Giải pháp đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 75 - 82)

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủy sảnViệt Nam sang thị trường

3.2.3. Giải pháp đối với Doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản: người tiêu dùng Nga được đánh giá là người có địi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, mặc dù có thất thường khơng nhất quán. Họ đặt ra những tiêu chuẩn về chất lượng, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này cần phải đảm bảo chất lượng thủy sản đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nga. Các biện pháp các doanh nghiệp nên áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm:

- Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tập trung thiết lập một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và thuận tiện trong việc vận chuyển đến các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nguyên liệu tại các vùng sản xuất, giúp đỡ người dân giải quyết những khó khăn gặp phải trong q trình sản xuất. Lấy ni trồng thủy sản là chủ yếu để giải quyết vấn đề nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản. Mở rộng các vùng ni trồng thủy sản có nhiều tiềm năng như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, tạo nguồn sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cho ngành đánh bắt thủy sản để mở rộng phạm vi khai thác nhằm duy trì được mức độ đánh bắt. Tiến hành quy hoạch các vùng đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Đa dạng hóa các mặt hàng để chủ động đáp ứng nhu cầu từng thị trường trong từng thời kỳ, tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ lực là tơm, cá tra, cá basa, cá ngừ, rơ phi đơn tính, tơm thể chân trắng…

- Thứ hai, các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc xây dựng phát triển các cơ sở hạ tầng tại nhà máy, đầu tư cải tiến hoặc thay mới công nghệ chế biến và bảo quản, các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cấp và xây dựng hệ thống kho tàng phục vụ cho việc cất giữ và bảo quản. Hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao và những khu vực có nhiều tiềm năng nhưng cịn gặp khó

khăn trong ni trồng thủy sản như hệ thống đầm phá miền Trung… Hỗ trợ về vốn và đầu tư để các hộ nông dân sản xuất và các doanh nghiệp ổn định và yên tâm khai thác nguyên liệu, chế biến thủy sản xuất khẩu.

- Thứ ba, cần nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như tinh thần trách nhiệm của tất cả các cán bộ kỹ thuật. Tiến hành công tác đào tạo các cán bộ có đủ trình độ khoa học kỹ thuật tróng sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản. xây dựng các trung tâm nghiên cứu đảm bảo không ngừng nâng cấp, bảo đảm chất lượng cây, cơn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Phố biến cho người dân kiến thức khoa học kỹ thuật cần thiết trong q trình đánh bắt và ni trồng, bảo quản chất lượng sản phẩm. Tuyên truyền, nâng cao ý thức người sản xuất và kinh doanh về tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn quốc tế đối với khả năng xuất khẩu của sản phẩm sản xuất. Doanh nghiệp nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với cán bộ công nhân nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

- Kiểm sốt chặt chẽ đối với dư lượng kháng sinh, có các chế tài xử phạt vi phạm. Áp dụng hệ thống HACCP trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản không chỉ đối với các sản phẩm xuất khẩu mà cả các sản phẩm tiêu thụ trong nước. Đề ra và thống nhất các quy định về môi trường sinh thái đối với hệ thống, phương tiện đánh bắt và nuôi trồng trong cả nước. Thống nhất công tác quản lý giữa các cơ quan có thẩm quyền từ trnng ương đến địa phương, giữa địa phương và Bộ, ngành để xử lý, giải quyết.

Nâng cao tính cạnh tranh về giá:

Để mức giá vừa đảm bảo bù đắp chi phí vừa có khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ cấu giá hợp lý. Ngồi ra, để mặt hàng thủy sản khi xuất khẩu có giá cả cạnh tranh hơn, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các biện pháp giúp giảm chi phí như: sử dụng các loại

giống cho năng suất cao, các công nghệ chế biến vào bảo quản hiện đại cho hiệu quả sản xuất cao và hạn chế những tổn thất do hư hỏng sản phẩm gây ra.

Nâng cao uy tín, thương hiệu của mặt hàng thủy sản

- Người tiêu dùng Nga rất nghiêm khắc về chất lượng trong kinh doanh, họ sẽ mất lịng tin nếu đối tác giao hàng khơng đúng chủng loại , không đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng quy định trong hợp đồng. Vì vậy, ngồi việc đảm bảo hàng đúng chất lượng yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng phải đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định.

- Mặt khác, để nâng cao uy tín cũng như có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nga, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tập trung ngay cho công tác xây dựng thương hiệu. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể tiến hành là:

+ Cần xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu mặt hàng thủy sản hướng ra thị trường thế giới.

+ Cần coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng cáo và phát triển thương hiệu một cách bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến với hầu hết người tiêu dùng.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại

Một trong những giải pháp khơng kém phần quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang Nga là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc…

Tham gia vào các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo để các doanh nghiệp thể hiện ưu thế và khả năng mọi mặt của mình và có kế hoạch điểu chỉnh,

Doanh nghiệp cần có kế hoạch để điều tra, nghiên cứu thị trường Nga để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để đưa ra những quyết định xác đáng nhất cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Kịp thời nắm bắt được các thông tin, các vấn đề quốc tế về ni trồng thủy sản để có những điều chỉnh phù hợp. Tăng cường các khâu quản lý, đặc biệt phải quản lý từ gốc, từ khâu nguyên liệu và sản xuất để ngăn chặn các chất bị cấm trong sản xuất và kinh doanh thủy sản để đảm bảo chất lượng và uy tín cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

Khai thác tối đa sự trợ giúp của các cơ quan Việt Nam ở Nga và các cơ quan Nga tại Việt Nam.

Phối hợp với các siêu thị, các ki-ốt thực phẩm trên thị trường Nga.

Chú trọng đến ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến thương mại: Sử dụng website có tiếng Nga để quảng bá sản phẩm.

Đào tạo đội ngũ nhân viên thương mại biết tiếng Nga để thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm thủy sản vào thị trường Nga.

Liên kết và hợp tác mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

Dưới sự hỗ trợ điều hành của nhà nước, các doanh nghiệp thương mại của nhà nước chủ động đứng ra làm nòng cốt tiến hàng sát nhập với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhà nước khác, hình thành các tập đồn kinh tế tổng hợp, đủ sức cạnh tranh xuất khẩu. Các doanh nghiệp kêu gọi đầu tư góp vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ vốn cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành thủy sản và nông dân như một giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững, đảm bảo lợi ích của cả hai nhà. Nhà máy bao tiêu sản phẩm, mua cá với giá đảm bảo

nơng dân có lãi, nơng dân sẽ an tâm sản xuất, ngược lại, nhà máy sẽ được đảm bảo về nguồn nguyên liệu sản xuất. Nếu điều này được hồn thiện thì đây sẽ là lời giải hữu hiệu đảm bảo cho xuất khẩu bền vững.

KẾT LUẬN

Thị trường Nga là một thị trường tiềm năng, một thị trường mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thương mại của mình. Nhưng đồng thời cũng là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt đối với hầu hết tất cả các mặt hàng trong đó có mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Những năm gần đây, thị trường Nga lại càng đưa ra nhiều quy định khắt khe hơn đối với mặt thủy sản của các nước xuất khẩu điều đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải có các bước đi chiến lược đối với thị trường rộng lớn này.

Qua nghiên cứu cho thấy, trong thời gian gần đây hoạt động ngoại giao cũng như xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga đã đạt được những thành tựu đáng kể, hứa hẹn một thị trường đối tác chủ lực trong tương lai. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga vẫn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là việc đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật, vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp và đặc biệt là sự liên kết của các doanh nghiệp trước một thị trường lớn. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga trong thời gian tới.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nga. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và ngư dân nhằm tạo ra một hướng đi thống nhất; sự quy hoạch về nguyên liệu và đặc biệt là chất lượng thủy sản. Đạt được điều này địi hỏi phải có sự hỗ trợ và phối hợp đồng thời của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình: Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – ĐHKTQD – Nhà xuất bản Thống kê.

2. Giáo trình: Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế - ĐHKTQD – Nhà xuất bản giáo dục.

3. Trần Chí Thành - Tài liệu: Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - Nhà xuất bản Lao động - xã hội .

4. Nguyễn Văn Nam - Tài liệu: Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản - Nhà xuất bản thống kê.

5. Vũ Chí Lộc - Tài liệu: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Âu - Nhà xuất bản lý luận chính trị.

6. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam - Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại .

7. Thời báo Kinh tế Việt Nam các số 2000-2010. 8. Các Báo và Tạp chí khác có liên quan.

9. Một số trang web:

www.vasep.vn / www.fistenet.gov.vn

(Trang thông tin điện tử Tổng cục thủy sản)

www.mof.gov.vn

(Cổng thông tin Bộ Tài Chính)

www.agroviet.gov.vn

(Cổng thơng tin điện tử Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn)

www.thuysanvietnam.com.vn

( Tạp chí thủy sản Việt Nam)

(Tin tức Thương mại)

www.vietlinh.com.vn

(Trang tin điện tử Việt Linh)

www.vietnamnet.vn

(Báo VietNamNet)

http://www.nafiqad.gov.vn/

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)