các giao dịch xuất nhập khẩu trong những năm tới
Hủy phán quyết trọng tài thương mại đang là một trong những vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển của trọng tài thương mại tại nước ta. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở hai mặt khác nhau. Phán quyết trọng tài bị hủy sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mất niềm tin vào trọng tài, thực hiện lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng tòa án mặc dù có nhiều bất cập đối với các giao dịch mang tính quốc tế. Điều này vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của các trung tâm trọng tài vừa ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà. Mặt khác, hủy phán quyết trọng tài đúng quy định sẽ tạo ra sự công bằng cho kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, đồng thời tạo nên chuẩn mực để các trọng tài viên cũng như các trung tâm trọng tài có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Có thể thấy, việc tìm hiểu xu hướng hủy phán quyết trọng tài sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như các trung tâm trọng tài tìm được hướng giải quyết đúng đắn, lựa chọn cho mình những giải pháp phù hợp, đảm bảo lợi ích để phát triển.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trong thời gian vừa qua, số lượng yêu cầu hủy phán quyết cũng như số phán quyết trọng tài bị hủy ngày càng tăng lên. Đây là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại cho tình hình phát triển của trọng tài trong nước. Như đã đề cập ở Chương 2, có tới 12% phán quyết trọng tài có đơn yêu cầu lên tòa án xin hủy và 41% trong số các phán quyết này bị Tòa án ra quyết định hủy. Những con số này cho thấy nguy cơ phán quyết trọng tài bị hủy trong thời gian qua tại Việt Nam là khá cao. Thể hiện nhu cầu hủy phán quyết trọng tài của các doanh nghiệp trong nước tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp không đồng tình với phán quyết của trọng tài và làm đơn xin hủy phán quyết đó. Đây là một vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí hoạt động của các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp nước ngoài, cản trở sự phát triển của nước nhà. Trong khi đó, tại một số trung tâm trọng tài của các nước láng giềng, tỷ lệ hủy phán quyết trọng tài rất nhỏ. Điển hình như Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Hồng Kông trong ba năm 2010-2012 không có phán quyết trọng tài bị hủy (Chiann Bao, 2013). Điều này cho thấy hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam đang bị lạm dụng với mức độ ngày càng tăng lên.
Dự kiến trong thời gian tới, việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại sẽ tiếp tục tăng lên. Có khá nhiều dấu hiệu có thể dẫn đến điều này. Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thương mại quốc bằng trọng tài đang phát triển theo xu hướng tăng lên về số lượng. Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ngày càng nhiều sẽ có nhiều nguy cơ bị yêu cầu hủy phán quyết dựa theo sự tỷ lệ thuận về số lượng. Càng nhiều phán quyết trọng tài được ban hành thì sẽ có tỷ lệ yêu cầu hủy phán quyết cao hơn. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam thường làm việc theo thông lệ và kinh nghiệm đời trước truyền lại. Các doanh nghiệp này thường yêu cầu hủy phán quyết chỉ vì không đồng ý với phán quyết đó và tìm mọi lý do để hủy phán quyết. Dựa theo tỷ lệ phán quyết bị hủy của những năm trước, các đơn vị đó sẽ càng tạo thêm những lý do để hủy phán quyết trọng tài. Thứ ba, pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết trọng tài vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Chính những điểm này sẽ làm cho các bên không đồng ý với phán quyết trọng tài dựa vào để tìm căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Ngoài ra, việc đưa thêm một số căn cứ hủy phán quyết trọng tài trọng Luật TTTM so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại sẽ làm tăng nguy cơ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Đối với các giao dịch xuất nhập khẩu, việc giao dịch vượt qua biên giới của quốc gia, một bên tranh chấp là doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, vấn đề tố tụng trọng tài càng phức tạp hơn so với các giao dịch trong nước. Việc lựa chọn và thực hiện các điều khoản như địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ trọng tài, trọng tài viên, luật áp dụng giải quyết tranh chấp đều phức tạp và mang tính quốc tế. Bởi vậy, việc sai sót trong quá trình tố tụng xảy ra thường xuyên hơn dẫn tới nguy cơ phán quyết trọng tài bị hủy nhiều hơn. Ngoài ra, việc một bên tranh chấp là doanh nghiệp nước ngoài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các vấn đề như thu thập chứng cứ trong tố tụng, yêu cầu kê biên tài sản, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời,… Điều này ảnh hưởng tới sự chính xác của các phán quyết đã được tuyên, làm tăng nguy cơ hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
Số lượng phán quyết bị hủy trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động phức tạp. Đơn yêu cầu hủy phán quyết có thể sẽ tăng lên, tuy nhiên việc phán quyết bị hủy hay không hủy còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Hiện nay Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành Luật TTTM, trong đó giải thích và nêu rõ một số vướng mắc trong việc thực thi Luật TTTM. Điều này có thể gây ra hai xu hướng khác nhau. Một là các phán quyết của trọng tài sẽ không còn bị hủy với những lý do chưa thỏa đáng. Việc xét đơn yêu cầu sẽ bám sát vào Luật TTTM và đưa ra những quyết định hợp lý. Hai là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục dựa vào những thiếu sót trong Luật TTTM mà Nghị quyết chưa đề cập đến để tiếp tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Ngoài ra việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này vẫn còn đang trong quá trình thực thi. Ngày 13/01/2015, Tòa án Nhân dân Tối cao mới ra công văn số 07/TANDTC-KHXX về việc thi hành pháp luật trọng tài thương mại, nên việc thể hiện hiệu quả ngay là khó khăn.
Như vậy, xu hướng hủy phán quyết trọng tài trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động tùy thuộc vào hiệu quả của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Mặt khác, các thẩm phán Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa có nhiều chuyên môn trong vấn đề hủy phán quyết và còn mang nhiều tư tưởng coi nhẹ trọng tài, bao gồm cả trọng tài trong nước và trọng tài nước ngoài. Do đó, xu hướng hủy phán quyết trọng tài trong giao dịch thương mại quốc tế còn phụ thuộc nhiều vào sự tác động của Nhà nước đến chuyên môn của các thẩm phán
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tại tòa án tại Việt Nam.