(đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: VITAS) Giá trị nhập khẩu ngành dệt may liên tục tăng qua các năm với tốc độ gia tăng trong giai đoạn 2009-2013 là 20,5%/năm, trong đó giá trị nhập khẩu sử dụng cho xuất khẩu năm 2013 đạt 10,432 triệu USD tương đương 77% toàn bộ giá trị nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu tăng cũng đồng thời phản ánh ngành dệt may đang phát triển, tuy nhiên tỷ lệ nhập khẩu cao cho tao thấy sự phụ thuộc của ngành kinh tế vào nhập khẩu nguyên liệu. Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ trọng chủ yếu, thông thường từ 60 – 65%. Năm 2014, giá trị nhập khẩu vải đạt 8,397 triệu USD, chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt Nam.
006 007 006 009 011 011 014 004 004 004 005 007 007 008 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Nhập khẩu bơng
Hiện nay cả nước có khoảng 10 nghìn hecta trồng bơng với sản lượng hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 2% nhu cầu. Việt Nam phải nhập khẩu đến 99% lượng bông để đảm bảo sản xuất. Nhập khẩu bông năm 2013 đạt 589 nghìn tấn, trị giá 1,171 triệu USD, tăng 39% về lượng và 33,6% về giá trị so với năm 2012. Bông được nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ: chiếm 39,3% tổng lượng bông nhập khẩu, theo sau là Ấn Độ và Úc.10 Ta cần lưu ý rằng Hoa Kỳ và Úc là hai nước phát triển, nguyên liệu nhập khẩu từ hai nước này được coi là phần nguyên liệu không được hưởng ưu đãi khi xét xuất xứ ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang khu vực Liên minh Hải quan.
Tổng lượng vải được tạo ra nhờ hoạt động kéo sợi từ lượng bông nhập khẩu kết hợp với lượng bông trong nước cũng chỉ đáp ứng được khoảng 17% lượng vải cần thiết cho sản xuất. Do đó ta phải nhập khẩu khoảng 83% lượng vải cần thiết từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bơng, xơ Việt Nam là do nước ra khơng có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú trọng đầu tư trong việc trồng bơng và sản xuất xơ. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nơng dân chưa tốt, khơng có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất thu hoạch bằng tay nên chất lượng bông của nước ta thấp dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước khác ở Bắc Mỹ và Châu Phi.
Nhập khẩu xơ sợi
Ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua do phát huy được lợi thế về chi phí đầu vào ( chi phí nhân cơng và tiền th đất) thấp hơn và do nhu cầu về sợi của thị trường thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sản phẩm sợi nước ta chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm tạo ra mới chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm cấp thấp và trung bình nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính. Do đó, sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu trong khi doanh nghiệp dệt trong nước phải nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo về số lượng và chất lượng sợi.
10 “Báo cáo ngành dệt may” – 4/2014 của FPTS.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Sợi được nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan và Trung Quốc, chiếm lần lượt khoảng 32% và 30,8% tổng lượng sợi nhập khẩu; tiếp theo là Thái Lan và Hàn Quốc. Nhập khẩu xơ chủ yếu từ Đài Loan chiếm 40,6% và Thái Lan chiếm 21,9%. Tuy nhiên lượng xơ sợi nhập khẩu và lượng xơ sợi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 54% nhu cầu cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhập khẩu vải
Vải được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (46,1%), Hàn Quốc (20,3%) và Đài Loan (14,9%) (theo số liệu năm 2013). Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa dệt may Việt Nam chưa đạt mức 40%. Nghiên cứu từ FTA Serbia – Nga cho thấy, hàng hóa xuất khẩu từ Serbia sang Nga được hưởng ưu đãi, chỉ các nguyên liệu sản xuất trong nội địa Serbia hoặc nhập khẩu từ các nước thuộc Liên minh Hải quan mới được coi là phần nguyên liệu nội địa. Do đó, khi FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải chuyển thị trường nhập khẩu nguyên liệu. Mà thị trường các nước Liên minh Hải quan không mạnh xuất khẩu các mặt hàng này, do đó, Việt Nam cần gia tăng sử dụng nguyên liệu nội địa.
b) Ngành da, giầy
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và chỉ đứng sau dệt may, dầu thô. Ngành da giày Việt Nam hiện đứng thứ tư trong số các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu lớn nhất thế giới sau Trung Quốc, Hồng Koong và Italia.
Nguồn nguyên liệu ngành da giày Việt Nam bị phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Phần lớn nguyên liệu trong sản xuất da giày được nhập từ 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ chủ động được trên 30% các loại nguyên liệu da, giả da, nguyên liệu tổng hợp cho các sản phẩm cấp trung; trên 50% các loại phụ liệu như nhãn mác, chỉ, ruy băng, giấy carton tăng cường, các loại keo, dung môi…; trên 70% các loại vải dùng cho các loại giày cấp trung và thấp Ngành dệt vải Việt Nam chưa chú trọng sản xuất vải dùng cho ngành giày dép. Do đó, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá vải làm mũ giày hiện đạt trên 70%. Về gót và đế giày, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được hàng cấp trung và thấp, các loại đế gót giày cao cấp, tấm đế cao cấp phải nhập khẩu. Tỷ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
lệ nội địa hố của đế và gót giầy đạt trên 60%. Keo dán, dung mơi, hố chất trau chuốt của ngành da giày có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%.
Mặt bằng chung, nguyên phụ liệu của ngành da giày mới đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 40-50%, mà chủ yếu là đế giày và chỉ khâu trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu.
Ngồi ra, hầu hết máy móc thiết bị sản xuất sử dụng trong ngành da giày đều phải nhập khẩu, chủ yếu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.
Biểu đồ 2.4: Các nƣớc Việt Nam nhập khẩu da thuộc năm 2014
( đơn vị: %)
(Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam)
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,3 tỷ USD giầy dép các loại, trong đó 50% là giầy dép có sử dụng da thuộc; 1,7 tỷ USD túi cặp với 40-50% là sản phẩm từ da thuộc. Tuy nhiên, sản xuất da thuộc ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng 40% cho các mặt hàng xuất khẩu, do đó các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam còn hạn chế nguồn nguyên liệu. Việc chăn ni bị lấy thịt chưa được hình thành, da thuộc được lấy chủ yếu từ trâu bị kéo, khơng đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào ngành công nghiệp da thuộc lại liên quan đến vấn đề vốn và môi trường, nên trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn chưa thể chủ động nguồn cung trong nước. Tại diễn đàn xúc tiến xuất khẩu da giày, do hiệp hội Da giày - Túi sách Việt Nam phối hợp với hiệp hội bán lẻ Giày Hoa Kỳ, các báo cáo cũng cho thấy, “trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 300 triệu đô la Mỹ nguyên phụ liệu
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
cho ngành cơng nghiệp này. Tồn ngành có 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, tuy nhiên chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp, khiến cho các nhà sản xuất da, giày khó chủ động được đơn hàng và nguồn nguyên liệu”.11
Do đó việc tìm hiểu và thay thế các nguồn nguyên liệu nhập khẩu là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần làm để giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất sản phẩm, đối với các loại nguyên liệu nhập khẩu như các loại da, vải cao cấp, nguyên liệu tổng hợp cao cấp, các loại keo dán, hóa chất đặc biệt cần tìm hiểu nhiều đối tác để có được nhiều sự lựa chọn , đảm bảo có thể thích ứng với những thay đổi về u cầu xuất xứ hàng hóa nếu có.
2.3.1.2. Giá trị gia tăng trong sản xuất thấp
Xét ví dụ trong việc xin C/O form A theo các GSP. Để đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ nguyên liệu để xin được C/O form A, sản phẩm phải có xuất xứ tồn bộ hoặc sản phẩm có thành phần nguyên liệu nhập khẩu đạt tỷ lệ yêu cầu. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam khơng đáp ứng được u cầu sản phẩm có xuất xứ tồn bộ ngoài lý do tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu lớn còn do doanh nghiệp chủ yếu thực hiện sản xuất dưới dạng gia công, lắp giáp, dẫn tới tỷ lệ giá trị nội địa của hàng hóa thấp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm có thành phần nguyên liệu nhập khẩu dưới hai hình thức: gia cơng CMT hoặc bán FOB.
Đối với hàng FOB, khách hàng đặt hàng, doanh nghiệp tự mua nguyên liệu và sản xuất. Tuy nhiên, các phụ liệu tự mua ở trong nước vẫn còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Các nguyên liệu chính (vải) vẫn do khách hàng chỉ định nhà sản xuất, thị trường nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu nguyên liệu được ưa thích là Trung Quốc, do các sản phẩm từ thị trường này đa dạng về mẫu mã, chất lượng, thích ứng với các nhu cầu của khách hàng.
Đối với hàng gia công (CMT): Khách hàng gửi nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất. Do đó, nguồn gốc ngun liệu có thể hoặc khơng nằm trong khu vực các nước được hưởng ưu đãi GSP.
11 “Nguyên phụ liệu: nút thắt của ngành công nghiệp da giầy”,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đang sản xuất theo phương thức gia công đơn giản. Theo thống kê của VITAS, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB chỉ khoảng 13% và chỉ 2% xuất khẩu theo phương thức ODM ( đặt hàng, thiết kế, sản xuất). Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu dưới hình thức khách hàng chỉ định nơi nhập khẩu nguyên liệu, nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp.
Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức FOB, ODM, OBM vẫn thấp do ngành dệt may của Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu, khả năng quản lý, huy động vốn nên vẫn chưa khai thác hết lợi thế để thu lợi nhuận hóa tối đa ở khâu này. Đặc biệt, ngành may mặc Việt Nam đang rất yếu ở mảng thiết kế sản phẩm vì thiếu các nhà thiết kế giỏi, khó tiếp cận và thiếu thơng tin về nhu cầu khách hàng, xa thị trường tiêu dùng cuối cùng.
Đối với ngành da giày, gia công thuần túy vẫn là phương thức chủ yếu của ngành này. 90% doanh nghiệp sản xuất da giày, túi xách của Việt Nam với phương thức gia công là chủ yếu, do vậy nhà sản xuất khơng được chủ động tìm kiếm và đặt nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, mặc dù sản phẩm có chất lượng và mẫu mã khơng kém gì hàng nhập ngoại. Doanh nghiệp gia công chỉ làm theo đơn đặt của khách hàng nên không chủ động được về nguồn hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp đặt hàng còn chỉ định nhà sản xuất phải mua nguyên liệu ở đâu. Trong khi đối với sản phẩm giày dép thì giá trị nguyên liệu chiếm tới 70%, giá trị nhân công chỉ chiếm 30%. Thay vì sản xuất gia cơng phụ thuộc, doanh nghiệp nên chuyển hướng chuyển sang sản xuất FOB (mua nguyên liệu và may gia công). Doanh nghiệp chủ động được đầu vào, tăng giá trị nội địa cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, năng lực thiết kế mẫu mã của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, thiếu đồng bộ trong phát triển sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, 70% doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm và thị trường nước ngoài.
2.3.2. Doanh nghiệp thiếu thông tin trong việc thực hiện nguyên tắc xuất xứ
Mặc dù ưu đãi thuế quan đem lại nhiều lợi ích về mặt tài chính, cũng như tạo lợi thế cho việc cạnh tranh giá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của mình. Một phần nguyên nhân là
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
do doanh nghiệp và Chính phủ thiếu liên kết, khiến cho việc cập nhật thơng tin cịn chậm, điều này xảy ra chủ yếu với doanh nghiệp vừa và nhỏ…
a) Về phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quan tâm đến kinh doanh nhiều hơn, họ chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tìm hiểu thơng tin. Đối với các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin dồi dào. Tuy nhiên khi tìm hiểu thơng tin về thị trường mới thì lại xảy ra nhiều khó khăn: nguồn tin trên website của cơ quan nhà nước rất ít, thơng tin qua báo chí chưa đạt được độ sau cần thiết, email cho các bộ, ngành liên quan nhận được phản hồi chậm. Đối với các doanh nghiệp lớn có bộ phận nghiên cứu thị trường hay tiềm lực kinh tế để sẵn sàng thuê một bên thứ ba để nghiên cứu thị trường thì việc nắm bắt các thông tin này không phải là quá khó. Tuy nhiên với các doanh nghiệp khơng có các điều kiện này thì việc nắm bắt các thơng tin là tương đối khó khăn.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, một lượng không nhỏ các doanh nghiệp còn thụ động trong việc tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về các Hiệp định thương mại đã và đang được ký kết. Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam năm 2015, khoảng 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam không hiểu rõ thông tin hội nhập, khoảng 80% doanh nghiệp khơng biết rằng thời hạn chót hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã cận kề. ASEAN là thị trường quen thuộc của Việt Nam, lượng thông tin về thị trường này cũng được cập nhật đầy đủ và tương đối chi tiết mà doanh nghiệp cũng không hiểu rõ. Vậy với các thị trường mới, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu biết về thị trường sẽ còn thấp hơn.
Theo khảo sát của trung tâm WTO, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về các hiệp định thương mại đã kỹ kết và đang được đàm phán của Việt Nam, về mức độ thụ hưởng các dịch vụ tư vấn của trung tâm thì có “27,37% khơng có nhu
cầu nhận các thông tin hội nhập, 33,94% khơng có nhu cầu tư vấn và 33,21% khơng có nhu cầu đào tạo về các vấn đề hội nhập.” Trong một môi trường kinh
doanh mở cửa như hiện nay, liên thông với bên ngồi thơng qua các hiệp định thương mại và đầu tư, cạnh tranh từ quy mô nội địa đến toàn cầu, dù muốn hay khơng, dù có giao dich với doanh nghiệp nước ngồi hay khơng thì các doanh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi q trình hội nhập này. Do đó, về logic thì các doanh