2.1 Tổng quan về trọng tài thương mại tại Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trọng tài thương mại tại Việt
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đã hình thành và phát triển ở Việt Nam từ khá lâu, tuy nhiên chỉ trong thời gian gần đây, trọng tài thương mại mới được công nhận và sử dụng rộng rãi theo đúng chuẩn mực trên thế giới.
Theo Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật trung ương (2013), khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam đã có các tòa án thương mại và các quy tắc trọng tài trong Luật tố tụng dân sự. Tuy vậy tại thời điểm này trọng tài vẫn chưa được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng một cách phổ biến.
Trước năm 2003, có hai loại hình trọng tài tồn tại ở nước ta là trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi nhà nước.
Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước thành lập để giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế nhà nước theo Nghị định 20/TTg ngày 14/04/1960. Sau đó Pháp lệnh Trọng tài kinh tế nhà nước ra đời năm 1990 với ba cấp độ trọng tài kinh tế: trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh và trọng tài kinh tế huyện. Như vậy, thực chất trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà nước, vừa thực hiện các chức năng quản lý kinh tế, vừa xét xử như tòa án nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế nhà nước. Đây vẫn là hình thức mang nhiều tính chất tòa án, chưa thể hiện được vai trò của trọng tài. Mặc dù tòa án nhân dân lúc này chỉ giải quyết các tranh chấp dân sự, không giải quyết các tranh chấp kinh tế. Đến năm 1993 với sự ra đời của Luật Tổ chức Tòa án 1993, mô hình này bị loại bỏ và thay thế vào đó là Tòa án kinh tế.
Trọng tài kinh tế phi nhà nước tồn tại hai mô hình khác nhau. Mô hình thứ nhất
là trung tâm trọng tài do Chính phủ thành lập. Hội đồng Trọng tài Ngoại thương ra đời bằng Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ, sau đó, Hội đồng Trọng tài Hàng hải được thành lập theo Nghị định số 153/CP ngày 05/10/1964. Cho đến năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 204/TTg về việc hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải và thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Mô hình thứ hai là các trung tâm trọng tài kinh tế tư nhân thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ. Theo đó có 5 trung tâm trọng tài được thành lập tại TP. Hà Nội (2 trung tâm), TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bắc Giang.
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Công ước New York về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Việc gia nhập này có nghĩa bất kì phán quyết trọng tài nào tại bất kì nước nào là thành viên công ước mà có một bên của phán quyết ở Việt Nam hoặc tài sản ở Việt Nam thì đều được Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ tính thực thi. Ngược lại, bất kì phán quyết của trọng tài nào ở Việt Nam cũng có thể được công nhận và cho thi hành ở nước thành viên của công ước này.
Có thể nói việc giải thể trọng tài kinh tế nhà nước, thành lập các trung tâm trọng tài thương mại độc lập năm 1993 và 1994, tham gia Công ước New York đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Nhà nước để trọng tài thương mại về đúng bản chất và chức năng của nó, đánh dấu sự cải thiện đáng kể môi trường pháp lý nhằm tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn không có luật về trọng tài thống nhất điều chỉnh hệ thống trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Vì thế mô hình trọng tài tại Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được những chuẩn mực của trọng tài thế giới.
Do đó, ngày 25/02/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hộ đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2003 để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trọng tài. Về cơ bản, Pháp lệnh phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh các vấn đề chủ yếu của trọng tài như quy định về hiệu lực của thoả thuận trọng tài, điều kiện trở thành trọng tài viên, quy định về trọng tài vụ việc, mở rộng thẩm quyền chọn trọng tài viên, ghi nhận mối quan hệ giữa trọng tài và tồ án bằng mợt loạt các quy định cụ thể như hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài, chỉ định trọng tài viên, giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của hội đồng trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, lưu trữ hồ sơ trọng tài,… Pháp lệnh ra đời là một trong những mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của pháp luật về trọng tài tại Việt
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nam, là nền tảng cho pháp lý trọng tài nước nhà tiếp cận, hòa nhập với trọng tài các nước trên thế giới.
Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của nhiều yếu tố mới mang tính hội nhập quốc tế cao như Việt Nam trở thành thành viên của của Tổ chức thương mại Thế giới, với sự ban hành một số luật mới như Luật thương mại 2005, Luật đầu tư 2005,… một số quy định của Pháp lệnh đã không còn phù hợp. Pháp lệnh Trọng tài thương mại vẫn chưa đủ khả năng tạo ra những cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, ngày 17/06/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật trọng tài thương mại, gồm 13 chương, 82 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 và thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài thương mại hết hiệu lực cùng ngày. Luật Trọng tài thương mại đã kế thừa và phát huy những điểm quan trọng trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra một khung pháp lý mới cho sự phát triển của hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam.
Ngày 28/07/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động trọng tài thương mại ở Việt Nam. Ngày 20/03/2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong luật trọng tài thương mại. Đây là một trong những văn bản hướng dẫn chi tiết và bổ sung cho Luật Trọng tài thương mại, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trọng tài.