.Thực trạng sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 60 - 66)

Nhật Bản được coi là một trong những đối tác kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt tới con số 6,1 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2006.

Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 2004 26485,0 3542,1 2005 32447,1 4340,3 2006 39826,2 5240,1 2007 48561,4 6090,0 2008 62685,1 8537,9

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2004-2008 (Đơn vị: Triệu USD, Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tuy nhiên, có một thực tế cần nhìn nhận rõ ràng, dù đánh giá cao đối tác kinh tế Việt Nam, Nhật Bản vẫn kiên trì với một số rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ thị trường nội địa của mình, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh an tồn thực phẩm. Nói chung, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản vẫn luôn được đánh giá là rất nghiêm ngặt, cao hơn nhiều so với các quy định của nhiều nước trên thế giới, với những danh mục các hoát chất và kháng sinh hạn chế sử dụng và cấm thường xuyên được cập nhật.

Nông sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu từng năm của Việt Nam sang Nhật Bản. Mặc dù vậy, qua số liệu thông kế về kim ngạch xuất khẩu nông- lâm- thủy sản sang thị trường Nhật Bản cho thấy, do tác động của các tiêu chuẩn kỹ thuật nước này đưa

ra đối ngày càng khắt khe, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường nước này có chiều hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2003- 2007.

Bảng 2.7 Tỉ trọng xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

(Đơn vị: USD; Nguồn: Bộ Công thương, 2008)

(1) Sản phẩm hạt điều

Mặc dù Việt Nam luôn nằm trong top các nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Nhật Bản vẫn luôn dừng ở con số khiêm tốn. Nhật Bản là thị trường có yêu cầu rất khắt khe về các loại hạt, đặc biệt là dư lượng chất Permethrin có trong hạt điều. Thị trường Nhật Bản yêu cầu nếu muốn nhập khẩu hạt điều cần tuần thủ các quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật JAS của Nhật Bản... Ở Việt Nam, permethrin là chất được dùng khá phổ biến trong bảo quản hạt điều sau thu hoạch, đặc biệt trong kỹ thuật hun trùng nhằm hạn chế các loại mối mọt gây hại. Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đưa ra tiêu chuẩn về dư lượng chất Permethrin có trong hạt điều.

Năm 2006, cho rằng nhà xuất khẩu Việt Nam có dư lượng chất Permethrin trong hạt điều vượt quá mức quy định. Qua giám định chất lượng, phía Nhật Bản kết luận dư lượng chất Permethrin có trong lơ hàng Việt Nam xuất sang là 0,08ppm, trong khi mức cho phép ở Nhật chỉ là 0,05ppm. Ngay sau đó, Nhật Bản tiến hành biện pháp kiểm tra 50% đối với mặt hàng hạt điều của Việt Nam thay vì chỉ kiểm tra 5% và cho phép qua cửa Hải quan không cần đợi kết quả như trước kia. Ngồi ra, Nhật Bản cịn nâng mức độ của rào cản khi tuyên bố se tiến hành kiểm tra tồn bộ 100% các lơ hàng và từ chối thông quan nếu phát hiện thêm một lần vi phạm nào khác đối với mặt hàng này.

(2)Gạo

Đối với mặt hàng gạo, do đây là mặt hàng thuộc nhóm điều tiết của Chính phủ nên phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đều thông qua những hợp đồng trúng thầu do Chính phủ Nhật tổ chức (bắt đầu từ năm 2002).

Mặc dù Việt Nam đã trúng thầu 4 lần với tổng số gần 70 nghìn tấn gạo, Nhật Bản vẫn phải trả lại các lô hàng đầu tiên trong lần 2 và 3 vì cho rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam đã vi phạm Luật vệ sinh an tồn thực phẩm. Thơng qua việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, các lô hàng này bị phát hiện có dư lượng chất Acetamiprid vượt quá mức cho phép (0,01 ppm). Hơn nữa, phía Nhật bản cịn cho rằng gạo Việt Nam xuất sang Nhật Bản do nhiều nguồn cung cấp khác nhau nhưng bao bì khơng cung cấp đủ và chính xác thơng tin về vấn đề này. Điều này được coi là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản quyết định đẩy mạnh kiểm tra thêm 30% gạo có xuất xứ từ Việt Nam với chất Acetamiprid. Thậm chí, ngay sau đó, Nhật Bản thể hiện động thái về việc ban hành lệnh kiểm tra 100%. Trên thực thế, biện pháp kiểm tra 100% hàng hóa nhập khẩu được cho là một trong những hành động nghiêm khắc nhất của Hải quan Nhật Bản nếu phát hiện mật độ và mức độ vi phạm ngày càng nhiều đối với mặt hàng này. Sau sự cố vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm đối với gạo Việt Nam, Nhật Bản đẩy mạnh nhiều rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng này của Việt Nam vì cho rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam đã vi phạm một trong các lỗi cơ bản nhất về tiêu chuẩn chất lượng, khiến kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2007 đã giảm mạnh mẽ (giảm khoảng gần 25 triệu USD so với năm 2006).

Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Nhật Bản

(3) Thủy sản

Bên cạnh sản phẩm gạo, thủy sản cũng là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Nhật Bản, đồng thời cũng gặp nhiều rào cản kỹ thuật khi tham gia vào thị trường Nhật Bản. Nhật Bản thay đổi chính sách kiểm sốt dư lượng kháng sinh vào cuối năm 2006 nhằm triệt để bảo vệ thị trường nôi địa. Điều này khiến nhiều lô hàng (đặc biệt với các lô hàng nằm trong chế độ kiểm tra tăng cường) bị từ chối hoặc trả lại do phát hiện dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép theo quy định mới. Nhật Bản còn đưa ra các mức cảnh bảo với nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam. Thậm chí phía Nhật Bản cịn tiến hành kiểm tra 100% lơ hàng tơm nhập khẩu từ Việt Nam vào cuối năm 2016. Nhật Bản cho rằng nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam phát hiện vi phạm Vệ sinh an toàn thực phẩm và nếu khơng có biện pháp cải thiện sau khi các cảnh bảo được gửi đi, họ sẽ tiến hành kiểm tra 100% lô hàng.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2007, các lô hàng tôm, mực và nem hải sản của Việt Nam bị phát hiện liên tiếp có chứa dư lượng chất kháng sinh chlromphenicol. Như đã nói ở trên, các tiêu chuẩn về các chất kháng sinh cấm sử dụng của Nhật Bản là vô cùng nghiêm ngặt. Chỉ trong một thời gian ngắn, Nhật Bản đã bổ sung thêm khoảng hơn 100 chất cấm và hạn chế sử dụng cho các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường này, trong đó chất kháng sinh chlromphenicol cũng là một chất mới được cập nhật thêm vào danh sách. Nhật Bản sau đó đã quyết định áp dụng biện pháp lệnh kiểm tra AOZ đối với 100% lô hàng tôm, mực và nem hải sản từ Việt Nam. Tiếp đó, Nhật Bản cảnh bảo liên tiếp 16 nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam do phát hiện trong mặt hàng của họ có dư lượng AOZ, CAP và Semicarbazide vượt ngưỡng cho phép.Đỉnh điểm đến tháng 7/2007, Cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật gửi thư cảnh báo đến đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và thông báo rằng sẽ xem xét đến biện pháp cấm nhập khẩu đối với mặt hàng thủy

sản Việt Nam nếu phía Việt Nam vẫn tiếp tục trì hỗn các hành động kiểm soát dư lượng kháng sinh.

Bảng 2.9 Các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong quy định của Việt Nam so với các thị trường xuất khẩu.

Có thể thấy Chloramphenicol không nằm trong danh sách các chất cấm sử dụng tại Việt Nam, trong khi lại thuộc vào dánh sách các chất cần kiểm soát dư lượng kháng sinh tại Nhật Bản.

Trên thực tế, khi nhận ra việc nhiễm dư lượng kháng sinh hóa chất khơng được các nhà xuất khẩu Việt Nam cải thiện, Nhật Bản đã gửi đi thông điệp về biện pháp mạnh đe dọa cấm nhập khẩu hoàn toàn thủy sản Việt Nam sau khi phát hiện

94 lô trên tổng số 6000 lô hàng thủy sản sang Nhật Bản (chiếm 1,6%) bị nghi ngờ có chứa các loại chất kháng sinh hóa chất gây hại cho sức khỏe con người. Có thể thấy, nhằm nỗ lực bảo vệ thị trường nội địa, Nhật Bản đã liên tiếp thực hiện rất nhiều rào cản kỹ thuật ở nhiều mức độ khác nhau đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

(4) Sản phẩm thịt

Mặt hàng thịt của Việt Nam trước đây không được chấp nhận nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản do nằm trong dánh sách các nước có dịch bệnh lở mồm lon móng theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Đến năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu được nhập khẩu thịt vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Nhật Bản vẫn đặt ra các tiêu chuẩn và quy định nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt ban hành bởi Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản gồm 29 điều kiện, đặc biệt tập trung vào khâu chế biến, bảo quản và xử lý nhiệt.

(5) Các sản phẩm rau quả

Đối với mặt hàng này, Việt Nam được đưa vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục mà Nhật Bản sẽ khơng nhập khẩu các loại quả tươi có hạt (dưa chuột, cà chua, đu đủ...), dù đây là những loại quả Việt Nam xuất sang EU rất nhiều. Số lượng các mặt hàng rau quả tươi có hạt được xuất khẩu sang Nhật Bản thường tương đối ít, chỉ khoảng gần 1500 triệu Yên trong 8 tháng đầu năm 2008)

Gần đây nhất, Nhật Bản áp dụng quy định mới về mức hóa chất giới hạn tối đa (MRLs) đối với các sản phẩm nhập khẩu. Nhật Bản đưa ra mức ap dụng tập trung vào dư lượng thuốc diệt nấm Cyazofamid và thuốc trừ sâu Tolfenpyrad. Điểm mới của quy định mới bổ sung so với quy định trước đó là sự thay đổi về đối tượng áp dụng: áp dụng cho 19 sản phẩm với thuốc diệt nấm và 25 sản phẩm đối với thuốc trừ sâu. Bất cứ mặt hàng rau quả nào nếu không đáp ứng đủ các quy định cần thiết về MRLs đều không được chấp nhận tại thị trường nước nhập khẩu . Đây đều được coi là các quy định khắt khe hơn nhiều so với lần sửa đổi trước. Một trong các lý do chính đó là ngồi mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Nhật Bản đang cố gắng hướng đến mục tiêu bảo hộ thị tường nông sản nội địa.

(6) Sản phẩm dệt may

Thực tế, các tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với các sản phẩm dệt may có khá nhiều điểm tương đồng với thị trường EU. Tuy nhiên mới đây, tháng 1 năm 2015, Nhật Bản có đưa ra một thơng báo mới về Sản phẩm dệt may, đó là thơng báo “Sửa đổi một phần các quy chuẩn quy nhãn chất lượng sản phẩm dệt may” được đưa ra bởi Cơ quan Các vấn đề Tiêu dùng Nhật Bản. Theo đó, hầu như mọi nhãn mác về chăm sóc bảo quản sản phẩm được thay thế lại theo Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản L 0001 (được phát triển từ tiêu chuẩn quốc tế ISO 3758), nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin sản phẩm theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)