Nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của hệ thống kiểm tra chất

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 79)

2.1 .Về phía Nhà Nước

2.1.1 Nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của hệ thống kiểm tra chất

lượng quốc gia, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tổ chức có liên quan

Hệ thống kiểm tra chất lượng quốc gia sẽ là kênh đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngồi tìm đến khi muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Một hệ thống kiểm tra thiếu đồng bộ và có nhiều kẽ hở, đồng nghĩa với việc khơng có

nhiều rào cản kỹ thuật, sẽ là cơ hội để các nhà xuất khẩu thâu tóm thị trường nội địa. Xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng từ xa nhằm ngăn chặn sự thâm nhập và lưu thơng trên thị trường các hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, khơng đảm bảo an tồn, vệ sinh và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây cũng chính là nội dung chính trong dự án 2 thuộc đề án TBT giai đoạn 2011-2015 được Bộ Công Thương ban hành trong tháng 2 năm 2012. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp lý hóa và nâng cao chất lượng hệ thống kiểm tra cấp quốc gia để khiến các tiêu chuẩn củaViệt Nam có đủ uy tín và thuyết phục đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Vấn đề của Việt Nam là hiện nay có quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra của hệ thống cho cùng một sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như Chi cục thú y, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm y tế dự phòng... đối với mặt hàng thủy-hải sản. Sự chồng chéo và không đồng nhất có thể gây ra tình trạng khó kiểm sốt các mặt hàng nhập khẩu, khiến việc xử lý vi phạm cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, một hệ thống kiểm tra với các tiêu chuẩn chính xác, cơng khai và hợp lý sẽ giúp hạn chế nhập khẩu và sẽ là cơ sở cho việc sử dụng các rào cản kỹ thuật một cách hiệu quả. Nhất thiết phải có sự tham gia của Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và một số các ban ngành liên quan, cùng nhau tìm hiểu mức độ thiệt hại của thị trường nội địa bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài để xây dựng những hàng rào kỹ thuật không vi phạm luật hội nhập mà vẫn bảo vệ thị trường nội địa, tránh những cú sốc lớn về kinh tế từ trong và ngồi nước, hạn chế tối đa các ảnh hưởng về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

2.1.2 Chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động hài hịa tiêu chuẩn hóa và cơng nhận lẫn nhau

Càng ngày xu hướng các quốc gia chuyển dịch sang các rào cản phi thuế quan ngày càng mạnh mẽ và phổ biến. Chính vì vậy, một trong những cách được coi là hiệu quả nhất trong tạo tính thuyết phục và uy tín trong việc sử dụng các rào cản kỹ thuật đó là tham gia vào hoạt động hài hóa tiêu chuẩn hóa và cơng nhận lẫn nhau. Điều này thể hiện thiện chí của Việt Nam trong vai trị là nước nhập khẩu.

Bản chất của hoạt động thừa nhận lẫn nhau là việc hai hay nhiều nước chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng và kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa với các tiêu chuẩn liên quan đã được thỏa thuận và thống nhất từ trước. Thông thường, các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau sẽ được xem xét kỹ càng và được ký kết bởi hai quốc gia (MRA song phương) hoặc giữa nhiều quốc gia (MRA đa phương). Năm 1992 Canada chấp nhận các tiêu chuẩn khí thải ơ tơ của Hoa Kỳ nhằm giúp các nhà sản xuất ơ tơ của mình đạt được tính hiệu quả theo quy mơ, tránh việc tách thành hai dây chuyển sản xuất riêng cho tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Thụy Sĩ cũng có thể xâm nhập và lưu hành ở EU tương tự hàng hóa sản xuất tại EU thơng qua MRA.Có thể thấy, việc tham gia ký kết MRA rất có lợi cho Việt Nam trong sử dụng các rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ thị trường nội địa. Một trong 3 nội dung chính của MRA đó là trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều quốc gia có cùng sự quan tâm (các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật...). Nhờ đó, Việt Nam có thể chủ động tiếp nhận thơng tin và cập nhật tinh hình sử dụng các rào cản kỹ thuật của các quốc gia trên thế giới, từ đó có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn trong hệ thống kiểm tra chất lượng cho phù hợp và rút ra các bài học kinh nghiệm một cách kịp thời. Càng ngày càng có nhiều quốc gia nhận ra tầm quan trọng của MRA và coi đó như một phương tiện để tăng hiệu quả trong tìm hiểu các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm sử dụng rào cản kỹ thuật hiệu quả. Việt Nam đã tham gia ký kết MRA của Hợp tác châu Á- Thái Bình Dương về Cơng nhận phịng thử nghiệm- APLAC, Chương trình đo lường châu Á- Thái Bình Dương- APMP, Ủy ban tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và chất lượng ACCSQ... và bước đầu nhận được một số các lợi ích từ hoạt động này. Chính vì vậy, trong tương lai, Việt Nam nên đẩy mạnh việc tham gia MRA đa phương. Tuy nhiên, song song với việc tham gia ký kết MRA, Việt Nam cũng cần thực hiện tốt hài hịa tiêu chuẩn hóa. Đây được hiểu là cách làm cho các tiêu chuẩn khác nhau trở nên hoàn toàn tương đương hoặc tương đương hoặc ít ra cũng gần như tương đương với nhau cả về cấu trúc và nội dung kỹ thuật. Điều này giúp các tiêu chuẩn của Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn hiện đại,là cơ sở giúp theo kịp các rào cản kỹ thuật phổ biển trên thế giới. Ở Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trực thuộc

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thực hiện hoạt động tiêu chuẩn hóa. Theo thống kê, tỷ lệ tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực mới đạt được con số khiêm tốn khoảng gần 30%. Bởi vậy, Việt Nam cần phải nỗ lực tham gia tích cực vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế, giúp hồn thiện nhanh chóng hệ thống Tiêu chuẩn Đo lường cấp địa phương và địa phương, tạo uy tín trong việc sử dụng các rào cản kỹ thuật đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn của thị trường các nước phát triển với vai trò là nước nhập khẩu.

2.1.3.Đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác thị trường ngách, hỗ trợ làm chủ thị trường và tập trung cho hoạt động bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Một trong các nguyên nhân khiến việc sử dụng rào cản kỹ thuật không hiệu quả đối với các nhà xuất khẩu nước ngồi đó là khả năng cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Thực tế là các SMEs Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn yếu đã để thị phần rơi vào tay một số các doanh nghiệp xuất khẩu. Như một hệ quả, việc các nhà xuất khẩu nhanh chóng thâu tóm và lũng đoạn thị trường khiến tính hiệu quả của các rào cản kỹ thuật giảm sút đáng kể. Chính vì vậy, đầu tư vào các doanh nghiệp SMEs tiềm năng tại Việt Nam được coi là một biện pháp có hiệu quả lâu dài. Bởi, một khi các doanh nghiệp SMEs được Nhà Nước đầu tư và quan tâm đúng mức để phát triển các thị trường ngách nhằm làm chủ thị trường và “đón đầu” các doanh nghiệp xuất khẩu. Một trong các biện pháp được đề xuất đó là một mặt tập trung cho hoạt động sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sở hữu trí tuệ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, tận dụng những cơ hội cũng như đối mặt được với những thách thức trong quá trình cạnh tranh, mặt khác đẩy mạnh những ưu điểm trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng, khuyển khích “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để giúp các doanh nghiệp nội địa dần làm chủ thị trường nước nhà. Cụ thể hơn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ cần thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có sự thống nhất và hỗ trợ của Bộ Công Thương, các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan,

đồng thời giám sát thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

2.1.4.Tìm kiếm sự ủng hộ trong việc sử dụng các rào cản kỹ thuật từ các quốc gia thành viên trong các tổ chức thương mại thông qua tăng cường hợp tác quốc tế

Thực trạng sử dụng rào cản kỹ thuật đã cho thấy nhiều nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện rào cản kỹ thuật của mình do gặp phải các ý kiến phản đối của các quốc gia khác. Trong tương lai, Việt Nam sẽ cịn gặp rất nhiều khó khăn bởi hiện là quốc gia đang phát triển, tiềm lực hạn chế, chưa có tiếng nói lớn trên thế giới. Chính vì vậy, việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên cùng tham gia các tổ chức thương mại là việc làm cẩn thiết để tránh những cú sốc lớn lên nền kinh tế nội địa, đồng thời giảm bớt những tác hại tiêu cực lên tình hình chính trị và xã hội của đất nước bởi việc sử dụng các rào cản kỹ thuật. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác quốc tế còn đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam trong vấn đề rào cản kỹ thuật. Việc tham gia vào các chương trình hỗ trợ của các thị trường lớn sẽ giúp chính phủ Việt Nam tận dụng các cơ hội và ưu đãi đến từ các thị trường này. Điển hình là “Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam EURO- TAPVIET” (trong đó có nội dung về rào cản kỹ thuật) cùng sự thành lập của quỹ SMEDF đã đem đến cho Việt Nam rất nhiều lợi ích. Việt Nam sẽ nhận được các ưu đãi về công nghệ thông tin, giải quyết tranh chấp, nguồn lực, tài chính (các khoản vay trung và dài hạn) để phát triển nền kinh tế nội địa, trong đó có liên quan đến việc sử dụng rào cản kỹ thuật. Việc tham gia vào các chương trình hỗ trợ và hợp tác kinh tế này cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu sâu và rộng hơn về những chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 1400, HACCP... Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các đề xuất phù hợp rút ra từ thực tế cho Nhà nước. Đây là biện pháp giúp tận dụng và khai thác các cơ hội đến từ hợp tác kinh tế trong tăng tính hiệu quả của sử dụng rào cản kỹ thuật. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy trong các vụ tranh chấp về thương mại, khi một bên có sự hỗ trợ từ các nguồn lực nước ngồi thì các phán quyết cuối cùng thường có lợi cho bên đó.

2.1.5.Học tập kinh nghiệm của các nước khác trong việc sử dụng rào cản kỹ thuật; xây dựng kênh thông tin cung cấp đầy đủ, kịp thời về rào cản kỹ thuật.

Trên thực tế, Việt Nam hồn tồn có thể học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đã thực hiện các rào cản kỹ thuật lên các sản phẩm xuất khẩu của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tìm ra các giải pháp từ các nước có điều kiện phát triển tương tự với Việt Nam trong khu vực ban đầu thành công trong sử dụng rào cản kỹ thuật như Thái Lan, Indonexia, Phillipin... Tất nhiên Nhà nước cần tránh việc học hỏi máy móc, khơng linh hoạt. Bởi có thể cùng một mặt hàng, nhưng 2 nước khác nhau sử dụng các quy định hồn tồn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau (như ví dụ về Australia và các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất ở trên). Không phải các rào cản này hiệu quả ở môi trường nước khác cũng sẽ trở nên hiệu quả như vậy khi triển khai ở Việt Nam. Việc căn cứ vào đặc điểm thị trường nội địa của nước mình và tóm ra các mơ hình, chính sách, quy định phù hợp nhất để áp dụng là việc làm vơ cùng cần thiết.

Một số động thái tích cực mà chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện, đó là cho triển khai một số mơ hình sử dụng rào cản kỹ thuật mẫu học tập từ các nước với những thay đổi dựa trên nguồn lực thực tế của đất nước. Gần đây, Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch tạo chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất với nhà cung cấp nội địa nhằm phát huy tối đa hiệu quả của rào cản kỹ thuật thương mại. Một số nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng của Việt Nam được xây dựng nằm cạnh các nhà máy sản xuất lắp ráp. Đồng thời, Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu đẩy mạnh ưu tiên việc cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành khi hình thành một liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Đây được coi là một sự học hỏi của Việt Nam từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, các mơ hình vẫn cịn một số các thiếu sót khi việc thực hiện do đi chệch khỏi những mục tiêu ban đầu. Hiện nay, trang thơng tin điện tử của Văn phịng TBT Việt Nam cũng đang đóng vai trị như một cổng thơng tin cung cấp về rào cản kỹ thuật. Tuy nhiên, hệ thống này cịn thiếu một số các tính năng tích hợp như khơng có cơ chế quản lý văn bản, thơng tin pháp luật, các thơng báo thay đổi quy định chính sách, đồng

thời thiếu sự tương tác với người sử dụng, các nội dung thống kê chưa được cập nhật một cách đầy đủ, chưa có tính hệ thống... Ngồi ra hầu hết các Bộ và Tỉnh thành trong cả nước đều coi Văn phòng TBT Việt Nam như đầu mối kết nối thông tin, do vậy việc xây dựng một hệ thống thông tin với cơng nghệ hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cả phía Nhà Nước và các Doanh nghiệp. Nói cách khác, một điểm kết nối và truy cập thông tin trên diện rộng, cũng như điểm hỏi đáp về các quy định tiêu chuẩn mới cũng như những xu hướng sử dụng rào cản kỹ thuật đang phổ biến... sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện bám sát mục tiêu thực hiện ban đầu, có những điều chỉnh thay đổi hợp lý, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong phân tích, dự báo và đưa ra các quyết định. Về điều này, Trung Quốc đã làm rất tốt hoạt động xây dựng điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Điểm TBT). Điểm TBT Trung Quốc có 15 nhân viên, chia thành 3 phịng làm các nhiệm vụ khác nhau: Phòng nghiên cứu về TBT, Phịng hỏi đáp và thơng báo về TBT và Phịng mạng lưới thu thập và tiếp nhận các thông báo TBT từ các nước thành viên khác. Xét một cách tổng quát, với đội ngũ cán bộ trình độ cao, được trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến cùng với nguyên tắc quản lý cùng quy trình làm việc theo mơ hình các tập đồn đa quốc gia, Điểm TBT Trung Quốc được coi là khá thành công so với những mục tiêu đặt ra ban đầu: đạt 185 thông báo TBT vào năm 2008, tăng khoảng 10 lần so với năm 2002 (18 thơng báo), và nếu tính riêng năm 2008, số thơng báo của Trung Quốc đã chiếm khoảng hơn 15% tổng số các thông báo từu các nước thành viên WTO. Với một số những đặc điểm chung, Việt Nam hồn tồn có thể học hỏi rất nhiều các bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng Điểm TBT của Trung Quốc.

2.1.6 Kiểm soát hàng nhập lậu nhằm phát huy tối đa hiệu quả việc sử dụng các rào cản kỹ thuật

Có một thực tế là dù phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” mấy năm qua có tác động lớn đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng nhưng chủ yếu mới có hiệu quả đối với người tiêu dùng khu vực thành thị với hệ thống phân phối đa dạng và rộng lớn. Trong khi đó ở khu vực nơng thơn, tình trạng tràn lan hàng lậu, hàng kém chất lượng xảy ra rất phổ biến. Không chỉ gây chảy máu

ngoại tê, thất thu ngân sách, đây cũng là nguy cơ lớn đối với hàng hóa sản xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)