Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ TQM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 31)

5 .Các hệ thống quản lý chất lượng thường được sử dụng trên thế giới

5.6 Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ TQM

TQM (Total Quality Management) là phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự cải tiến không ngừng chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty cũng như lợi ích cho xã hội.

Mục tiêu của TQM là khơng ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để thỏa mãn ở mức cao nhất cho phép nhu cầu của khách hàng. TQM đã được nhiều công ty áp dụng và đã trở thành ngôn ngữ chung trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Đây được coi như là một trong những công cụ quan trọng giúp các nhà sản xuất vượt qua được các hàng rào kỹ thuật trong Thương mại thế giới (Technical Barrieres to International Trade-TBT).

Một số đặc điểm của hệ thống này là Chất lượng là số một, định hướng không phải vào người sản xuất mà vào người tiêu dùng. Sự quản lý phải dựa trên tinh

hàng của quá trình trước; Đảm bảo thơng tin và xem thống kê là một công cụ quan trọng; Quản lý theo chức năng và hội đồng chức năng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá khôn ngoan trong việc lựa chọn áp dụng ISO 9000 và TQM sao cho phù hợp và hiệu quả. Trước khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp đều hiểu rõ những đặc điểm của hệ thống và xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng cần phấn đấu để lựa chọn mơ hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình. Theo các chuyên gia chất lượng thì ISO 9000 dựa trên các hợp đồng và nguyên tắc đề ra, là mơ hình quản lý chất lượng từ trên xuống, trong khi TQM dựa vào lòng tin, trách nhiệm và sự đảm bảo bằng hoạt động của nhóm chất lượng, là hệ thống gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên. Trong khi ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản thì TQM là sự kết hợp sức mạnh của tất cả để tiến hành các hoạt động cải tiến và hoàn thiện liên tục nhằm tạo nên các chuyển biến lớn Một số điểm kahsc nhau giữa 2 hệ thống được liệt kê dưới đây bởi các chuyên gia có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ và có những quyết định đúng đắn.

TQM ISO 9000

- Tăng cảm tình của khách hàng - Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng - Tạo ra SP có chất lượng tốt nhất

- Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn)

- Là sự tự nguyện của nhà sản xuát

- Giảm khiếu nại của khách hàng - Hệ thống nhằm duy trì chất lượng - Khơng có sản phẩm khuyết tật

- Phịng thủ (khơng để mất những gì đã có)

- Là u cầu của khách hàng

Bảng 1.1. So sánh TQM và ISO 9000

Từ bảng so sánh trên có thể rút ra rằng, các cơng ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này. Đối với các công ty nhỏ chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hồn thiện và làm sống động bằng TQM. Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000.

6. Quy định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)