1.3.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu thủy sản a. Khái niệm xuất khẩu thủy sản
Ở mỗi góc độ khác nhau, người ta lại có định nghĩa khác nhau về xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau: “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngồi trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán.” Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là mua bán trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất hàng hóa phát triển và trao đổi giữa các qc gia mở rộng đã mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia thì hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của một quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Thủy sản là một ngành sản xuất nơng nghiệp chun mơn hóa hẹp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Các sản phẩm hàng hóa đa dạng do ngành thủy sản sản xuất ra bao gồm như: cá các loại, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các thủy hải sản đặc biệt khác. Ngành thủy sản gồm hai bộ phận sản xuất chủ yếu là: ngành nuôi trồng và ngành cơng nghiệp thủy sản. Ngồi ra, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh cịn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác. Cơ cấu ngành thủy sản của thể được minh họa như sau:
Mơ hình cơ cấu ngành thủy sản
Nguồn: Hội Thúy sản Việt Nam
Từ cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Xuất khẩu thủy sản là việc bán những sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước. Xuất khẩu thủy sản là một ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trong nước.
b. Bản chất của xuất khẩu thủy sản
Thực chất của xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là sự trao đổi lao động kết tinh giữa các quốc gia thơng qua trao đổi hàng hóa. Trong đó, những nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình sang thị trường các nước phát triển nhằm phát huy tối ưu lợi thế tuyệt đối và tương đối của quốc gia mình trong trao đổi và bn bán quốc tế. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nga cũng vậy. Hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nga được kết tinh bởi lao động hao phí của những ngư dân và lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu của Việt Nam. Do đó, trong trao đổi ngang giá, cả Việt Nam và Nga đều thu được lợi. Việt Nam đã nhận được ngoại tệ mạnh để có thể mua máy móc, thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy tiến trình Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Phát triển đất nước. Người tiêu dùng Nga được mua hàng thủy sản giá rẻ, chất lượng cao.
c. Các hình thức xuất khẩu thủy sản
- Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu mà trong đó Cơng ty kinh doanh quốc tế trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngồi thơng qua các bộ phận xuất khẩu của mình. Trong lĩnh vực thủy sản có thể kể đến Công ty Cổ phần Thủy sản Cà Mau (SEAPRIMEXCO - VIETNAM) là một trong những công ty được phép xuất khẩu trực tiếp thủy sản ra nước ngồi. Cơng ty thành lập từ năm 1976 tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, đến nay đã phát triển lớn mạnh với công suất trên 6000 tấn/năm, xuất khẩu trực tiếp sang nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU, Úc… với kim ngạch xuất khẩu trên 50.000.000USD/năm.
Xuất khẩu trực tiếp thường địi hỏi chi phí cao và nguồn lực lớn để phát triển thị trường. Công ty xuất khẩu cũng phải chịu rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, tốc độ chu chuyển vốn chậm. Tuy nhiên hình thức này sẽ mang đến cho cơng ty những lợi ích quan trọng như: Có thể kiểm sốt được sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối ở thị trường nước ngồi; Có thể nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, các yếu tố môi trường để đưa các hoạt động xuất khẩu của cơng ty thích ứng hơn với
thị trường nước ngồi. Chính vì thế mà nỗ lực bán hàng và xuất khẩu của cơng ty đạt kết quả tốt hơn. Hình thức này chỉ phù hợp áp dụng với những cơng ty có quy mơ lớn, đủ yếu tố về nguồn lực như nhân sự, tài chính và quy mơ xuất khẩu lớn.
- Xuất khẩu gián tiếp (hay ủy thác): là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu khơng trực tiếp đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mà phải ủy thác cho bên trung gian tiến hành xuất khẩu hộ. Trung gian này có thể là cơng ty quản lý xuất khẩu, nhà ủy thác xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu…
Hình thức này được áp dụng khi cơng ty chưa có đủ thơng tin cần thiết về thị trường nước ngoài, như nhu cầu và cung cầu cụ thể, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh; Hoặc công ty lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường; Hoặc quy mơ kinh doanh cịn nhỏ; Các nguồn lực cơng ty có hạn, chưa thể dàn trải các hoạt động ở nước ngoài; Cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi ro cao; Rào cản thương mại từ phía Nhà nước. Xuất khẩu gián tiếp đem đến cho sản phẩm của công ty cơ hội thâm nhập thị trường nước ngồi mà khơng phải tự mình đối mặt những rủi ro và rắc rối như xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên vì phát sinh những khoản chi phí trung gian nên lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm đi. Mặt khác khơng biết được nhu cầu thị trường nước ngồi biến động như thế nào cũng như tâm lý và thị hiếu khách hàng để cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
- Xuất khẩu liên doanh: Hình thức liên kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp trong đó có ít nhất 1 doanh nghiệp xuất khẩu…
- Buôn bá đối lưu: Là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hố giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng hố nhập về. Ở đây mục đích xuất khẩu khơng phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hố khác có giá trị tương đương.
Có rất nhiều hình thức bn bán đối lưu nhưng có thể kể đến các hình thức thơng dụng như hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ. Hình thức này yêu cầu các bên phải đảm bảo bình đẳng tơn trọng lẫn nhau và phải có sự cân bằng trong bn bán đối lưu. Ưu điểm của buôn bán đối lưu là tránh được sự kiểm soát của Nhà nước về vấn đề ngoại tệ và loai trừ sự ảnh hưởng của biến động tiền tệ, bên cạnh đó cịn khắc phục được tình trạng thiếu ngoại tệ trong thanh tốn.
- Xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế: Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên – bên nhận gia cơng nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia cơng. Như vậy trong gia cơng quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay cơng nghệ mới về nước mình nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức này mà có được một nền công nghiệp hiện đại chẳng hạn như: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…
- Hoạt động xuất khẩu theo nghị định thư: Là hình thức xuất khẩu mà chính phủ giữa các bên đàm phán ký kết với nhau những văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Và việc đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở những nội dung đã được ký kết. Nhà nước xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện.
d. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản
Thứ nhất, thủy sản là loại hàng hóa mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ngư trường nên xuất khẩu thủy sản cũng mang tính thời vụ.
Đối tượng của xuất khẩu thủy sản là cá và sinh vật sống dưới nước. Vì vậy để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu cung cấp đều đặn, liên tục cho xuất khẩu thủy sản đòi hỏi phải tăng khai thác hải sản song song với việc bảo vệ nguồn lợi, tiến hành ni trồng và phát triển các giống lồi để phục vụ cho việc xuất khẩu lâu dài. Công việc này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ cơng nghệ và nỗ lực của con người. Cũng do đối tượng là các sinh vật sống dưới nước, trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do; bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dịng chảy, địa hình, thủy văn... tạo nên tính mùa vụ phức tạp cả về không gian và thời gian nên việc xuất khẩu thủy sản cũng mang tính thời vụ. Ngày nay, nhờ phát triển ni trồng thủy sản nên các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã hạn chế được tính mùa vụ từ nguyên liệu khai thác. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản lại có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường đã phải trải qua quá trình từ tươi sống, đơng lạnh, rã đơng và đem bán như thủy sản tươi tại quầy. Việc cấp đông đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự ươn hỏng vì tốc độ ươn hỏng ở thủy sản cao hơn hai lần so với các loại Protein khác như thịt gà, thịt bị hay thịt lợn. Chính điều này làm cho giá trị thủy sản giảm rất nhanh, thậm chí trong vài giờ nếu nhiệt độ tăng lên trên 0 độ C. Để khắc phục điều này đòi hỏi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu (thủy sản xuất khẩu) phải có hệ thống kho lạnh trữ lạnh nguyên liệu lâu dài đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước ngồi.
Thứ hai, XKTS là ngành địi hỏi có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao.
XKTS bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi mắt xích từ khâu: khai thác, ni trồng, chế biến thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí cịn lồng ghép vào
nhau. Với điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra cịn ít, chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động trên được chun mơn hóa ngày càng cao và có tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm TSXK, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại địi hỏi phải gắn bó các ngành chun mơn hóa hẹp nói trên trong một tổng thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Như vậy, để tạo ra một sản phẩm TSXK có chất lượng cao địi hỏi phải có tính liên ngành, tính hỗn hợp cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến TSXK là đặc điểm của ngành XKTS.
1.3.2. Vai trò ngành thủy sản xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội
Nhiều năm qua, thủy sản luôn đứng trong top những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu liên tục năm sau tăng cao hơn năm trước. Mỗi năm tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trung bình đạt 15-20%. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong 4 cường quốc xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới.1
Điển hình trong 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng 21.07% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương giá trị 1.14 tỷ USD), đứng thứ 5 trong top 10 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, đóng góp 6.55 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
1 Theo Đ.H (2014), “Xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều thách thức”, “Báo điện tử Đảng Cộng sản
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 10 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013.
Ngành thủy sản giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, quy mô của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trị của xuất khẩu thuỷ sản cũng tăng lên khơng ngừng trong nền kinh tế quốc dân:
Một là, XKTS tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Để tiến hành quá trình CNH, HĐH cần phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến. Các nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngồi, vay nợ, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hoạt động thu từ hoạt động du lịch... Trong đó nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là xuất khẩu. Đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản thì việc phát triển ngành thủy sản sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị và tăng thu ngoại tệ cho đất nước thực hiện quá trình CNH, HĐH. Trong những năm gần đây, XKTS đã đóng góp khơng nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội. Vai trị đó thể hiện rất cụ thể ở giá trị xuất khẩu của ngành ngày càng tăng.
Hai là, XKTS góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển.
Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi cho quá trình khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng, nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam rất phong phú, có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, lực lượng lao động Việt Nam dồi dào, cần cù và thông minh, khéo léo. XKTS đã phát huy được lợi thế so sánh đó, tăng thu nhập ngoại tệ, góp phần giảm bớt sự thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
Trong hơn hai thập kỷ qua, XKTS đã đóng vai trị "địn bẩy" mở đường thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành kinh tế thủy sản từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến cho đến dịch vụ hậu cần nghề cá. Có thể nói rằng, XKTS khơng phát triển thì các lĩnh vực khác trong ngành thủy sản khơng thể phát triển. Chính sự lớn mạnh của XKTS đã tạo đầu ra sự phát triển không ngừng của công nghiệp khai thác và ni trồng thủy sản.
XKTS đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng có giá trị xuất khẩu cao đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu địi hỏi. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành khai thác đã chú ý phát triển những mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực... cịn trong ni trồng có: tơm sú, tơm càng xanh, tơm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá tra, cá ba sa, cá