Phân tích kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nga

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 57)

Mặc dù Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có sản lượng thủy sản nhập khẩu vào Nga lớn nhất (chiếm thị phần khoảng 3,5%) với mặt hàng chủ lực là cá tra phi lê (chiếm trên 70% sản lượng Việt Nam xuất vào Nga, khoảng 13% sản lượng cá phi lê Nga nhập từ các nước). Tuy nhiên, thời gian về sau nhập khẩu mặt hàng này vào Nga gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu, theo Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Thủy sản Nga là do cá tra phi lê của Việt Nam có chất lượng thấp, hàm lượng nước cao (chiếm đến 30 - 50%), người tiêu dùng Nga chi tiền chủ yếu để mua nước... Bên cạnh đó, cá tra phi lê là mặt hàng có giá cả khơng cao, định hướng lên người tiêu dùng thu nhập thấp, chịu áp lực cạnh tranh rất cao do dễ dàng bị thay thế.

Nước Nga đã ban hành Chương trình quốc gia về phát triển nghề cá đến năm 2020 với các mục tiêu đặt ra: sản lượng khai thác đến năm 2020 sẽ lên tới 6,2 triệu tấn, sản lượng thủy sản - 410 nghìn tấn, sản phẩm chế biến và đóng hộp - 5,3 triệu tấn. Mức tiêu thụ thực phẩm thủy sản bình quân đầu người - 28 kg/ năm. Thị phần sản phẩm trong nước trên thị trường nội địa - 85% (năm 2011 là 78%), tăng trưởng năng suất lao động (với mức của năm 2011) - 70%.

Như vậy, có thể thấy bức tranh về xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nga trong giai đoạn này không mấy sáng sủa.

b. Cơ hội mới từ lệnh cấm vận của Nga với phương Tây và Mỹ (2014)

Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ và các quốc gia châu Âu, đã làm một số mặt hàng thực phẩm, thủy sản trên thị trường thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả đã tăng đột biến. Mặc dù Nga là nước có nguồn lợi thủy sản ni trồng và đánh bắt phong phú, tuy nhiên nước này hạn chế về cơ sở chế biến thủy sản nên phải lệ thuộc vào nhập khẩu từ các nước Eu, Mỹ và các nước châu Á. Để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung về thực phẩm và thủy sản hiện nay, Nga đã chuyển sang tìm kiếm các nhà cung cấp và các đối tác xuất khẩu từ Châu Á. Nhằm đáp ứng đủ một lượng rất lớn về mặt hàng thực phẩm và thủy sản thiếu hụt hiện nay.

Tại hội chợ thủy sản Nga diễn ra từ ngày 15 – 17/9 tại Mát-xcơ-va đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Do ảnh hưởng của lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm lần này nên hầu hết các gian hàng từ các nước Eu, Mỹ khơng có mặt. Vì vậy các nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam đã tận dụng triệt để cơ hội này để đẩy mạnh quảng bá và phát triển các mặt hàng thủy, hải sản có lợi thế của mình. Tham gia hội chợ Việt Nam đã giới thiệu đến người tiêu dùng Nga những mặt hàng thủy sản có lợi thế gồm tơm, cá tra, hải sản.

Vừa qua cơ quan thương mại Nga tại Việt Nam cho biết, trong thời gian tới Nga muốn nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội này các doanh nghiệp của Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường Nga để gia tăng xuất khẩu. Ngồi nhu cầu thực tế hiện có, Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nga khi hiệp định FTA sẽ có hiệu lực đầu năm 2015. Với dân số 200 triệu người, kim ngạch nhập khẩu nông thủy sản khoảng 10 tỷ USD một năm là cơ hội rất lớn cho thủy sản của Việt Nam và hứa hẹn là thị trường tiềm năng mang lại giá trị xuất khẩu cao trong thời gian tới.

2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu Thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga 2.4.1. Những mặt đã làm được

a. Kết quả đàm phán FTA giữa Việt Nam – Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan

Các thành viên đoàn đàm phán hai bên đang hết sức nỗ lực thúc đẩy quá trình tham vấn nội bộ, tổ chức đàm phán giữa kỳ nhằm phấn đấu đạt mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định vào cuối năm 2014.

Hai bên nhất trí phạm vi và lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định sẽ bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, các quy tắc, hợp tác kinh tế và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm, dựa trên nguyên tắc linh hoạt, vì các mục tiêu phát triển, cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích theo thơng lệ quốc tế chung và quy định của WTO.

Theo ITPC, cho đến hết phiên 6, diễn ra 16/6 – 20/6/2014 tại Sochi, Nga, hai bên đã thống nhất được lời văn các chương của Hiệp định như: Thương mại hàng hóa, Cạnh tranh, Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), công nghệ điện tử trong thương mại, phát triển bền vững, mua sắm Chính phủ.

Hiện nay, những nội dung còn lại chủ yếu gắn với đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa (Phịng vệ thưong mại, Quy tắc xuất xứ, Hợp tác hải quan và Sở hữu trí tuệ), dịch vụ, đầu tư và các vấn đề về pháp lý – thể chế.

Các thành viên đoàn đàm phán hai bên đang hết sức nỗ lực thúc đẩy quá trình tham vấn nội bộ, tổ chức đàm phán giữa kỳ nhằm phấn đấu đạt mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định vào cuối năm 2014. Phiên thứ 7 dự kiến tổ chức trong tháng 9 này tại Nga.

b. Chất lượng thủy sản và công nghệ sản xuất cải tiến nhiều với sự hỗ trợ vốn từ chính phủ

Với chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp hoặc không đánh thuế trong 1 thời gian của chính phủ, Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đưa chất lượng

con giống và thành phẩm ngày càng cao, độ chế biến sản phẩm ngày càng sâu và đạt được yêu cầu từ nhà nhập khẩu Nga.

Ngoài sản phẩm cá tra ( do bị cấm vận 7 doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2013) , các sản phẩm như cá khô, cá tầm, surimi lại kinh doanh khá thuận lợi trong thời gian vừa qua (sản lượng tăng nhanh trên Bảng sản lượng xuất khẩu Việt Nam – Nga)

c. Không gặp vấn đề về bán phá giá

Khác so với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Nga gặp rất ít và hầu như khơng có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường Nga lớn nên Nga thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Mỹ. Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao đặc biệt tôm và cá. Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho hàng nội địa của Nga nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một lợi thế cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Nga.

2.4.2. Những mặt chưa làm được

Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn cịn tồn tại khơng ít hạn chế làm cản trở việc thúc đấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga:

Thứ nhất, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga tăng trưởng cho thấy triển vọng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản hàng năm của Việt Nam vẫn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường này. Bên cạnh đó Nga là thị trường rộng lớn có số đơn đặt hàng nhiều trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động còn thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất khơng ổn định. Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía Nga.

Thứ hai, cơng nghệ chế biến thủy sản của chúng ta vẫn còn chưa đáp ứng đủ cho nên thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nga chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng cịn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, cá khơ, nhũn thể…. Mẫu mã cịn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thủy sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về số lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm chỉ có doanh nghiệp áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu sang Nga. Càng khó khăn hơn khi đầu năm 2014 Liên minh hải quan Nga đã cấm vận 7 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam vì lý do chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, sức cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu còn thấp. Mặc dù lệnh cấm vận của Liên minh hải quan giúp Việt Nam loại bỏ được đối thủ từ Châu Âu, tuy nhiên hàng thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thi trường Nga nhưng vẫn thấp so với đối thủ nặng ký như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… có thể thấy điều này qua thị phần của ta còn nhỏ so với các nước này. Sức cạnh tranh hàng thủy sản tăng nhưng khơng ổn định, tốc độ tăng cịn chậm. Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao.

Thứ tư, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác Nga, Cơng nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp song vẫn lạc hậu.

Thứ năm, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa chú trọng và coi thị trường Nga là thị trường tiềm năng cho mãi đến khi lệnh cấm vận của Liên minh hải quan được ban hành. Các doanh nghiệp rất thiếu kinh nghiệm và hiện vẫn đang phải tự mò mẫm trong thị trường tiềm năng lớn này.

Thứ sáu, Thị trường Nga vốn dĩ không mấy xa lạ với nhiều doanh nhân Việt. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch

thương mại tập trung, ổn định tại Nga nên còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp.

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại những mặt chưa làm đượca. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mơ sản xuất nhỏ thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đổi thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyển lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hường không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn.

Thứ ba, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khó xuất khẩu sang Nga vì một số doanh nghiệp thủy sản câu kết với nhau tạo nên lợi ích nhóm và độc quyền mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nga. Hiện nay Nhà nước vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này, gây ra rào cản từ chính nội bộ trong nước với các doanh nghiệp thủy sản tiềm năng.

Thứ tư, số nhà máy chế biến thủy sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực ni trồng, khai thác trong nước cịn có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Đội ngũ cán bộ quản lí và lực lượng chưa có trình độ làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất.

Thứ năm, Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản. Cơ chế thanh tốn bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh tốn qua L/C cịn thấp. con giống để ni trồng thủy sản cịn rất ít chưa đa dạng và khơng đảm bảo, chất lượng còn thấp.

Thứ sáu, có thể thấy cơng tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng cịn chưa hiệu quả. Chưa thơng báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do Nga trước vẫn chưa là một đối tác lớn của Việt Nam trong xuất khẩu Thủy sản nên khi cơ hội phát triển và đề nghị nhập khẩu số lượng lớn thủy sản từ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sự chuẩn bị và kinh nghiệm làm việc với ngừoi Nga.

Thứ hai, Nga tuy đã gia nhập WTO và giảm thuế 0% cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhưng hệ thống thanh tốn của Nga cịn lỏng lẻo, thị trường có tính “thất thường” nên độ ổn định và an toàn kinh doanh còn gây e ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ ba, Nga đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm thủy sản của các nước khác trên thị trường Nga.Trong đó có thể kể đến diển hình là Trung Quốc. Điều đo buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, thay đổi về cung cách phục vụ cho tốt hơn

Thứ tư, Phương tiện vận tải chủ yếu là container và có chi phí khá cao. ITPC cho hay, tuyến đường vận chuyển hàng hóa Việt Nam sang Nga hiện được vận chuyển qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xuyên Nga từ Đơng sang Tây, nên chi phí vận chun bị đội lên rất cao, khó lịng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NGA

3.1. Định hướng Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga3.1.1. Định hướng phát triển Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm 3.1.1. Định hướng phát triển Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030

Trích: “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030” của thủ tướng chính phủ - Số: 1445/QĐ-TTg

a. Quan điểm phát triển

1. Quy hoạch phát triển thủy sản phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp tục đưa thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn với khả năng cạnh tranh cao. 2. Quy hoạch phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản cùng với q trình hiện đại hóa nghề cá. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn, gắn kết với các ngư trường trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, với khu công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

3. Quy hoạch phát triển thủy sản trong mối quan hệ kết hợp hài hịa lợi ích với các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế-xã hội các vùng, địa phương; đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số giải pháp thúc đẩy hàng xuất khẩu thủy sản tại việt nam sang thị trường nga (Trang 57)