Một số giải pháp đề xuất đối với việc thực hiện quy tắc xuất xứ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) những khó khăn và thách thức của việt nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ khi hiệp định thương mại tự do việt nam – liên minh hải quan nga – belarus kazakhstan được ký kết (Trang 57)

Việt Nam hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Về phía Nhà nước, chúng ta chưa có sự định hướng sản xuất hợp lý cho các doanh nghiệp. các cơ quan có thẩm quyền cịn chưa có sự đầu tư vào nghiên cứu thị trường nước bạn, các quy định trong hiệp định thương mại được ký kết chưa có sự đầu tư nghiên cứu. Các cơ quan này cũng thiếu chủ động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, các thơng tin được cung cấp thiếu tính tổng hợp, phân tích. Các cơ quan thiếu sự liên kết với nhau về mặt thông tin, khiến cho người tìm hiểu gặp khó khăn trong việc tổng hợp và bao quát về ngành.

Các doanh nghiệp trong nước thường chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt để đầu tư vào sản xuất sản phẩm mà bỏ qua ngành công nghiệp phụ trợ. Các sản phẩm sản xuất của Việt Nam cịn thiếu tính sáng tạo, giá trị gia tăng còn thấp. Doanh nghiệp sản xuất trong nước lại thiếu sự chủ động trong tìm hiểu thị trường và các quy định về xuất xứ ở các thị trường này. Do đó, rất nhiều cơ hội thị trường bị bỏ qua.

3.2.1. Giải pháp đề xuất với các cơ quan nhà nước

Thứ nhất, Bộ Công thương và VCCI nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn cho các cán bộ cấp C/O. Thông qua các lớp học này, cán bộ có thể tham gia trao đổi kinh nghiệp thực tế để rút ra những biện pháp hữu ích. Mặt khác, các cán bộ phụ trách cũng cần phổ biến, hướng dẫn kịp thời cho các cán bộ chuyện môn các quy định mới trong chính sách ưu đãi của từng nước cho hưởng. Điều này rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hay các cơ quan đại diện của các cơ quan cấp C/O tại các tỉnh, thành phố khác nhau. Tiếp đến các cơ quan chuyên trách nên thường xuyên tổ chức các lớp chuyên sâu về quy tắc xuất xứ ưu đãi, không ưu đãi để doanh nghiệp nắm bắt được những quy định mới, hiểu rõ các yêu cầu nhằm áp dụng hiệu quả để đạt được ưu thế do các FTA đem lại. Bộ Công thương và VCCI cũng cần tăng cường nghiên cứu chuyên sâu về các hiệp định, thông báo và đăng tải trên các website chính thức để doanh nghiệp kịp thời cập nhật. Bởi việc thực hiện các lớp đào tạo, phổ biến thường cần thời gian để tổ chức, chưa kể vấn đề khoảng cách khiến nhiều doanh nghiệp không thể tham

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

gia các lớp đào tạo này, do đó thơng tin online dưới dạng dễ cập nhật sẽ hữu ích hơn cho các doanh nghiệp.

Các website cần được cập nhật thống kê thường xuyên, kịp thời các C/O đã cấp để chủ động dự đốn tình hình kinh tế của doanh nghiệp. Từ đó, hướng dẫn cho doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư tăng thêm thành phần nội địa trong sản phẩm, giảm bớt thành phần nhập khẩu mà trong nước đang sản xuất được; giới thiệu cho họ các nguồn ngun phụ liệu đó. Ngồi ra, tổ chức cấp C/O có thể thay mặt cho doanh nghiệp kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp C/O thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để từ đó tổ chức này kiến nghị với nhà nước nhằm ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu lớn.

Các tổ chức nhà nước cũng cần phải tăng cường quan hệ, giao lưu trao đổi thơng tin để nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trong chế độ GSP của các nước này. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý C/O cần ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan cấp C/O và hỗ trợ họ trong việc tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ.

Thứ hai, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu chặt chẽ các quy tắc xuất xứ hiện hành, tìm ra những điều khoản phù hợp với tình hình trong nước và thị trường nước ngồi, tạo điều kiện cho quá trình đàm phán các quy tắc xuất xứ với thị trường mới. Việc nghiên cứu các quy tắc xuất xứ nên có sự tham gia đánh giá, tư vấn và góp ý của các doanh nghiệp. Nhà nước nên coi trọng vai trò của các doanh nghiệp trong việc tham gia xây dựng các chính sách kinh tế. Qua đó, doanh nghiệp vừa đóng góp được những kinh nghiệm thực tế phong phú khi tham gia thương mại quốc tế, vừa nhanh chóng học hỏi và hiểu rõ về các quy định quốc tế. Việc không phụ thuộc vào các nguồn thông tin được cung cấp chậm chạp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thực hiện sản xuất, xuất khẩu và định hướng phát triển thị trường hợp lý.

3.2.2. Giải pháp đề xuất với các doanh nghiệp

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả sử dụng các quy tắc xuất xứ cũng như việc sử dụng các loại C/O thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về những Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng cụ thể, lộ trình giảm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thuế (trong các hiệp định FTA) mới được ban hành, đóng góp ý kiến cho đàm phán FTA đối với quy tắc xuất xứ các mặt hàng cụ thể, để giúp tận dụng những thế mạnh và đặc thù của nền sản xuất của Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy tắc xuất xứ mặt hàng cụ thể và biểu thuế quan, các doanh nghiệp cần có những biện pháp, chiến lược sản xuất kinh doanh, sử dụng nguyên liệu, cơng nghệ thích hợp vơi quy tắc xuất xứ mặt hàng cụ thể để hàng hóa có thể đạt được các tiêu chí do các Quy tắc xuất xứ quy định. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến để làm tăng giá trị xuất khẩu, qua đó làm tăng giá trị xuất khẩu và tỷ lệ xử dụng các C/O ưu đãi.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm: chủ động trong việc tìm nguồn nguyên liệu cung ứng nội địa, tránh phụ thuộc vào nhập khẩu; tăng cường giá trị sản xuất trong mỗi sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng biến với các thay đổi về yêu cầu xuất xứ trong các hiệp định. Thực tế hiện nay đã có một số doanh nghiệp lớn của ngành dệt may chủ động đầu tư vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động được từ khâu dệt, xử lý vải và cắt may. Thậm chí các doanh nghiệp còn tập trung đầu từ phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hồn chỉnh. Sự đầu tư này sẽ tao ra gia trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giảm sự lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Thứ ba, tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Theo tính tốn của các chun gia một số ngành thì giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào công nghiệp phụ trợ tới 90-95% tùy theo tính chất của từng ngành. Doanh nghiệp phụ trợ ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất đơn giản, quy mô nhỏ lẻ. Đối với doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp lắp ráp, họ chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Các doanh nghiệp này chủ yếu phụ thuộc vào đơn hàng của các doanh nghiệp lớn, họ không thể chủ động trong việc cung ứng sản phẩm. Sau khi Việt Nam ra nhập WTO, hàng rào thuế quan giảm xuống và các chi tiết cùng linh kiện theo đó cũng được giảm thuế. Chi phí trở

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nên rẻ hơn, do đó các nhà đầu tư lắp ráp thường đi mua các chi tiết linh kiện từ bên ngoài. Đối với ngành sản xuất dệt may, đầu tư vào ngành sợi, dệt nhuộm địi hỏi vốn lớn, cơng nghệ cao và trình độ nhân lực, thậm chí là đầu tư vào cùng ngun liệu trồng bơng thì cần có thời gian lâu dài. Do đó doanh nghiệp thường bỏ qua những khó khăn ban đầu này để tìm đến những giải pháp dễ dàng hơn. Hiện nay, khi các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ngày càng khắt khe, các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao chất lượng của sản phẩm phụ trợ qua đó tạo nguồn cung ổn định cho sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế đang là xu thế của tồn cầu hóa quốc tế. Cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt. Yếu tố xuất xứ hàng hóa trở thành vấn đề then chốt trong việc gia tăng lợi ích trong các hiệp định thương mại tư do. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần biết tận dụng các ưu đãi xuất xứ để đạt được nhiều lợi ích nhất. Với các ưu đãi thuế quan do hàng hóa được hưởng ưu đãi xuất xứ, dù khi hàng xuất khẩu có giá cao hơn so với hàng hóa từ các nước cạnh tranh. Nhưng do được hưởng ưu đãi thuế, hàng hóa đến khi vào thị trường nhập khẩu vẫn có thể cạnh tranh về giá với các nước khác.

Các quy định về xuất xứ hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên tham gia hiệp định, do dó cũng thường mang ý nghĩa bảo hộ các thành viên của hiệp định. Các quy định này có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, cũng có thể gây ra những khó khăn riêng. Các quy định phức tạp trong xác định xuất xứ hàng hóa có thể khiến hàng hóa của nhiều nước khơng được hưởng các ưu đãi của hiệp định. Tuy nhiên, cũng có thể do vấn đề nội tại của doanh nghiệp cịn yếu, khơng đủ đáp ứng các yêu cầu của quy tắc xuất xứ.

Đối với thị trường Liên minh Hải quan Nga – Belarus- Kazakhstan, các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa thường khơng khó khăn, và khá tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu so với các thị trường khác. Vấn đề khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam thường là do khả năng của doanh nghiệp cịn yếu. Sản xuất hàng hóa của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Phân bố sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn chưa tập trung. Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó sản lượng cịn thấp. Hơn nữa, chi phí vận tải nội địa cịn cao, tương đương với chi phí vận tải hàng từ các nước lân cận. Hơn nữa, chủng loại nguyên liệu trong nước thiếu phong phú, chất lượng nguyên liệu không ổ định, không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thường ưu tiên nhập khẩu nguyên phụ liệu. Các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại chủ yếu thực hiện sản xuất dưới dạng gia công,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lắp ráp; sản xuất thiếu linh động, sáng tạo. Giá trị nội địa của hàng hóa cịn thấp, khó đạt yêu cầu về xuất xứ ở các thị trường khó tính.

Bên cạnh đó, các thơng tin về quy tắc xuất xứ tại các thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi cịn ít. Chúng ta chưa có nhiều bài nghiên cứu sâu về các quy định này, cũng chưa phổ biến rộng rãi được cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu chủ động trong tìm hiểu, nghiên cứu thơng tin. Do đó, khơng nắm bắt được kịp thời các cơ hội, tận dụng không hiệu quả các ưu đãi mà doanh nghiệp nhận được.

Các khó khăn doanh nghiệp Việt Nam gặp phải thường là yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tăng cường khả năn sản xuất, tìm hiểu thị trường nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước được ưu đãi trong các Hiệp định mà chúng tat ham gia. Doanh nghiệp cũng cần kết hợp sâu hơn với các cơ quan nhà nước để cập được tư vấn, định hướng sản xuất kịp thời, đúng hướng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Cơng ước quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa háo thủ tục hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới ( Phụ lục K, Công ước Kyoto sửa đổi)

2. Luật thương mại số 36/2005/HQ11, ban hành ngày 14/06/2005

3. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/02/2006, quy định chi tiết Luật thương mại về xuât xứ hàng hóa

4. Báo cáo “ Đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại

tự do của Việt Nam” 09/2011, nhóm chuyên gia ( Stefano Inama, Ho Quang

Trung, Tran Ba Cuong, Phan Sinh), MUTRAP.

5. Báo cáo nghiên cứu ngành “Báo cáo ngành dệt may” 04.2014, FPT Securities,

http://fpts.com.vn/VN/FPTS-nhan-dinh/Bao-cao-nghien-cuu/Nganh/

6. Niên giám thống kê hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2011, Tổng cục Hải

quan Việt Nam, trang 78-79

7. Niên giám thống kê hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2012, Tổng cục Hải

quan Việt Nam, trang 89-90

8. Niên giám thống kê hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2013, Tổng cục Hải

quan Việt Nam, trang 93, 94

9. Bản tin ngành da giầy 01/2015, Phòng nghiên cứ phát triển thị trường, Cục xúc tiến thương mại VIETTRADE

10. “Vai trò bảo hộ của quy tắc xuất xứ trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại – Đại học Ngoại thương,

http://tapchiktdn.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1 64:vai-tro-bo-h-ca-quy-tc-xut-x-trong-thng-mi-quc-t&catid=75:tin-

nckh&Itemid=136

11. “Đàm phán Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Việt Nam và Liên minh Hải

quan (Nga, Belarus, Kazakhstan)”

http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Tinchuyende.aspx?IDNews=996

12. Tài liệu hội thảo “Thị trường EU – Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan” 1/2015, Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI

13. Báo cáo của Hội thảo về hợp tác với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan 2014, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

14. “Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và có hiệu lực”, Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, http://wtocenter.vn/sites/wtocenter.vn/files/event-

education/attachments/1._ms._trang_-_concluded_fta_-_training_oct2014.pdf

Tài liệu tiếng Anh

1. “Agreement on rules of Origin of Goods originating from developing and least

developed countries”, Custom Union Russia – Belarus – Kasakhstan,

12/12/2008

2. “Eurasian economic integration: Facts and figures”, Eurasian Economic Commission

3. “Customs Union between the Republic of Belarus, the Republic of Kazakhstan

and the Russian Frdeartion within the framework of the Eurasian Economic Commission”, World Customs Journal

4. “The 2010 Russia – Belarus – Kazakhstan Customs Union”, Belarusian Institute for Strategic Studies

5. “Agreement on free trade between Serbia and Russia expanded” 6. “Status of cotton in Bangladesh”, link

https://www.icac.org/tis/regional_networks/documents/asian/papers/mandol.pdf

Các website:

1. Website Bộ công thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/vn

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) những khó khăn và thách thức của việt nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ khi hiệp định thương mại tự do việt nam – liên minh hải quan nga – belarus kazakhstan được ký kết (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)