Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số vấn đề pháp lý về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tại việt nam và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 50 - 54)

Theo Điều 71 Luật TTTM Việt Nam, sau khi một bên nộp đơn xin hủy phán quyết trọng tài, tòa án sẽ xét đơn theo quy định sau:

Khoản 1: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Tồ án có thẩm qùn thơng báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Việc thông

báo này rất quan trọng vì sự có mặt của các bên đương sự sẽ ảnh hưởng đến tính hợp pháp của kết quả xét xử tại tòa án, cũng như ảnh hưởng đến vấn đề hủy hay không hủy của phán quyết. Nếu nguyên đơn trình đơn đạt yêu cầu, Tòa án chấp nhận thụ lý xét xử thì phải đồng thời thông báo cho các bên có liên quan, Hội đồng trọng tài cùng các trọng tài viên, Viện kiểm sát cùng cấp để đưa ra thông báo tham gia phiên tòa cùng thời gian địa điểm xét xử.

Khoản 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án. Theo đó, trong thời hạn

7 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý, Chánh án của Tòa án có thẩm quyền sẽ chỉ định một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán. Các Thẩm phán được chỉ định này không phải là Thẩm phán đã ra quyết định chỉ định, thay đổi trọng tài viên trọng vụ việc đó, cũng không phải là Thẩm phán đã giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài. Nói cách khác, các Thẩm phán được chỉ định xét xử đơn yêu cầu hủy phán quyết sẽ là các Thẩm phán chưa từng tham gia xét xử liên quan đến vụ việc đó trước đó. Điều này đảm bảo tính công bằng trong xử án.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xem xét đơn yêu cầu. Đây là một quy định trong các vụ xét xử tại Tòa án. Trong

vòng 30 ngày kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu sẽ mở phiên họp xét xử sau khi gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát để xác minh tính xác thực của các chứng cứ cung cấp cho phiên họp. Các chứng cứ phải được xác minh trước khi phiên họp bắt đầu bởi Viện kiểm sát cùng cấp. Sau khi Viện kiểm sát xác minh xong, phiên họp mới được mở và xét xử hủy phán quyết trọng tài theo các căn cứ hủy phán quyết đã được nêu ở trên.

Khoản 3: Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp tḥn thì Hợi đờng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Như vậy theo quy định, trong phiên họp bắt buộc phải có mặt của các bên tranh chấp và Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu không có mặt của một trong các bên với các lý do chính đáng, phiên họp không thể diễn ra và phải tạm dừng. Trường hợp một bên vắng mặt không lý do hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp nhận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét xử và quyết định của Hội đồng Thẩm phán vẫn hợp pháp, bắt buộc các bên phải thi hành.

Khoản 4: Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Theo nguyên tắc, Hội đồng xét đơn yêu cầu chỉ xét xử về mặt

hình thức chứ không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã được giải quyết. Dựa vào các căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM, Hội đồng kiểm tra phán quyết trọng tài có thuộc một trong các trường hợp căn cứ hủy hay không. Trong trường hợp các chứng cứ đưa ra là hợp lý, có căn cứ hủy phán quyết, xét thấy Hội đồng trọng tài không khắc phục hoặc không thể khắc phục được theo yêu cầu của Tòa án thì Hội đồng xét đơn sẽ ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. Nếu Hội đồng xét đơn thấy rằng phán

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quyết trọng tài không thuộc một trong các trường hợp quy định theo khoản 2 Điều 68 Luật TTTM thì sẽ ra quyết định không hủy phán quyết trọng tài. Quyết định của Hội đồng xét đơn sẽ là quyết định đa số của các Thẩm phán trọng Hội đồng xét đơn.

Khoản 5: Hợi đờng xét đơn u cầu có qùn ra qút định huỷ hoặc khơng huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được Hợi đờng chấp tḥn thì Hợi đờng ra qút định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Sau khi nộp đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, nguyên đơn

có thể rút đơn khi thay đổi ý kiến. Khi đó Hội đồng xét đơn sẽ đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng như quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật TTTM, Hội đồng cũng sẽ dừng phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Khoản 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định của Tòa án sẽ được gửi cho các bên liên

quan và yêu cầu các bên phải thi hành.

Khoản 7: Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hợi đờng xét đơn u cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tớ tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đờng trọng tài phải thơng báo cho Tịa án biết về việc khắc phục sai sót tớ tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tớ tụng thì Hợi đờng tiếp tục xét đơn u cầu hủy phán quyết trọng tài.

Hội đồng trọng tài có quyền được khắc phục sai sót trong tố tụng ngay cả khi phán quyết đã được đưa ra trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu phù hợp tại Tòa án. Thời hạn sửa chữa sai sót này không quá 60 ngày. Nếu Hội đồng trọng tài có thể khắc phục nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài thì Hội đồng xét đơn sẽ xem xét không hủy phán quyết. Đây cũng được coi là cơ hội cuối cùng của Hội đồng trọng tài và bên còn lại để giữ vững phán quyết được thực thi. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phán quyết vẫn có thể bị hủy theo các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM.

Đây là một điểm mới đáng lưu ý của luật TTTM so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Trước đó Pháp lệnh Trọng tài thương mại không quy định về việc Hội đồng trọng tài có khả năng khắc phục thiếu sót hay không, chỉ cần xét thấy có căn cứ hủy quyết định trọng tài là Tòa án có thể hủy phán quyết trọng tài mà không cho bên Hội đồng trọng tài có cơ hội khắc phục. Tuy nhiên đến Luật TTTM đã được đổi mới, theo đó nếu có một bên yêu cầu và xét thấy phù hợp, Tòa án có thể đình chỉ việc giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài. Đây là một trong những điểm đổi mới nổi bật của Luật TTTM, tạo cơ hội giúp phán quyết của trọng tài giảm nguy cơ bị hủy khi các sai sót là không đáng kể và có khả năng khắc phục được. Nhờ quy định này, các Hội đồng trọng tài giảm được khả năng phán quyết của mình bị hủy, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh.

Khoản 8: Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc mợt bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu khơng hủy phán qút trọng tài thì phán qút trọng tài được thi hành.

Như vậy có hai trường hợp xảy ra sau khi Hội đồng xét đơn yêu cầu đưa ra quyết định. Nếu phán quyết trọng tài không bị hủy thì phán quyết đó được thi hành và có tính ràng buộc đối với các bên tham gia. Nếu phán quyết trọng tài được Tòa án quyết định hủy, phán quyết đó sẽ không được thực thi và coi như vụ tranh chấp đó chưa được giải quyết. Các bên sẽ có hai lựa chọn, hoặc thỏa thuận trọng tài giải quyết lại tranh chấp, hoặc một bên có thể khởi kiện ra tòa án. Lúc này sau khi phán quyết trọng tài bị hủy thì thỏa thuận trọng tài trước đó sẽ không được áp dụng. Để tranh chấp đó tiếp tục giải quyết bằng trọng tài cần phải có sự đồng ý của cả hai bên, coi như một thỏa thuận trọng tài mới. Nếu một trong các bên tham gia có yêu cầu giải quyết tại Tòa án thì bên còn lại bắt buộc phải theo kiện.

Khoản 9: Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán qút trọng tài tại Tịa án khơng tính vào thời hiệu khởi kiện. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án hay trọng tài đều có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên trong trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy thì toàn bộ thời gian giải quyết bằng trọng tài trước đó và thời gian Tòa án xét xử đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện tiếp theo. Điều này có nghĩa sau khi quyết định hủy phán quyết được đưa ra, các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lại tại Tòa án hoặc trọng tài với thời hiệu khởi kiện ban đầu.

Khoản 10: Quyết định của Tồ án là qút định ći cùng và có hiệu lực thi hành. Quy định này gây ra hai hướng hiểu khác nhau. Một là quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án như một quyết định phúc thẩm tại Tòa án. Theo Luật Tố tụng dân sự thì quyết định này vẫn có khả năng tái thẩm, giám đốc thẩm nếu có vi phạm pháp luật hay có nhiều tình tiết mới. Hai là quyết định của Hội đồng xét đơn yêu cầu là quyết định cuối cùng, không có khả năng tái thẩm hay giám đốc thẩm, không có khả năng xét lại đơn yêu cầu. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã làm đơn yêu cầu TAND Tối cao giám đốc thẩm quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của TAND cấp tỉnh. Mới đây, TAND Tối cao đã ban hành công văn số 07/TANDTC-KHXX ngày 13/01/2015 và lưu ý rằng, quyết định của Tòa án hủy hay không hủy phán quyết là quyết định cuối cùng, không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Do vậy, các Tòa án cần thận trọng, xem xét khách quan toàn diện các tài liệu chứng cứ để có quyết định chính xác.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số vấn đề pháp lý về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tại việt nam và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)