Liên quan đến rào cản kỹ thuật của EU đối với các nhà xuất khẩu, mới đây nhất, tháng 1 năm 2015, EU bắt đầu thực hiện lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Sri Lanka. Nguyên nhân của lệnh cấm này bắt nguồn từ việc Sri Lanka vi phạm những quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU). Theo quy định của IUU, các lô hàng thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường EU cần cung cấp thông tin về tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm, trọng lượng, giấy báo chuyển hàng trên biển, trong khu vực cảng, tàu tiếp nhận hoặc đơn vị tiếp nhận trong cảng... Quy định này được Ủy ban châu Âu về nghề cá chấp thuận và đưa ra thảo luận vào tháng 4/2005 tại Rome (Italia) nhằm quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác các nước xuất khẩu thủy sản, ngăn chặn việc khai thác trái phép, bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái và các nguồn lợi thủy hải sản. Sri Lanka là nước xuất khẩu cá kiếm ướp lạnh, tười và cá ngừ lớn thứ hai sang EU. Trước khi lệnh cấm được đề xuất, tháng 11 năm 2012, Ủy ban châu Âu EC đã ban hành một “thẻ vàng” cho Sri Lanka do khơng hồn thành nghĩa vụ của mình trong việc giải quyết vấn đề khai thác IUU. Điều này có nghĩ là nếu khơng muốn bị coi là một quốc gia thứ ba không hợp tác và ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cá vào EU, Sri Lanka cần bắt tay giải quyết ngay vấn đề này. Sau đó, do khơng nhìn thấy các động thái tích cực từ các nhà xuất khẩu Sri Lanka, Ủy ban châu ÂU EC đã quyết định công bố “thẻ đỏ” đối với nhập khẩu thủy sản từ Sri Lanka trong tháng 10 năm 2014. Cuối cùng, lệnh cấm đưa ra bởi EU được coi là mức độ cao nhất trong rào cản đối với việc xuất khẩu cá của Sri Lanka vào thị trường này. Trường hợp tương tự khác mà EU đã làm nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép, không báo cáo và không quản lý (IUU) đối với các sản phẩm
thủy sản và hoạt động thủy sản khác có liên quan đến Belize, Campuchia và Guinea để chấm dứt những lợi ích thương mại xuất phát từ hoạt động đánh cá bất hợp pháp. Cuối cùng, các sản phẩm thủy sản đánh bắt bởi tàu cá từ các nước này sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU. EU cho biết chỉ khi nào các quốc gia này tăng cường động thái đấu tranh của mình đối với đánh bắt cá bất hợp phát thì việc giảm bớt hoặc gỡ bỏ lệnh cấm có thể được đem ra xem xét. Quyết định này của EU nhận được nhiều sự ủng hộ, đây cũng được xem là một hành động của EU nhằm bảo vệ thị trường nội địa, giảm bớt tổn hại cho ngư dân thuộc thị trường EU và cho các cộng đồng địa phương ở các nước đang phát triển, đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Hiện nay các tổ chức môi trường và Ủy ban châu Âu EC đã chuyển hướng sang 3 quốc gia là Hàn Quốc, Ghana và Curacao, là những nước bị EU trao cảnh báo từ tháng 11/2003.
Ngoài ra, một quy định mới của EU liên quan đến mặt hàng thủy sản, đó là khi một lơ hàng bị phát hiện có dư lượng kháng sinh và hóa chất cao hơn mức quy định, EU thơng báo sẽ tịch thu và tiêu hủy những lơ hàng đó thay vì trả về cho chủ hàng như trước đây, chủ hàng phải chịu phí lưu kho và tiêu hủy. Nếu khơng chi trả cho những khoản phí này, nước xuất khẩu đó sẽ bị ghi nợ và khơng được phép nhập khẩu trong tương lai cho đến khi thanh toán hết.
Liên quan đến rào cản quốc tế, tương tự với vụ tranh chấp về tên gọi cá Catfish giữa Mỹ và Việt Nam, EU đã từ chối nhận hàng từ Peru với lý do Peru vi phạm một tiêu chuẩn quốc tế về xếp loại cá sardines. EU cho rằng cá sardines của Peru không đúng là cá sardine theo tiêu chuẩn châu Âu. Năm 1989, EU đã thể hiện quan điểm của mình về việc không công nhận cá của Peru là cá “sardine”, và ra quy định về việc hạn chế sử dụng từ sardine bởi chúng dễ gây nhầm lẫn. Theo lập luận của EU, sardinops sagax không được coi như loại cá sardine của EU vì chúng được tìm thấy ở nhiều vùng nước khác nhau, thậm chí cả ngồi khơi của Peru. Sau sự việc đó, EU từ chối rất nhiều lơ hàng cá sardine của Peru. Vụ việc chỉ ngã ngũ khi Peru đệ đơn lên Tổ chức thương mại thế giới WTO yêu cầu xem xét lại quy định này của EU. Ủy ban xét xử của WTO sau đó kết luận rằng EU đã vi phạm
Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại của WTO và hành động của EU được coi là “nhằm bảo vệ thị trường nội địa một cách không công bằng”.
Đối với Việt Nam, EU là một trong các đối tác thương mại hàng đầu và là khu vực thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nướ ta. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU những năm qua khơng ổn định, thậm chí có phần chững lại. Các chuyên gia nhận định, một trong số các nguyên nhân đó là việc EU gia tăng các rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa.
Bảng 2.5. Tỷ trọng một số mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang EU -15%
Với tư cách là nhà xuất khẩu, Việt Nam chịu nhiều rào cản kỹ thuật của EU nhằm bảo vệ thị trường nội địa. Một trong số các mặt hàng chính yếu Việt Nam xuất khẩu đến EU đó là nơng sản. Càng ngày càng có nhiều biện pháp chế tài và yêu cầu về kỹ thuật của EU đối với mặt hàng này. Mặc dù thị trường EU rất ưu chuộng các loại rau quả nhiệt đới và hạt có dầu của Việt Nam, nhưng nhiều lô hàng xuất khẩu sang EU vẫn bị từ chối do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Thị trường EU yêu cầu rất nghiêm ngặt về liều lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ) có trong mặt hàng nơng sản, điều mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vi
phạm dẫn đến việc cấm hoặc hạn chế nhập khẩu trực tiếp vào thị trường này. Mới đây, EU đã trả lại sản phẩm chè do tồn dư hoạt chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Theo phía EU, số hàng bị trả lại có dư lượng 2 hoạt chất thuốc BVTV là Acetamiprid và Imidacloprid vượt mức cho phép tại thị trường này. Mặc dù đại diện phía Việt Nam trả lời đây là các loại hợp chất sử dụng để diệt các loại rầy xanh và bọ cánh đỏ trên chè, nhưng theo quy định về tiêu chuẩn chất lượng của EU, việc sử dụng này là khơng hợp lệ. Ngồi ra, chỉ tính riêng trong năm 2013, có khoảng 200 container gạo thơm của Việt Nam bị EU trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng gạo lúa OM 4900 gần giống với gạo thơm Jasmine để trộn hai loại này với nhau trong khi chất lượng của chúng hoàn toàn khác nhau. Các hệ tiêu chuẩn ngặt nghèo EU thường sử dụng khơng khó để xác định những vi phạm quy định của Việt Nam.
Một mặt hàng khác của Việt Nam EU thường xuyên đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đó là da giày. Đây là ngành có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao, vì vậy các nước EU yêu cầu nhà xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thuộc hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; yêu cầu về an toàn vệ sinh đối với người tiêu dùng liên quan đến quá trình xử lý da nguyên liệu và các vấn đề về lao động theo Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và quy định của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.
Bên cạnh đó, càng ngày EU càng có xu hướng đặt ra nhiều rào cản phức tạp và mang tính bắt buộc cao hơn trước, trong đó có mặt hàng dệt may của việt Nam:
- Luật EU đối với hàng dệt may về mơi trường, an tồn và sức khỏe con người, quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm dệt may có chứa các chất bị cấm (RS)
- Các quy định về an tồn tính cháy của vật liệu dệt may - Các quy định đối với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU
- REACH: là một trong các luật quản lý hóa chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới, gồm qui chuẩn và đăng ký, thơng báo, đánh giá và cấp phép hóa chất.
Cùng với đó, EU ban hành rất nhiều thơng tư quy định về mơi trường, an tồn và sức khỏe của con người liên quan đến hàng dệt may, trong đó có thể kể đến một số thông tư được áp dụng phổ biến như:
- Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất ổn định cho chất dẻo, chất mạ điện
- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm dệt may: penta BDE, octa BDE.
- Thông tư 2003/53/EC về việc cấm bán và sử dụng chất nonylphenol và nonylphenol etoxylat
- Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP) - Luật REACH 1907/2006/EC quy định đăng ký, đánh giá, cấp phép hóa chất - Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì
- Luật về an tồn quần áo
Có thể thấy vấn đề an tồn sức khỏe rất được các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu quan tâm. Thị trường này yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng được các quy định thông qua việc đầu tư vào công nghệ để cho ra sản phẩm cuối cùng đạt mức tiêu chuẩn.
Việc đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của phía EU cần phải nghiên cứu kĩ bao bì nào có thể bảo vệ tốt cho hàng hóa trong q trình vận chuyển, chống ảnh hưởng của khí hậu, nhiệt độ …
Việc ghi nhãn mác sản phẩm phải đảm bảo đủ thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm được mua. Việc ghi nhãn mác cơ bản cần đáp ứng hai nhu cầu: Một là yêu cầu thông tin về xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy. Hai là yêu cầu kích cỡ nhãn hiệu và hướng dẫn giặt tẩy. Tuy nhiên, mới đây nhất, EU bỏ phiếu nhằm thông qua việc yêu cầu các nhà sản xuất dán nhãn nước xuất xứ- “Made in...” một cách bắt buộc (thay thế cho việc yêu cầu gắn nhãn mác xuất xứ một cách tự nguyện) vào tháng 4/2014. Lý do cho sự thay đổi trong tương lai này là bởi có nhiều hình thức kinh doanh mới phát triển mạnh mẽ vào thị trường EU (trong đó có thương mại điện tử) nhưng thiếu đi hoạt động kiểm tra một cách đầy đủ. Chính vì vậy, việc thay đổi về bao bì này nhằm mục đích đảm bảo các hàng hóa lưu
thơng trên thị trường EU là an tồn và khơng gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy quy định mới này rất có thể sẽ khiến các doanh nghiệp trong khối phải giải quyết nhiều thủ tục giấy tờ hơn, việc thay đổi vẫn nhận được nhiều sự ủng hộ từ chính phủ các nước Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Italy và coi đó là một biện pháp ngăn chặn hiệu quả những mặt hàng giá rẻ chất lượng thấp từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ gia nhập thị trường này, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển thị trường nội khối.
Đối với các quy định về điều kiện lao động, EU thực hiện các chiến dịch và quy tắc nhằm bảo vệ lợi ích người lao động cũng như cải thiện các điều kiện lao động trong ngành công nghiệp dệt may như: Thanh tốn lương thực, khơng bắt buộc về làm thêm giờ, không phân biệt đối xử, tự do trong tổ chức và đám phán tập thể, nghiêm cấm bóc lột sức lao động trẻ em và các điều kiện về mơi trường làm việc an tồn.
Bên cạnh đó, một nội dung đổi mới EU đưa ra liên quan đến nhãn mác sản phẩm, đó là việc EU khuyến khích gắn nhãn sinh thái đối với sản phẩm:
- Nhãn EU Ecolabel: áp dụng cho áo cổ tròn, áo tay dài hoặc ngắn, áo thun dệt, bộ drap giường...
- Nhãn SKAL EKO: áp dụng cho dây chuyền sản xuất và kiểm tra. Những tiêu chuẩn mà hệ thống cho phép xử lý ở cơng đoạn hồn thiện là: Xử lý khơng co, phủ láng mặt ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước...
- Nhãn SG: quy định về giới hạn định mức đối với các chất nguy hiểm
- Nhãn OKO- Tex: áp dụng cho sản phẩm cuối cùng, thay vì tập trung vào tồn bộ quá trình (áp dụng phổ biến ở Ba Lan, Thụy Điển và Đức)
Đặc biệt riêng đối với mặt hàng vải lụa, một hệ thống về mã hiệu cũng cấp thông tin về loại sợi cấu thành được bán ra trên thị trường được lập bởi ra bởi EU nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu riêng của mặt hàng. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Ngược lại, nếu con số đó đạt tỷ lệ dưới
85% tổng trọng lượng thì mã hiệu ít nhất phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng.