Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết của trọng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số vấn đề pháp lý về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tại việt nam và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 62 - 65)

trọng tài thương mại hiện nay

2.4.1 Một số ưu điểm

Việc Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại có hiệu lực từ ngày 02/07/2014 là một bước chuyển mới trong pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại cũng như việc hủy phán quyết của trọng tài thương mại. Nghị quyết đã hướng dẫn đầy đủ và chi tiết cách thi hành Luật TTTM, giải thích một số điều khoản còn nhiều vướng mắc trong thực tế. Nghị quyết này là một trong những bước bổ sung mới trong năm vừa qua của Tòa án Nhân dân Tối cao góp phần hoàn thiện luật pháp về trọng tài tại Việt Nam. Đây là một trong những điểm mới đáng lưu ý của luật pháp Việt Nam về trọng tài và hủy phán quyết trọng tài.

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam hiện nay đã đầy đủ mọi nội dung liên quan đến trọng tài thương mại bao gồm cả hủy phán quyết trọng tài thương mại. Kế thừa và phát triển Pháp lệnh trọng tài thương mại, Luật TTTM đã giới hạn lại các tình huống làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu đồng thời quy định hướng giải quyết khi thỏa thuận trọng tài không rõ ràng nhằm nâng cao tính khả thi trong thực tế. Luật TTTM bổ sung cơ hội sửa chữa sai sót của Hội đồng trọng tài sau khi phán quyết được đưa ra. Ngoài ra Luật TTTM còn phân biệt rõ khái niệm “quyết định trọng tài”

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

và “phán quyết trọng tài”. Việc phân biệt đó phù hợp với thực tiễn cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế. Thêm vào đó, Luật đã xác định rõ mối quan hệ giữa trọng tài và tòa án trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, nâng cao vị thế của trọng tài thông qua việc mở rộng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài như cho phép thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài.

Tình trạng hủy phán quyết trọng tài trong thời gian vừa qua tuy tăng lên về số lượng nhưng về chất lượng đã được đảm bảo hơn so với giai đoạn sử dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại. Qua phân tích một số vụ việc, có thể thấy tòa án đã làm đúng quy trình xét xử đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, xem xét một cách minh bạch và đưa ra các quyết định đúng đắn. Các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy đều có cơ sở nhất định dựa vào quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ căn cứ để hủy phán quyết, phán quyết trọng tài vẫn được công nhận và cưỡng chế thi hành. Điều này thể hiện sự ổn định về pháp luật trong vấn đề hủy phán quyết trọng tài thương mại.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tin tưởng vào trọng tài thương mại và lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại. Có thể thấy điều này thông qua số lượng vụ việc giải quyết tại VIAC trong năm 2014 đã tăng một cách đáng kể. Cùng với các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành luật, doanh nghiệp trong nước đã có sự tiếp cận gần hơn với luật pháp, hiểu biết về quá trình tố tụng và biết tận dụng cơ hội trong vấn đề hủy phán quyết trọng tài.

2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh một thành tựu đạt được, pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết trọng tài thương mại vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập so với luật pháp của các nước trên thế giới. Từ sau khi Luật TTTM ra đời với nhiều điểm mới hơn so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại, số lượng phán quyết trọng tài bị hủy lại tăng lên đi ngược lại với mong muốn của Nhà nước. Điều này thể hiện vẫn còn nhiều thiếu sót trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về hủy phán quyết trọng tài.

Một số quy định của Luật TTTM còn khá chung chung và chưa rõ ràng. Cụ thể như “Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này”. Việc trái với các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quy định của Luật này là một khái niệm chưa rõ ràng. Theo quy định tại khoản 7 điều 71 Luật TTTM, Hội đồng trọng tài vẫn còn cơ hội khắc phục sai sót trọng quá trình tố tụng. Như vậy việc trái với các quy định của Luật TTTM trong căn cứ hủy phán quyết là vấn đề rộng và chưa thực sự hiệu quả. Trong luật trọng tài của các nước trên thế giới đều quy định chỉ những vi phạm nghiêm trọng của Hội đồng trọng tài mới có thể hủy phán quyết. Theo đó với điều luật này sẽ dẫn tới nhiều phán quyết bị hủy không thỏa đáng. Ngoài ra, Điều 68 còn quy định hủy phán quyết trọng tài nếu “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Về mặt nội dung, thế nào là phán quyết của trọng tài trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam thì thẩm phán hiểu khác, luật sư hiểu khác và đến nay cũng chưa có hướng dẫn nên nhiều trường hợp hủy hoặc không công nhận phán quyết của trọng tài gây tranh cãi. Theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành Luật TTTM cũng chỉ nêu thêm rằng phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của mợt hoặc các bên, người thứ ba. Tuy nhiên mức độ xâm phạm như thế nào là nghiêm trọng và các chủ thể bị xâm phạm như thế nào thì chưa được quy định rõ. Đặc biệt phán quyết của trọng tài thường sẽ gây thiệt hại về lợi ích của một trong các bên đương sự. Như vậy đây cũng là một trong những quy định mập mờ về việc quy định căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại của pháp luật Việt Nam.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu biết về trọng tài và pháp luật quy định về trọng tài. Sự thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp dẫn tới bị thiệt hại về mặt lợi ích khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài tại Hội đồng trọng tài. Mặt khác, kinh doanh theo kinh nghiệm và thói quen từ xưa dẫn tới việc sai sót ngay khi thỏa thuận hợp đồng và lưu trữ tài liệu làm chứng cứ chứng minh trong giải quyết tranh chấp. Điều này là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của trọng tài thương mại và phán quyết của trọng tài bị hủy.

Ngoài ra, đội ngũ trọng tài viên trong nước còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để đảm bảo uy tín đối với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nước ngoài. Quá trình xét xử trọng tài còn nhiều thiếu sót trong vấn đề thẩm quyền và thủ tục tố tụng, dẫn tới các phán quyết bị hủy không mong muốn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐỂ VẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ HỦY PHÁN

QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số vấn đề pháp lý về hủy phán quyết của trọng tài thương mại tại việt nam và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)