Nguyên nhân tồn tại những mặt chưa làm được

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 63 - 65)

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mơ sản xuất nhỏ thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đổi thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyển lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hường không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn.

Thứ ba, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khó xuất khẩu sang Nga vì một số doanh nghiệp thủy sản câu kết với nhau tạo nên lợi ích nhóm và độc quyền mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nga. Hiện nay Nhà nước vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này, gây ra rào cản từ chính nội bộ trong nước với các doanh nghiệp thủy sản tiềm năng.

Thứ tư, số nhà máy chế biến thủy sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực ni trồng, khai thác trong nước cịn có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Đội ngũ cán bộ quản lí và lực lượng chưa có trình độ làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất.

Thứ năm, Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản. Cơ chế thanh tốn bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh tốn qua L/C cịn thấp. con giống để ni trồng thủy sản cịn rất ít chưa đa dạng và khơng đảm bảo, chất lượng cịn thấp.

Thứ sáu, có thể thấy cơng tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng cịn chưa hiệu quả. Chưa thơng báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do Nga trước vẫn chưa là một đối tác lớn của Việt Nam trong xuất khẩu Thủy sản nên khi cơ hội phát triển và đề nghị nhập khẩu số lượng lớn thủy sản từ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sự chuẩn bị và kinh nghiệm làm việc với ngừoi Nga.

Thứ hai, Nga tuy đã gia nhập WTO và giảm thuế 0% cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhưng hệ thống thanh toán của Nga cịn lỏng lẻo, thị trường có tính “thất thường” nên độ ổn định và an tồn kinh doanh cịn gây e ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ ba, Nga đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm thủy sản của các nước khác trên thị trường Nga.Trong đó có thể kể đến diển hình là Trung Quốc. Điều đo buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, thay đổi về cung cách phục vụ cho tốt hơn

Thứ tư, Phương tiện vận tải chủ yếu là container và có chi phí khá cao. ITPC cho hay, tuyến đường vận chuyển hàng hóa Việt Nam sang Nga hiện được vận chuyển qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xuyên Nga từ Đơng sang Tây, nên chi phí vận chun bị đội lên rất cao, khó lịng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NGA

3.1. Định hướng Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga3.1.1. Định hướng phát triển Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 63 - 65)