4 .Thực trạng sử dụng rào cản kỹ thuật tại một số các quốc gia khác
5. Một số tác động của sử dụng rào cản thương mại lên thị trường nội địa
5.2 Những tác động tiêu cực
Trên thực tế, việc sử dụng các rào cản kỹ thuật không phải lúc nào cũng đem lại các tác động như mong đợi đối với thị trường nội địa của những nước đặt ra chúng. Ngược lại, sử dụng các rào cản kỹ thuật không hợp lý luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về những tác động tiêu cực đến thị trường nội địa:
- Rào cản kỹ thuật sử dụng khơng hợp lý có thể gây thiệt hại cho thị trường nội địa, làm mất cân bằng thị trường. Việc chọn sai thời điểm và hình thức sử dụng rào cản kỹ thuật rất có thể sẽ trở thành một mối nguy hại lớn nếu thị trường nội địa khi đó khơng ổn định, gặp phải các yếu tố bất lợi từ bên ngoài hay các mối rủi ro khác chưa được giải quyết tồn diện. Mơi trường như vậy vừa làm giảm hiệu quả sử dụng rào cản kỹ thuật vừa có nguy cơ gây ra một cú sốc lớn cho thị trường nội địa, nhất là khi khơng có một phương án dự phịng nào để đối phó với những hậu quả có thể xảy đến. Nhiều chuyên gia nhận định việc nóng vội trong sử dụng rào cản kỹ thuật khi thị trường nội địa chưa sẵn sàng được coi như một sự khiêu chiến thiếu khơng ngoan và tiềm ẩn đầy rủi ro. Ngồi ra, việc sử dụng rào cản kỹ thuật quá nhiều làm hạn chế nhập khẩu trong khi chưa các ngành hàng trong nước chưa đủ mạnh để cung cấp đủ số lượng và chất lượng hàng hóa cho tồn thị trường nội địa thậm chí sẽ khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào hệ thống doanh nghiệp nước mình.
- Sử dụng rào cản kỹ thuật tràn lan, khơng kiểm sốt và thiếu minh bạch sẽ tạo ra mơi trường thương mại khơng thơng thống, gây bất lợi cho tiến trình tự do hóa thương mại trên phạm vi khu vực và thế giới, đồng thời khiến thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn, gây ra những ngăn chặn thương mai không cần thiết.
- Rào cản kỹ thuật có thể gây ra các tranh chấp thương mại. Đây được coi là một trong số những hệ quả phổ biến nhất có thể xảy ra khi việc sử dụng các rào cản kỹ thuật không theo mong muốn. Theo thông tin của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, đến nay WTO đã có tổng cộng hơn 400 tranh chấp thương mại, trong đó có 52 tranh chấp liên quan đến rào cản kỹ thuật trong thương mại (chiếm khoảng 10%). Với Việt Nam, mặc dù mới trở thành thành viên của tổ chức WTO gần 8 năm nhưng đã có 4 quan ngại về rào cản kỹ thuật về các sản phẩm rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm. Lý do được đưa ra từ các quốc gia khác chủ yếu liên quan đến vấn đề thiếu minh bạch, một số điểm chưa phù hợp, tính hạn chế vượt quá mức có thể chấp nhận được hoặc các quy định mâu thuẫn với Hiệp định TBT. Những hệ quả đến từ tranh chấp thương mại rất dễ có thể nhìn thấy. Việc tham gia vào các tranh chấp thương mại sẽ khiến các doanh nghiệp và quốc gia liên quan tốn thời gian, tiền bạc và công sức. Không chỉ thể, hệ quả nghiêm trọng nhất là việc bị WTO xử phạt với những bất lợi trong thương mại quốc tế. Thậm chí trong một số các tranh chấp đã được xét xử, WTO thậm chí cịn cho phép nước thắng kiện được thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại trả đũa nhằm vào quốc gia mà WTO cho rằng đã sử dụng rào cản kỹ thuật không hợp lý, thiếu minh bạch hoặc mang tính chất phân biệt đối xử. Khi đó, thị trường nội địa sẽ chịu những tác động trực tiếp và khó kiểm sốt từ những biện pháp trừng phạt thương mại này. Không chỉ vậy, một khi việc đặt ra các quy định tiêu chuẩn liên tiếp gặp các vấn đề sẽ khiến WTO nghi ngờ năng lực và đưa vào danh sách cần “lưu tâm”, đồng thời cũng làm giảm uy tín của quốc gia đó trong các nước thành viên, vơ hình chung tạo ra những khó khăn trong tương lai. Nói cách khác, việc sử dụng rào cản kỹ thuật thiếu hiệu quả và khơn khéo rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác quốc tế, cũng như tình hình chính trị, kinh tế, xã hội giữa các nước.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 1996 đến nay và định hướng đến năm 2020
Hiện nay nước ta ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới nhờ tích cực thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế trong khu vực và thế giới. Từ năm 1996 đến nay, tốc độ tặng xuất nhập khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng GDP. Đặc biệt nổi bật trong năm 2013, nước ta đạt 264,3 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu đạt 132,13 tỷ USD, tăng 15,4% và nhập khẩu đạt 132,12 tỷ USD, tăng 16,1%. Nếu như năm 1996 quan hệ trao đổi hàng hóa của Việt Nam với các quốc gia khác chỉ dừng lại ở con số gần 50 quốc gia trên thế giới thì đến hết năm 2014, con số này đã lên tới gần 250 quốc gia và vùng lãnh thơ. Chính vì vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng có những thay đổi đáng kể. Trong đó, theo thống kê của Hải Quan Việt Nam, trong nhóm các thị trường đạt kim ngạch trên 1tỷ USD xuất hiện những tên tuổi đối tác thương mại lớn và rất quan trọng của Việt Nam. Cụ thể có 3 thị trường xuất khẩu trên 10tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và 3 thị trường nhập khẩu trên 10tỷ USD, chiếm 52% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngồi các thị trường chính nêu trên, các quốc gia trong khu vực EU và khu vực ASEAN cũng đều là các đối tác quan trọng và lâu dài của Việt Nam.
Năm Tổng Xuất Nhập khẩu
Xuất khẩu Nhập khẩu
1996 18.399 7.256 11.143 1997 19.784 8.756 11.151 1998 20.818 9.324 11.494 1999 23.143 11.520 11.622 2000 30.084 14.449 15.635 2001 31.190 15.027 16.162 2002 36.439 16.706 19.733 2003 45.403 20.176 25.227 2004 58.458 26.504 31.954 2005 69.420 32.442 36.978 2006 84.717 39.826 44.891 2007 111.244 48.561 62.682 2008 143.399 62.685 80.714 2009 127.045 57.096 69.949 2010 157.075 72.237 84.839 2011 203.656 96.906 106.750 2012 228.310 114.529 113.780 2013 264.066 132.033 132.033
Bảng 3.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2013 (Đơn vị: Triệu USD; Nguồn: Tổng cục Hải quan 2013)
Số liệu thống kê sơ bộ gần đây nhất của Tổng cục Hải quan vào tháng 12 năm 2014 cũng cho thấy diễn biến và vị trí một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chính có sự thay đổi so với các giai đoạn trước đây. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại... Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch nhập khẩu lớn gồm Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; sắt thép...
Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chính của Việt Nam năm 2014 so với 2013 (Đơn vị: Tỷ USD; Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hình 3.2. Kim ngạch nhập khẩu 10 mặt hàng chính của Việt Nam năm 2014 so với năm 2013 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Về chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và định hướng đến 2020-2030, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Cơng thương, thử tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2471/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, nêu rõ quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, định hướng xuất nhập khẩu và đồng thời đưa ra một số
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 nêu rõ mục tiêu tổng quát là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2000 USD, và duy trì giữ vững sự cân bằng của cán cân thương mại. Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình qn 11-12%/năm trong thời kỳ 2011-2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030. Trong khi đó mục tiêu cụ thể cho tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cần thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình qn 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm. Định hướng xuất khẩu chung yêu cầu tập trung phát triển xuất khẩu theo mơ hình tăng trưởng bền vững và hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh mở rông quy mô xuất khẩu đồng thời chú trọng nâng cao giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, định hướng chung về xuất khẩu cũng bao gồm việc chú trọng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu và sản phẩm thân thiện với mơi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Về định hướng nhập khẩu, chiến lược nêu rõ cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu; chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, tập trung phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu đáp ứng các nhu cầu khác nhau; đồng thời cân nhắc nguồn lực đối với nhóm hàng máy móc thiết bị và cơng nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng này.
Chiến lược cũng đưa ra một số các biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu như phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển và mở rộng thị trường, tập trung phát triển nguồn nhân lực, kiểm soát nhập khẩu, đầu tư phát triển
chính sách tài chính tín dụng và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cùng vai trò hỗ trợ của hiệp hội ngành hàng.
2.Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam về vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa là việc làm vô cùng cần thiết hiện nay. Có một thực tế đang xảy ra khá phổ biến đó là các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường nhập khẩu gặp rất nhiều bất lợi từ các rào cản kỹ thuật, nhưng đồng thời cũng chịu rất nhiều thua thiệt ngay tại thị trường nội địa bởi thiếu những rào cản để bảo hộ ngành. Nói cách khác, trong khi hàng xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn từ các hàng rào kỹ thuật của các nước thì rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, có rất nhiều văn bản do Chính phủ hay các Bộ, Ban ngành liên quan ban hành mới chỉ đề cập đến các vấn đề của rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu, mà chưa có một quy định tiêu chuẩn cụ thể nào đối với các hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù Việt Nam đã tích cực thực hiện khá nhiều các nghiên cứu về Rào cản kỹ thuật thương mại ngay từ khi gia nhập WTO nhưng điều mới mới chỉ dừng lại ở việc giúp Việt Nam hoàn thành các nghĩa vụ cơ bản theo Hiệp định TBT của WTO, chứ chưa thật sự linh hoạt trong việc chủ động sử dụng và khai thác các lợi ích từ việc sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đề xuất những giáp pháp cho Việt Nam về sử dụng rào cản kỹ thuật trong vai trò nước nhập khẩu. Các giải pháp sẽ được đề xuất cho cả hai phía: Nhà Nước và Doanh nghiệp.