Thực trạng Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 43 - 47)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 -10 -5 0 5 10 15 20 25 3.75 4.51 4.25 5.03 6.12 6.13 6.72 7.84

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Giá trị Tăng trưởng

Tr iệ u t ấn P h ần t ră m %

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam

Trong giai đoạn 2007 – 2014: giá trị xuất khẩu thủy sản có xu hướng tăng từ mức 3,75 tỷ USD năm 2007 lên mức 7.88 tỷ USD năm 2014, đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 10,9%/năm.

Ngồi năm 2009 giá trị xuất khẩu thủy sản tăng trưởng âm 5,7% so với năm 2008, thì năm 2012 là ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất với mức tăng 0,3% so với năm 2011.

Với giá trị xuất khẩu ở mức khá thì trong 3 năm trở lại đây Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất thế giới, góp phần cùng Trung Quốc,

Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… đưa Châu Á trở thành khu vực sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới. 2.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chính 2009 2010 2011 2012 2013 2014 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 39.4 41.9 39.2 36.5 45.4 50.38 31.6 28.4 29.5 28.4 24.6 22.58 8.2 12 12 14.5 10.2 6.7 11.3 11.5 11.4 12.7 9.8 6.8

CƠ CẤU SẢN XUẤT THỦY SẢN

Tôm đông lạnh Cá tra, basa Cá ngừ

Cá khác Nhuyễn thể Cua, ghẹ, giáp xác khác

P h ần t ră m %

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam

Trong cơ cấu giá trị các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là Tơm đơng lạnh và cá tra – cá basa, hai nhóm mặt hàng này đã chiếm từ 65% - 71% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2009 – 2014, cụ thể:

2009 – 2014: Gía trị xuất khẩu tơm đơng lạnh thường chiếm tỷ trọng từ 36,5% - 50,38% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu. Gía trị xuất khẩu cá tra – cá basa chiếm tỷ trọng từ 28,4% - 31,6% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu.

Còn lại là các mặt hàng khác như: Cá ngừ chiếm tỷ trọng từ 4,3% - 9,3%, Các loại cá khác chiếm tỷ trọng 8,2% - 14,5%, nhuyễn thể chiếm tỷ trọng 5,5% - 9,8%, cua, ghẹ và giáp xác chiếm tỷ trọng 1,3% - 2,2% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu.

2.1.3. Các thị trường xuất khẩu chính 2014 21% 23% 18% 18% 8% 7% 6%

CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 2014

Mỹ EU Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Australia Asean Các thị trường khác

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam

Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng thủy sản Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản với tỷ trọng xuất khẩu lần lượt đạt mức 22%, 17% và 17%. Ba thị trường này đã chiếm tới 56% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014. Kế đến là các thị trường khác như: Trung Quốc 8%, Hàn Quốc 7%, Asean 6%, Australia 3% và tổng các thị trường khác là 20%.

2.1.4. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 12/2014 đạt 628,8 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2014 đạt 7,84 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức xuất khẩu kỷ lục của ngành thủy sản.

Theo số liệu Hải quan và tổng hợp của VASEP, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12/2014 giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngối. Tính cả năm 2014, xuất khẩu các mặt hàng đều tăng trưởng, trong đó xuất khẩu tôm đạt tăng trưởng cao nhất 26,9%, xuất khẩu cá tra đã hồi phục với mức tăng nhẹ 0,4%. Xuất khẩu cá ngừ chưa có dấu hiệu

phục hồi, giảm 9,4%. Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là ba thị trường tiêu thụ lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam. Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu sang ba thị trường này đạt hơn 4,38 tỷ USD, chiếm 55,95% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu tơm có mức tăng trưởng mạnh (26,9%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,95 tỷ USD, chiếm 50,38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đứng đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam là thị trường Mỹ chiếm 26,92% tỷ trọng xuất khẩu tôm và giá trị xuất khẩu đạt 1,06 tỷ USD (tăng 28%). Tiếp theo là thị trường Nhật Bản và EU chiếm tỷ trọng lần lượt là 18,8% và 17,27% với giá trị xuất khẩu tăng tương ứng 4,9% (đạt 743,4 triệu USD) và 66,7% (đạt 682,7 triệu USD).

So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giảm mạnh, nhưng EU vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 344,3 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,47% tỷ trọng. Xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ cũng giảm 11,5%, đạt 336,8 triệu USD, nhưng Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đứng thứ hai của cá tra Việt Nam. Tiếp đến là xuất khẩu vào ASEAN và Bra-xin với giá trị tương ứng đạt 136,6 triệu USD (tăng 9,4%) và 113,2 triệu USD (tăng 0,9%)

Mặc dù xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm 2014 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013, nhưng tính cả năm 2014, xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 8,1%, đạt 484,2 triệu USD. Hiện Mỹ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam, chiếm 36,18% tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ, đạt 175,2 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường EU chiếm 27,92% tỷ trọng với giá trị xuất khẩu đạt 135,2 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tiếp theo là ASEAN và Nhật Bản chiếm 7,22% và 4,66% tỷ trọng, giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này lần lượt là 35 triệu USD (giảm 1,5%) và 22,6 triệu USD (giảm mạnh 46,3%).

Năm 2014, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc) tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 483,3 triệu USD. Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) tăng 10,7% (đạt xấp xỉ 80 triệu USD). Hàn Quốc, Nhật Bản và EU là các thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)