Một số quy định trong các FTA có liên quan đến xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 30 - 37)

1.3. Khái quát tình hình tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)

1.3.2. Một số quy định trong các FTA có liên quan đến xuất khẩu nông sản

Việt Nam

Khi ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do FTA, Việt Nam được hưởng một số ưu đãi về thuế quan đối với nhiều thị trường nhập khẩu nông sản tiềm năng. Dưới đây là một số quy định trong các FTA chính có liên quan đến xuất khẩu nơng sản của Việt Nam:

-CEPT-ATIGA

Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cam kết thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Theo đó, mức thuế quan chung của các loại hàng hóa Việt Nam sẽ được cắt giảm còn 0-5% trong vòng 13 năm, từ ngày 1- 1-1996. Để thực hiện CEPT, các nước thành viên phải thực hiện phân loại hàng hóa theo bốn danh mục sau: Danh mục giảm thuế nhập khẩu ngay (IL); Danh mục loại trừ tạm thời (TEL); Danh mục hàng nhạy cảm (SL); Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL).

Đối với hàng nhạy cảm là nông sản chưa chế biến, CEPT sửa đổi quy định, tùy điều kiện kinh tế, từng quốc gia sẽ đưa ra ba loại danh mục khác nhau: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục các sản phẩm chưa chế biến nhạy cảm. Nông sản chưa chế biến được đưa vào CEPT bao gồm thịt, cá, sữa, cà phê, chè, ngũ cốc, hạt có dầu, dầu mỡ động vật, thịt chế biến, đường, đồ uống, thuốc lá…

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.2: Thuế suất trung bình của ASEAN đối với một số mặt hàng nơng sản chính trong CEPT/AFTA

(Đơn vị: %)

Mặt hàng Mã HS

Cam kết thuế quan của nước nhập khẩu Thuế MFN của nước nhập khẩu 2008 2010 2015 Gạo 1006 16 11 0 30 Cà phê 0901 7 2 0 16 Cao su và sản phẩm cao su 40 3 1 0 10 Hạt điều 200819 0 0 0 9 Hàng rau quả 06, 07, 08, 20 4 2 0 12 Hạt tiêu 0904 2 1 0 10 (Nguồn:http://trungtamwto.vn,201115)

Có thể thấy đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu nơng sản thì chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế suất ưu đãi theo CEPT/AFTA là khá lớn. Đối với xuất khẩu nông sản, CEPT/AFTA sẽ đem lại lợi thế khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam do thuế suất CEPT mà các nước ASEAN áp dụng đối với hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thấp hơn nhiều so với thuế suất MFN của các nước này.

-Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định ACFTA được ký kết ngày 29/11/2004 tại Viêng Chăn, Lào. Theo thỏa thuận, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/1/2005 và các nước bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/7/2005. Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc đề ra các quy định đối với hầu hết tất cả các khía cạnh liên quan đến thương mại hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, từ lịch trình cắt giảm thuế, các quy tắc

15

Trung tâm WTO, Tóm tắt các cam kết của Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do Asean, có tại:

http://trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/tom-tat-cac-cam-ket-cua-viet-nam-trong-khu-vuc-mau-dich-tu-do- asean-afta, truy cập ngày: 28/3/2015

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cho hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế, các quy tắc đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ đến các quy định về cơ cấu thể chế. Hiệp định hàng hóa ASEAN-Trung Quốc đưa ra Lộ trình cắt giảm thuế quan theo ACFTA gồm 4 nhóm khác nhau: Chương trình Thu hoạch sớm (EHP); Danh mục giảm thuế thông thường (NT); Danh mục SL; Danh mục nhạy cảm cao (HSL).

Bảng 1.3: Thuế suất trung bình của Trung Quốc trong ACFTA

(Đơn vị: %)

Mặt hàng MFN 2010 Thuế suất cam kết Chú thích

2010 2012 Gạo 65 X X Cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu 16,6 0 0 2010 có 3 dịng thuế suất 5% Cao su và sản phẩm cao su 8,9 0,0 0,0 2010 các dòng HS 4001 là không cam kết Sắn và các sản phẩm từ sắn 11 0,0 0,0 Hàng rau quả 15 0,5 0,0 2010 có 23 dòng thuế suất 5% (Nguồn : www.trungtamwto.vn16)

-Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc

Hiệp định về Thương mại hàng hóa đã được ASEAN và Hàn Quốc thống nhất đàm phán dựa trên cơ sở Hiệp định về Thương mại Hàng hóa đã được ký kết trước đó giữa ASEAN và Trung Quốc, bao gồm lịch trình cắt giảm thuế, các quy tắc cho hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế, các quy tắc đối với việc áp dụng các biện

16

Trung tâm WTO, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, 2010, có tại:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ, các quy định về cơ cấu thể chế.

Bảng 1.4: Thuế suất trung bình của Hàn Quốc đối với một số nơng sản chính trong Hiệp định AKFTA

(Đơn vị: %)

Mặt hàng Cam kết thuế quan (%)

2008 2010 2015 Hàng rau quả 28,95 26,87 24,57 Hạt điều 8,67 5,33 5,33 Cà phê 0,00 0,00 0,00 Chè 14,29 11,43 8,57 Gạo 0,00 0,00 0,00 Hạt tiêu 0,00 0,00 0,00 Sắn và sản phẩm từ sắn 223,85 223,85 223,85 Cao su và sản phẩm từ cao su 0,57 0,16 0,35 (Nguồn: www.trungtamwto.vn17)

-Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG)

Do chính sách bảo hộ cao của Ấn Độ, mức độ cắt giảm thuế trong Hiệp định AITIG có khác với mức cắt giảm thuế trong các Hiệp định ASEAN+ khác. Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được phân theo 5 nhóm có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau bao gồm: Nhóm NT, Nhóm SL, Nhóm HSL, Nhóm các sản phẩm đặc biệt và Nhóm GEL. Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN, Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 05 năm so với các nước ASEAN và Ấn Độ.

17 Trung tâm WTO, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc, 2010, có tại:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.5: Thuế suất trung bình của Ấn Độ đối với một số nơng sản chính trong Hiệp định AITIG

(Đơn vị: %)

Mặt hàng Cam kết thuế quan

2010 2011 2013 2015 Gạo EL EL EL EL Cà phê 90 85 75 65 Cao su và sản phẩm cao su 5,7 5,4 1,6 1,3 Hạt điều EL EL EL EL Sắn và các sản phẩm từ sắn EL EL EL EL Hàng rau quả 19,2 10,1 0,7 0,3 Hạt tiêu 66,0 64,0 60,0 56,0 Chè 81,3 75,6 65,6 56,9 (Nguồn: www.trungtamwto.vn18) Ghi chú: EL-Nhóm loại trừ (khơng cam kết).

-Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Là hiệp định mậu dịch tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký kết, VJEPA là hiệp định toàn diện bao gồm các quy định về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác, được ký tháng 12/2008, có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.

18 Trung tâm WTO, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ, 2010, có tại:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.6: Thuế suất trung bình của Nhật Bản đối với một số nơng sản chính trong Hiệp định VJEPA

(Đơn vị: %)

Mặt hàng Cam kết thuế quan Thuế MFN

2010 2015 2019 Gạo 0,0 0,0 0,0 Cà phê 0,0 0,0 0,0 Cao su và sản phẩm cao su 0,0 0,0 0,0 Hạt điều 0,07 0,02 0,0 Sắn và các sản phẩm từ sắn X X X 0% hoặc 341 yên/kg Hàng rau quả 0,0 0,0 0,0 0,4 Hạt tiêu 0,0 0,0 0,0 0,0 Chè 0, 0 0,0 0,0 0,0 (Nguồn: www.trungtamwto.vn19) Ghi chú: X-không cam kết

Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Cụ thể, Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại. Có 1.638 dịng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật Bản dành cho một số nước ASEAN. Đặc biệt, cam kết của Nhật Bản đối với lĩnh vực nông sản của Việt Nam là cao nhất so với các nước ASEAN khác. Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm (mức cao nhất); 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình khơng quá 10 năm.

Tóm lại, việc tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do tạo ra nhiều cơ hội

thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường FTA. Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh nhờ được hưởng những ưu đãi về thuế quan trong các FTA. Bên cạnh đó, việc giảm các dịng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản trong nước, buộc các công ty này phải nâng cao năng suất cũng như chất

19

Trung tâm WTO, Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, 2010, có

tại:http://trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-giua-viet-nam-va-nhat-ban, truy cập ngày 28/3/2015

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lượng sản phẩm. Việt Nam cần tận dụng các cơ hội và tìm ra những giải pháp để khắc phục các thách thức trong bối cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)