Đánh đổi nhằm đạt được thỏa thuận về quy tắc xuất xứ có lợi cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 66 - 69)

3.2 Thách thức

3.2.3 Đánh đổi nhằm đạt được thỏa thuận về quy tắc xuất xứ có lợi cho Việt Nam

Trong số 12 nước tham gia đàm phán, Việt Nam là nước yếu thế hơn cả về thực lực lẫn kinh tế. Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng để có hưởng lợi ích thực sự từ TPP. TPP đặt chất lượng lên hàng đầu và không có sự ưu tiên cho thành viên nào cả (khơng như WTO), tất cả các thành viên được đối xử bình đẳng trong sân chơi. Nếu khơng có sự chuẩn bị từ xa thì rất có thể lợi từ hoạt động xuất khẩu thì ít mà phải đánh đổi thì nhiều.

Thứ nhất là khi mức thuế nhập khẩu giảm, hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với việc cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ, Nhật Bản có thương hiệu và chất lượng cao. Thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15 - 20%/năm, nhưng phần lớn doanh nghiệp trong nước chỉ chú trọng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp được xem có chỗ đứng trên thị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trường nội địa cũng chỉ sản xuất sản phẩm với chất lượng trung bình, khơng thể so sánh với các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài.Khi tham gia TPP, đồng nghĩa với việc Việt Nam chấp nhận đánh đổi giữa việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước đối tác với nguy cơ mất dần thị phần của phân khúc hàng trung bình khá và cao cấp của Việt Nam trong thị trường nội địa. Đặc biệt hàng hiệu của các nước Hoa Kỳ, Nhật nhưng đang sản xuất tại nước thành viên TPP như Malaysia, Peru, Mexico, Chile… sẽ nhập khẩu mạnh vào Việt Nam với giá hoàn toàn rẻ hơn hiện nay.

Thứ hai là sự phát triển và mở rộngngành công nghiệp dệt may đi kèm với nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường do sản phẩm thải ra từ các công đoạn sản xuất. Bụi, tiếng ồn, nhiệt dư, chất thải rắn, khí thải và nước thải từ hoạt động sản xuất dệt may là những yếu tố tác động xấu đến khơng khí và nguồn nước; nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường. Bài toán đặt ra với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là ngoài việc đầu tư thêm nhà máy, trang thiết bị sản xuất hàng dệt may còn phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nước thải nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo cuộc sống cho dân sinh. Việc phát triển thêm các nhà máy hay hệ thống xử lý nước thải không phải dễ thực hiện vì ngồi việc mất thêm một khoản chi phí lớn thì doanh nghiệp Việt Nam cịn phải nghiên cứu cơng nghệ nào xử lý chất thải từ công đoạn nào. Ví dụ xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đạt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng nhằm loại bỏ các thành phần như nhiệt độ, độ màu, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng.Từ đây lại thêm vấn đề mới xuất hiện đó là nguồn nhân lực, đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu về việc xử lý chất thải và các chi phí nghiên cứu, đào tạo.

Thứ ba là việc đầu tư ồ ạt từ các nước đối tác có thể dẫn đến nới rộngkhoảng cách giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, cảnh báo nguy cơ tụt lại sau của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 15% trong cơ cấu doanh nghiệp nhưng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 10,7 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Giá trị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đạt 7,3 tỷ USD, thấp hơn 3,4 tỷ USD so với doanh nghiệp FDI.

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Mặc dù hiện tại TPP chưa đến hồi kết nhưng đã có rất nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kôngđầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và khơng như các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu. Rõ ràng, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, cơng nghệ lẫn thị trường đang bỏ xa các doanh nghiệp trong nước. Theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, thách thức lớn nhất của việc tham gia TPP là làm thế nào xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu. Nếu không chuẩn bị tốt, rất có thể Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất hàng hóa của những nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục làm gia công cho họ như trong thời gian qua.

Với những dự báo tích cực từ TPP về kim ngạch xuất khẩu cũng như việc tận dụng nhiều ưu đãi từ TPP, liệu những lợi ích thu được có lớn hơn những chi phí và đánh đổi này khơng. Đây là câu hỏi lớn cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Được và mất của xuất khẩu dệt may trong TPP vẫn chưa đi đến hồi kết.

2.1 2.8 4.2 5.3 5.4 6.8 8.5 9 10.7 2.7 3.1 3.6 3.9 3.6 4.4 5.5 6.1 7.3 0 5 10 15 20 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Dệt may Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức trong đàm phán và cũng đang nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía Hiệp hội nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ. Vì hơn ai hết, chính người tiêu dùng Mỹ sẽ được lợi khi hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ được hưởng thuế suất ưu đãi.

Câu hỏi đặt ra liệu sau khi chấp nhận quy định về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu sang các nước thành viên, đặc biệt là Hoa Kỳ hay khơng. Hay vì những rào cản về nguyên liệu đầu vào lại khiến cho hàng dệt may Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến việc giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu sang các nước nội khối TPP.

3.3 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm tối ưu hóa cơ hội và hạn chế, vượt qua thách thức

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)