trade Area, Rules of origin,
http://akfta.asean.org/index.php?page=rules-of-originngày truy cập
15/4/2015.
26. Association of Southest Asian Nations, Rules of origin for the CEPT Scheme
for AFTA, http://www.asean.org/communities/asean-economic- community/item/rules-of-origin-for-the-cept-scheme-for-afta ngày truy cập
16/4/2015.
27. Export.gov, US – Chile Free Trade Agreement: Using the Rules of Origin to
Qualify your Product,