Cơ cấu và sự đa dạng của sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 55 - 57)

Giai đoạn 2009 - 2013, Việt Nam xuất sang Nga chủ yếu là cá phi lê (chiếm 85%), kế tiếp là nhóm cá khơ có tỷ lệ trung bình xấp xỉ 7%, nhuyễn thể chiếm tỷ lệ 3,4%, tôm gần 3%.

1.97 1.5 7344 5255 2040 11139

160062 (85%)

CƠ CẤU SẢN PHẨM VIỆT NAM XUẤT VÀO NGA 2009-2013

Cá sống Cá tươi/ướp lạnh Tôm Nhuyễn thể Cá đông lạnh Cá khô/muối Cá phi lê

0.51 1.5 999 1311 1401 1807 15909 (74%)

CƠ CẤU SẢN PHẨM VIỆT NAM XUẤT VÀO NGA 10 THÁNG ĐẦU 2013

Cá sống Cá tươi/ướp lạnh Tôm Nhuyễn thể Cá đông lạnh Cá khô/muối Cá phi lê

Trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất vào Nga khoảng 21.430 tấn (Hình 12), trong đó nhóm cá phi lê chiếm tỷ trọng đến 74%, nhóm cá khơ chiếm 8,4%, nhóm cá đơng lạnh và nhũn thể chiếm tỷ trọng gần như nhau, xấp xỉ 6,5% và 6,1% tương ứng. Mặt hàng tôm các loại chiếm tỷ trọng 4,7%, các mặt hàng còn lại như cá sống, cá tươi/ướp lạnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nga từ Việt Nam và một số nước trong 10 tháng đầu năm 2013 theo từng nhóm sản phẩm như sau:

1/ Cá sống: nhập từ Việt Nam 0,4 tấn (chủ yếu là cá tầm, chiếm tỷ trọng 0,08% của mặt hàng này), nhập từ Na Uy 452 tấn, chiếm tỷ trọng gần 80% (cá hồi).

2/ Cá tươi/ướp lạnh: nhập từ Việt Nam 2 tấn (chủ yếu là cá thờn bơn, chiếm tỷ trọng 0,001% của mặt hàng này), nhập từ Na Uy 99.585 tấn, chiếm tỷ trọng gần 76% (trong đó mặt hàng cá hồi chiếm đến 96%).

3/ Cá đông lạnh: nhập từ Việt Nam 1.402 tấn (chủ yếu là cá tầm, chiếm tỷ trọng 0,1% của mặt hàng này), nhập từ Na Uy 96.432 tấn, chiếm tỷ trọng gần 7%, từ Iceland 79.342 tấn (5,72%).

4/ Cá phi lê: nhập từ Việt Nam 15.908 tấn (chủ yếu là cá tra, chiếm tỷ trọng 12,26% của mặt hàng này), nhập từ Trung Quốc 26.177 tấn (20,17%), từ Na Uy 17.012 tấn (13,11%), từ Iceland 5.472 tấn (4,22%), từ Mỹ 4.479 tấn (3,45%), từ Indonesia 1.896 tấn (1,46%).

5/ Cá khô/muối: nhập từ Việt Nam 1.000 tấn (chủ yếu là phi lê phơi khô, chiếm tỷ trọng 10,9% của mặt hàng này), nhập từ Trung Quốc 4.553 tấn (27,47%), từ Cộng hòa Sát 3.537 tấn (21,34%), từ Thái Lan 1.266 tấn (7,64%).

6/ Tôm: nhập từ Việt Nam 1.000 tấn (chiếm tỷ trọng 1,46% của mặt hàng này), nhập từ Ekvador 1.932 tấn (2,82%), từ Trung Quốc 10.956 tấn (15,98%), từ Peru 891 tấn (1,3%), từ Thái Lan 649 tấn (gần 1%), từ Indonesia 962 tấn (1,4%), từ Ấn Độ 3.573

tấn (5,21%), từ Armenia 3.132 tấn (4,57%), từ Bangladesh 3.035 tấn (4,43% - 3), từ Đan Mạch 4.980 tấn (7,26%).

7/ Nhuyễn thể: nhập từ Việt Nam 1.310 tấn (chiếm tỷ trọng 4,31% của mặt hàng này, chủ yếu là bạch tuộc), từ Trung Quốc 16.360 tấn (53,77%), từ Chile 2.521 tấn (8,29%), từ Peru 5.317 tấn (17,48%), từ Indonesia 300 tấn (0,98%), từ Bồ Đào Nha 178 tấn (0,58%), từ New Zealand 682 tấn (2,24%), từ Thái Lan 474 tấn (1,56%).

2.3.3. Chất lượng thủy sản xuất khẩu

Cá tra chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu sang Nga, chủ yếu nhờ nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh trong những tháng cuối năm ngoái. Bởi trong tháng 1/2014, Cục Kiểm dịch Động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã ra lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu tơm và cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam.

Mãi đến tháng 8 và 9, khi VPSS dỡ bỏ lệnh tạm nhập khẩu nói trên đối với 10 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó có 7 doanh nghiệp cá tra, thì cá tra Việt Nam mới quay lại được thị trường này. Trong đó, bảy doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan sẽ bao gồm: năm doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra, basa đông lạnh và hai doanh nghiệp chế biến sản phẩm tôm đông lạnh.

Nafiquad yêu cầu 7 doanh nghiệp nói trên tiếp tục thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Nga trong chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS cơng nhận.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 55 - 57)