Vấn đề pháp luật về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số vấn đề pháp lý về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tại việt nam và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 26 - 31)

1.3 Hủy phán quyết của trọng tài thương mại

1.3.3 Vấn đề pháp luật về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tạ

quốc gia điển hình

1.3.3.1 Pháp luật về hủy phán quyết trọng tài tại Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia lớn nằm ở địa phận Đông Á với dân số đông nhất thế giới. Luật Trọng tài của Trung Quốc cũng được các nước trên thế giới ghi nhận là phù hợp với tình hình phát triển của trọng tài thương mại nước này. Theo Luật Trọng tài Trung Quốc, việc thu hồi các quyết định trọng tài có thể được chia thành phán quyết trọng tài trọng nước bị thu hồi và hủy bỏ quyết định của trọng tài nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngoài, cả hai đều dựa trên cơ sở luật định là không giống nhau. Sự khác biệt chính là việc thu hồi dựa trên các vấn đề thủ tục và vấn đề nội dung của quyết định các trọng tài trong nước. Về việc thu hồi quyết định của trọng tài nước ngoài, tòa án có thể không xem xét đến nội dung của phán quyết mà chỉ xem xét đến các vấn đề thủ tục. Cách tiếp cận này thu hẹp phạm vi can thiệp của tòa án đối với trọng tài quốc tế, phù hợp với mục đích tăng cường sự hấp dẫn của trọng tài nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế, phù hợp với lợi ích công cộng của xã hội (Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương, 2013)

Theo Điều 58 Luật Trọng tài Trung Quốc 1994, nếu các bên đưa ra bằng chứng chứng minh các phán quyết thuộc các trường hợp sau đây có thể áp dụng việc thu hồi phán quyết: không có thỏa thuận trọng tài; vấn đề phán quyết không thuộc về thỏa thuận trọng tài hoặc ủy ban trọng tài không có thẩm quyền phân xử; các thành viên của hội đồng trọng tài vi phạm về thủ tục pháp lý hoặc thủ tục trọng tài; phán quyết dựa trên các bằng chứng giả mạo; một bên che giấu bằng chứng đủ để ảnh hưởng đến tính khách quan của phán quyết; trọng tài nhận hối lộ, thiên vị; phán quyết đi ngược lại với lợi ích công cộng.

Các lý do trên nhằm vào các thủ tục xét xử, các tổ chức liên quan, vấn đề đạo đức, bằng chứng đưa ra và lợi ích công cộng. Như vậy, phạm vi xem xét hủy bỏ quyết định trọng tài tương đối rộng. Để ngăn chặn và khắc phục lỗi các tổ chức trọng tài đưa ra phán quyết bất hợp pháp, đảm bảo sự công bằng của phán quyết trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Luật Trọng tài Trung Quốc cho phép tòa án giám sát tư pháp các quyết định trọng tài. Xem xét tư pháp phán quyết trọng tài là thực hiện tiêu chuẩn quốc gia. Theo đó tòa án có thể hủy bỏ hoặc từ chối thi hành phán quyết trọng tài sai về mặt pháp lý. Nó đảm bảo sự công bằng của phán quyết trọng tài, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

Xét về mặt bản chất, Luật Trọng tài Trung Quốc chỉ cho phép tòa án dựa trên các vấn đề sai về thủ tục, hình thức và con người để hủy phán quyết trọng tài, chứ không đi sâu vào nội dung các cuộc tranh chấp mà trọng tài đã xử. Pháp luật Trung Quốc có phân ra các cấp bậc trọng tài, phân biệt trọng tài trong nước và trọng tài nước ngoài, sử dụng phương thức giám sát tư pháp trước khi quyết định thu hồi hay hủy bỏ quyết định trọng tài. Đối với trọng tài trong nước, tòa án có thể xem xét hủy

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phán quyết nếu phán quyết đó vi phạm pháp luật, tuy nhiên đối với các phán quyết của trọng tài nước ngoài, mang tính quốc tế, tòa án sẽ thực hiện giám sát, kiểm tra và có thể quyết định thu hồi hoặc không thực thi phán quyết đó.

1.3.3.2 Pháp luật về hủy phán quyết trọng tài tại Singapore

Singapore là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Trọng tài ở Singapore được hoạt động chủ yếu tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC). Trọng tài được sử dụng rộng rãi để giải quyết tranh chấp tại đây, đặc biệt là trong thương mại, xây dựng kĩ thuật cũng như vận tải hàng hải. Năm 2011, số vụ tranh chấp được giải quyết tại SIAC là 188 vụ. Đến năm 2014 con số này tăng lên 222 vụ, tăng 18% (SIAC, 2014). Số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua trọng tài Singapore ngày càng tăng cho thấy sức hấp dẫn của trọng tài nước này đối với các doanh nghiệp nước khác.

Pháp luật liên quan đến trọng tài tại Singapore bao gồm Luật Trọng tài quốc tế, áp dụng cho trọng tài quốc tế, và Luật Trọng tài, áp dụng cho trọng tài trong nước. Theo đó, một bên có thể kháng cáo phán quyết của trọng tài lên tòa án khi có vấn đề pháp lý về phán quyết đó. Phán quyết trọng tài có thể bị xem xét lại trong các trường hợp sau: một bên tranh chấp không có năng lực hành vi dân sự; thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý; nguyên đơn không thông báo hợp lý về chỉ định trọng tài viên, hoặc tố tụng trọng tài, hay không thể trình bày trường hợp của mình; phán quyết được đưa ra không được quy định hoặc không nằm trong các điều khoản thỏa thuận trọng tài hoặc có quyết định về những vấn đề vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài; trọng tài viên không phù hợp với thỏa thuận của các bên, trừ khi thỏa thuận đó là trái với các quy định của Luật Trọng tài hoặc Luật Trọng tài quốc tế mà các bên không thể thay đổi được; các vấn đề tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài theo pháp luật của Singapore; phán quyết trọng tài trái với chính sách công của Singapore.

Ngoài ra, Luật Trọng tài và Luật Trọng tài quốc tế của Singapore quy định phán quyết trọng tài có thể bị kháng cáo nếu phán quyết được đưa ra bị ảnh hưởng bởi sự gian lận và tham nhũng hoặc một hành vi vi phạm pháp luật xảy ra của bất kì bên nào dẫn tới việc đưa ra phán quyết.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Có thể thấy, pháp luật về trọng tài của Singapore vừa chặt chẽ lại vừa linh hoạt. Trọng tài tại Singapore được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp. Tòa án địa phương có thể can thiệp để hỗ trợ thủ tục tố tụng trọng tài. Chẳng hạn như hỗ trợ yêu cầu đưa ra bằng chứng, bảo quản tài sản, bảo lưu bằng chứng, đảm bảo số tiền trong tranh chấp. Các lợi ích này đều được đảm bảo ngay cả khi các điểm trọng tài nằm bên ngoài lãnh thổ Singapore (Điều 12A Luật trọng tài quốc tế Singapore). Tòa án tối cao cũng có thể ra lệnh hầu tòa để buộc các nhân chứng tham gia trước tòa án trọng tài (Điều 13 Luật trọng tài quốc tế Singapore). Việc tòa án hỗ trợ trọng tài giải quyết tranh chấp giúp cho các hoạt động trọng tài ở Singapore phát triển mạnh. Đó là một trong những lý do khiến Singapore trở thành nước hấp dẫn các trọng tài. Tòa án Singapore đã tuyên bố như một chính sách rằng trọng tài là tổ chức giải quyết tranh chấp chuyên nghiệp. Pháp luật Singapore cũng có xu hướng tòa án không can thiệp gây bất lợi cho các thủ tục tố tụng trọng tài. Đây là một yếu tố quan trọng để phát triển trọng tài cần được học tập.

Những nguyên nhân xem xét phán quyết trọng tài trong luật pháp của Singapore cũng khá rộng, bao gồm cả thủ tục, con người và các vấn đề vi phạm pháp luật. Tuy nhiên cũng giống như một số nước khác, tòa án chỉ xem xét lại một phán quyết của trọng tài về mặt hình thức chứ không đi sâu vào phân tích nội dung vụ tranh chấp. Điều này thể hiện sự tôn trọng về chuyên môn cũng như hoạt động của các tổ chức trọng tài, tránh việc hai cơ quan xử lặp một vụ. Các quy định cũng được ghi rõ ràng kèm theo các chú thích, hạn chế việc xung đột luật pháp hay lạm dụng các kẽ hở để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

1.3.3.3 Pháp luật về hủy phán quyết trọng tài tại Anh

Anh là một trong những nước có lịch sử phát triển của trọng tài thương mại lâu đời nhất trên thế giới. Các doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp xuyên biên giới và lựa chọn London làm nơi xử án. Đây vốn là một trung tâm thương mại và tài chính lớn của thế giới, thẩm quyền trung lập và vô tư, chiếm giữ các kỷ lục về thực thi các phán quyết trọng tài.

Pháp luật về trọng tài ở Anh sử dụng Luật Trọng tài 1996 chứa một khuôn khổ chặt chẽ và hiện đại cho trọng tài trong nước và quốc tế đặt tại Anh. Tại đây, việc phán quyết của trọng tài bị kháng cáo thường rất khó. Trước khi nộp đơn lên tòa án,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nguyên đơn trước hết phải sử dụng tất cả bằng chứng của mình trong phiên tòa để điều chỉnh hoặc bổ sung phán quyết và quá trình thủ tục cần kháng cáo. Quyết định thu hồi phải được đưa ra trong vòng 28 ngày kể từ ngày phán quyết được ban hành, hoặc kể từ ngày thông báo về kết quả của khiếu nại trọng tài, xem xét, điều chỉnh hoặc bổ sung quyết định. Chỉ có ba lý do để phán quyết trọng tài bị khiếu nại: thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về nội dung tranh chấp; hủy bỏ vì một hay những lý do bất thường nghiêm trọng theo quy định của Luật Trọng tài (mặc dù trong thực tế cơ sở này rất khó để đáp ứng); kháng cáo dựa trên một vấn đề pháp luật (điều này chỉ có thể thực hiện dựa trên sự đồng ý của các bên tham gia hoặc với sự cho phép của tòa án).

Tòa án có thể can thiệp vào các thủ tục hỗ trợ trọng tài khi có điều khoản trong Luật Trọng tài cho phép sự can thiệp của tòa án để ngăn ngừa một sự bất công lớn ngay cả khi không có quy định trong luật. Chẳng hạn như tòa án có thể hỗ trợ trọng tài như yêu cầu các bên tham gia, yêu cầu nhân chứng đưa ra thông tin hoặc chứng cứ quan trọng, cấp một lệnh đình chỉ tạm thời, xác định một vấn đề pháp luật phát sinh trong quá trình tố tụng làm ảnh hưởng đáng kể tới quyền lợi của một bên. Như vậy, các tòa án của Anh ủng hộ trọng tài và hầu như không can thiệp bất lợi cho trọng tài, chỉ khi có điều khoản vi phạm quy định của Luật Trọng tài. Sự hỗ trợ của tòa án trong các thủ tục tố tụng góp phần giải quyết nhanh gọn các tranh chấp do trọng tài phân xử (Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương, 2013).

Pháp luật trọng tài Anh quy định khá rõ về sự độc lập của trọng tài đối với tòa án, trong đó các phán quyết phần lớn được công nhận và thi hành. Việc phán quyết bị thu hồi là rất khó và chủ yếu dựa trên các vấn đề về vi phạm pháp luật và thẩm quyền, không đi sâu vào nội dung các vụ tranh chấp. Sự phát triển về luật pháp trọng tài ở Anh cho thấy sự công nhận và tôn trọng trọng tài ở đây rất cao, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp khu vực lựa chọn trọng tài nước này, tạo điều kiện cho các dịch vụ trọng tài phát triển mạnh.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỦY PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số vấn đề pháp lý về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tại việt nam và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)