1 .Thực trạng sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ
1.2 Mặt hàng thủy sản
Mỹ là một nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới đồng thời cũng là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới (sau Nhật Bản), bởi vậy các quy định liên quan đến việc xuất nhập khẩu mặt hàng này rất được quan tâm. Theo luật, tất cả các thực phẩm nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của Luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về nhãn hàng và bao bì. Ngồi ra cịn có các quy định riêng của Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ. Ngoài hai cơ quan lớn chịu là Cơ
quan hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính khơng được mâu thuẫn với Hiến pháp của Liên bang.Ngoài ra, bên cạnh cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA và Cục Hải Quan Mỹ, Cơ quan thủy, hải sản quốc gia Mỹ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải Dương quốc gia, Bộ thương mại Mỹ cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng các quy định kiểm dịch về thủy sản. NMFS quản lý ngành cá ở Mỹ và cung cấp dịch vụ giám định chuyên ngành tự nguyện. Chương trình này cung cấp mơt loạt các dịch vụ giám định chuyên ngành nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm; đồng thời cung cấp các dịch vụ chứng thực,đánh giá và phân loại chất lượng sản phẩm.
Về một số đặc điểm của thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ, có thể thấy những năm qua, người tiêu dùng nước này ngày càng ưa chuộng sản phẩm thủy sản. Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thủy sản Mỹ là thâm hụt ngoại thương ngày càng lớn. Sự thâm hụt thương mại thủy sản khá đáng kể, tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1990 lên 3,9 tỷ USD năm 1996 và tăng đáng kể từ năm 1997 với 5,2 tỷ USD lên 7,8 tỷ USD vào năm 2003 đã cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thủy sản của nước này.Chính vì vậy, khi nhìn vào cấu trúc thị trường thủy sản nhập khẩu của Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một đặc điểm là chúng khá đa dạng.
Hơn một nửa lượng thủy sản tiêu dùng ở Mỹ có nguồn gốc nhập khẩu. Khoảng 1000 cơ sở chế biên trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Về các đối tác nhập khẩu, châu Á gồm các đại diện như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia chiếm 50% tổng lượng nhập khẩu, trở thành nơi cung cấp chính cho thị trường hải sản của Mỹ. Ngồi ra cịn có các đối tác nhập khẩu lớn khác là Ấn Độ và Canada.
Hình 2.2 Các nước xuất khẩu thủy sản chính sang Mỹ năm 2000-2003 (Đơn vị: Triệu USD)
Đối với trường hợp của Việt Nam, Mỹ là một trong ba thị trường xuất khẩu chính của tơm và cá da trơn của nước ta.
Hình 2.3. Khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra vào Mỹ 1996-2012 (Nguồn Gafin 2013)
Năm 2013, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, tăng 82,8% so với năm 2012. Cũng trong năm này, kim ngạch xuất khẩu hai loại mặt hàng thủy sản này sang thị trường Mỹ đạt khoảng 1,21 tỷ USD (theo VASEP, 2013).
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn và tôm của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2010-2013 (Đơn vị: Triệu USD- Nguồn VASEP)
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xuất khẩu tôm và cá da trơn sang Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là hệ thống rào cản kỹ thuật của Mỹ. Mặc dù thị phần xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng từ 5,2% năm 1996 lên 85,4% năm 2000 và 95,9% năm 2012 (Gafin, 2013), tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này đang có xu hướg chững lại trong giai đoạn 2010-2013, mà một trong sô các nguyên nhân đến từ các rào cản kỹ thuật.Thậm chí, hiện nay, một số lượng khơng nhỏ các sản phẩm tôm và cá da trơn của Việt Nam bị trả lại ngay tại các cảng giao hàng của Mỹ bởi không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định về yếu tố mơi trường và an tồn thực phẩm. Tổng giá trị trung bình tổn thất kim ngạch hằng năm do các vụ từ chối nhập mặt hàng này của Việt Nam lên tới gần 15 triệu USD/năm.
Bảng 2.3. Số lô hàng cá da trơn và tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại (Nguồn www.registrarcorp.com)
Bảng 2.4. Các ngun nhân chính của việc các lơ hàng cá da trơn và tơm bị cảnh báo bởi Mỹ (Nguồn www.registrarcorp.com)
Có thể thấy, mặc dù số lượng các lô hàng cá da trơn bị cảnh báo có xu hướng giảm nhưng con số đối với các lô hàng tôm bị cảnh báo vẫn ở mức cao (chủ yếu là do nhiễm chất salmonella).
Một trong những biên pháp rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ được áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam là việc cấm nhập khẩu cá catfish (cá tra, cá basa) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Hình 2.4. Phân loại Catfish theo Ngư học
Ban đầu, hiệp hội nuôi cá Catfish của Mỹ (CFA) nhận thấy các nhà sản xuất từ Việt Nam đã chiếm 20% thị trường cá file đông lạnh qua việc dùng nhãn mác dễ gây nhầm lần cho người tiêu dùng. Cá Catfish Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Mỹ dưới nhãn mác như “Delta Fresh” và “Cajun Delight”. Họ đánh giá đây là một trong những mối đe dọa đối với thị trường nội địa của nước mình. Theo như luật quy định thì các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký bởi Cục Hải quan Mỹ. Đạo luật về nhãn hiệu ban hành năm 1946 quy định cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái một cách giống hệt hoặc tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã được đăng ký tại Mỹ. Dựa vào cơ sở đó, những người nơng dân ni cá catfish ở Mỹ thuộc Hiệp hội CFA đã đề xuất lên Nghị viện trong một chiến dịch vận động hành lang nhằm thông qua một đạo luật quy định cấm sử dụng tên
“catfish” đối với những lồi cá da trơn khơng có nguồn gốc từ châu Mỹ. Theo lập luận của CFA, chỉ có các chủng cá Bắc Mỹ được biết đến với cái tên Ictaluritae mới thuộc Catfish, và theo đó, cá “catfish” của Việt Nam không phải là cá catfish. CFA cho rằng người tiêu dùng Mỹ cần phải được biết rằng cá catfish mà họ mua từ các nhà sản xuất Việt Nam liệu có phải lầ catfish thật sự khơng. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi đó đã đáp trả rằng trên thực tế, các nhà sinh vật học nhận biết có hơn 2000 chủng loại cá catfish, đồng thời cá tra, cá basa là loại cá catfish khác với các chủng loại cá catfish của Mỹ và đây không hề liên quan đến vấn đề xâm phạm nhãn hiệu của Mỹ.
Tuy vậy, cùng với sự hậu thuẫn của Hạ viện Mỹ sau đó, CFA một lần nữa vẫn khẳng định cá tra và cá basa của Việt Nam vi phạm luật về nhãn hiệu của Mỹ trong xuất khẩu hàng hóa. Hạ viện Mỹ đã can thiệp, đưa ra quy định không cho phép các nhà xuất khẩu của Việt Nam sử dụng từu “catfish” và tiến hành thực hiện trong một thời gian ngắn. Lý giải cho hành động này đó chính là việc cá nhập khẩu từ Việt Nam làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cá catfish nội địa của Mỹ, làm giảm sút kim ngạch tiêu thụ của thị trường nội địa nước này. Sau khi đạo luật được ban hành, cá da trơn của Việt Nam chỉ được bán ở thị trường Mỹ với tên gọi Basa Bocourti và Basa Catfish. Lệnh cấm trên kết thúc ngày 30/9/2002 nhưng vẫn có tác dụng hồi tố đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, sau đó, việc nhập khẩu cá từ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh dù CFA vẫn nỗ lực tạo ra nhiều rào cản nhập khẩu. Năm 2001, hai Nghị viên Đảng Dân chủ đến từ khu vực Mississippi, cũng là thành viên của CFA đã kiến nghị lên chính phủ về việc đưa ra các nhãn mác xuất xứ bắt buộc đối với cá catfish nhập khẩu từ châu Á, đặc biệt là từ Việt Nam. Nghĩa là, theo quy định của Luật này, cá da trơn của Việt Nam phải được dán nhãn “Made in Vietnam” (Sản phẩm từ Việt Nam). Trong bài phát biểu của mình, hai Nghị viên này cho rằng một trong những lý do khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam chiếm được 20% thị phần nội địa là do bao bì đóng gói và đặt tên sản phẩm là “Delta Fresh”. Đáp lại phản ứng này, đại diện các nhà xuất khẩu ở Việt Nam cho biết nhãn mác các sản phẩm của Việt Nam
hồn tồn hợp pháp và “khơng có lý do gì để các nhà xuất khẩu Việt Nam phải bắt chước các thương hiệu Mỹ”. Cùng lúc đó, chính phủ Mỹ cũng đồng thời áp dụng mạnh mẽ đạo luật quy định các sản phẩm thịt và thủy sản dán mác nguồn gốc xuất xứ. Đây được coi là một sự hỗ trợ cho các nông dân và nhà sản xuất nội địa của Mỹ.
Với các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta phải chịu tổn thất không nhỏ từ ảnh hưởng của đạo luật này. Bản chất của chúng là tạo ra rào cản kỹ thuật đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký lại nhãn hiệu với chi phí cao cũng như thay đổi tồn bộ bao bì, nhãn mác... Đồng thời việc tiếp thị sản phẩm với một tên mới tại thị trường Mỹ cũng sẽ gây ảnh hướng đến việc tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng.
Năm 2005, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng gặp phải một vấn đề khó khăn liên quan đến rào cản kỹ thuật. Tháng 8 năm 2005, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã có thơng báo chính thức về việc chính quyền ba bang miền Nam Hoa Kỳ gồm Alabama, Mississippi và Louisiana ra lệnh tạm ngừng tiêu thụ toàn bộ cá basa phi lê Việt Nam do phát hiện chất kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolones trong một số mẫu cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam.Quinolones và fluoroquinolones là thuốc hóa trị khuẩn, dùng loại bỏ vi khuẩn bằng cách cản trở sự nhân chuỗi DNA. FDA của Mỹ không cho phép dùng fluoroquinolones trong cá hay hải sản vì lo ngại rằng thuốc sẽ khiến cho một số bệnh trở nên dễ kháng thuốc hơn. Đáng chú ý là bang Alabama đã thực hiện kiểm tra 40 mẫu sản phẩm cá basa và da trơn từ 5 nước, trong đó có Việt Nam. Kết quả là 12 trong 19 mẫu kiểm tra cho kết quả dương tính với fluoroquinolones. Dựa vào cơ sở trên, chính quyền bang này đưa ra “Lệnh tự động ngưng bán” gần như cùng thời điểm. Ngoài ra, căn cứ theo chương 123 Bộ Luật Thực phẩm Hoa Kỳ và kết quả làm việc giữa Đại sứ và Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ với FDA cho thấy, FDA đã quy định, nếu một lô hàng của nhà nhập khẩu khơng đảm bảo an tồn thực phẩm, thì lơ hàng đó khơng được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, hoặc bị tiêu hủy tại chỗ nếu chứa những yếu tổ đặc biệt gây hại cho sức khỏe con người. Doanh nghiệp sẽ
bị đưa tên và địa chỉ lên mạng cảnh báo của FDA. Điều này khiến các lô hàng tiếp theo sẽ bị tự động giữ lại để kiểm tra, cho đến khi nào đạt được năm lô hàng tiếp theo đạt yêu cầu tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và chỉ đến lúc đó doanh nghiệp mới có quyền đề nghị được bỏ tên ra khỏi mạng cảnh báo. Đồng thời , FDA có thể áp dụng biện pháp cảnh báo tự động giữ lại để kiểm tra đối với cả nhóm hàng hóa nếu nhóm hàng đó có nhiều lơ hàng bị phát hiện mang cùng mối nguy an toàn thực phẩm.Tuy nhiên, trong thương vụ này, phía Việt Nam, đại diện VASEP nhận định rằng biện pháp cấm bán sản phẩm cá basa của chính quyền Hoa Kỳ là một hình thức của rào cản vượt quá phạm vi và mức độ của sự việc và đã thể hiện đối xử không công bằng với thủy sản Việt Nam nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa đang có nguy cơ đánh mất thị phần vào tay các nhà xuất khẩu.