Những thách thức

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 52 - 60)

2.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam kh

2.2.2. Những thách thức

2.2.2.1. Những quy định về nông sản nhập khẩu của các nước rất khắt khe

Tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do FTA đem đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu mới, qua đó giúp xuất khẩu nơng sản nước ta tránh được những rủi ro của việc phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống ở nhiều mặt hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên, tiếp xúc các thị trường xuất khẩu mới kèm theo đó là các quy định về nông sản nhập khẩu mới, rất khắt khe. Với tình hình sản xuất nơng nghiệp cịn lạc hậu hiện nay, Việt Nam khó có thể vượt qua những rào cản đó để đẩy mạnh xuất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khẩu nông sản. Dưới đây là quy định về nhập khẩu nông sản tại một số thị trường là các đối tác FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán24.

(1) Thị trường Nhật Bản:

-Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường.

-Quy định về an toàn thực phẩm: Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Các mức dư lượng này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực Phẩm.

-Quy định kiểm dịch thực vật: Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF).

-Khai báo hải quan: Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý. Để giảm thời gian cho thí nghiệm ở Nhật Bản hay ở tại nước xuất khẩu và kết quả kiểm tra sẽ được dùng cho việc khai báo hải quan trước. Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi những khai báo được hoàn tất.

(2) Thị trường EU

-Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Cộng đồng Châu Âu yêu cầu rau quả tới nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu.

-Quy định về an toàn thực phẩm: Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho

24 Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam, Các quy định tiêu chuẩn đối với một số quốc gia nhập khẩu nơng sản,

có tại:

http://www.spsvietnam.gov.vn/pages/Qui%20dinh%20va%20tai%20lieu%20TC%20doi%20voi%20nong%2 0san%20XK.aspx, truy cập ngày 1/5/2015

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

-Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu EU xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc thậm chí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật khơng địi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu.

-Quy định kiểm dịch thực vật: Để xuất khẩu sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của EU. Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu.

-Khai báo hải quan: Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo.

Nơng sản Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các quy định về nông sản nhập khẩu trên. Ví dụ: Tính từ ngày 1/2/2014 đến nay, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông báo 3 lần liên tiếp về việc 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU bị phát hiện vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng bị cấm trên cây húng quế và mướp đắng. Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu (EC) thông báo trong thời gian 1 năm kể từ ngày 1/2/2014 đến ngày 1/2/2015 nếu phát hiện 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ

ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau quả của Việt Nam25.

2.2.2.2. Sự bảo hộ cao với sản xuất nông sản trong nước của các đối tác FTA

25

Tạp chí Tài chính, Nơng sản xuất khẩu trước ngưỡng cửa FTA Việt Nam- EU: Còn nhiều rào cản, có tại:

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/nong-san-xuat-khau-truoc-nguong-cua-fta- viet-nam-eu-con-nhieu-rao-can-54430.html, truy cập ngày 30/3/2015

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Khi xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước đối tác FTA của Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh của hàng nông sản nội địa thông qua sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Chính phủ một số quốc gia đặt ra hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu khơng vượt q số lượng đã ấn định, giới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đây là biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng nông sản nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Các biện pháp quản lý về giá cũng là một trong những rào cản với nơng sản nhập khẩu từ Việt Nam. Đây có thể coi là một trong những biện pháp liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một cơng cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm nhưng mặt khác chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước. Một trong những rào cản lớn khác với nông sản nhập khẩu từ Việt Nam là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng). Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến biện pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.

Ví dụ chính sách bảo hộ nơng sản của Cộng đồng EU: Các mặt hàng nông sản thiết yếu gồm ngũ cốc, thịt các loại; sữa và các sản phẩm từ sữa và đường được Cộng đồng bảo hộ chặt chẽ thông qua các tổ chức thị trường với từng mặt hàng cụ thể. Các tổ chức này kiểm soát điều tiết thị trường nội khối để đảm bảo giá không xuống dưới mức giá tối thiểu đã được định trước. EU tiến hành bảo hộ những mặt hàng này thông qua các biện pháp như trợ giá trong nước, thanh toán

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trực tiếp, kiểm soát lượng cung và các biện pháp biên giới. Điều này làm giá các mặt hàng này ở thị trường EU rất cao do những chi phí hỗ trợ được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu còn hàng nhập khẩu bị đánh thuế cao trong khi đó khối lượng dư thừa được xuất khẩu ra thị trường thế giới lại có mức giá thấp do được hỗ trợ xuất khẩu. Thêm vào đó là việc EU xếp các mặt hàng này vào nhóm các mặt hàng rất nhạy cảm trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Đây là nhóm mà EU hạn chế nhập khẩu nên áp dụng mức thuế là 85% so với mức thuế hải quan chung. Ngồi ra các sản phẩm nơng sản ôn đới của EU còn chịu các mức thuế quan rất đa dạng phụ thuộc vào mùa vụ nông nghiệp của EU. Các sản phẩm nhập khẩu thường phải chịu mức thuế rất cao trong mùa và thuế suất thấp hơn khi trái vụ. Chính những biên pháp kiểm sốt chặt chẽ trên khiến sản phẩm của các nước đang phát triển cùng loại với sản phẩm nội khối có rất ít cơ hội đặt chân vào thị trường EU.

2.2.2.3. Khả năng đáp ứng những rào cản kỹ thuật của nơng sản xuất khẩu cịn thấp

Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam khi tham gia FTA là tăng cường lợi thế xuất khẩu nông sản thông qua việc các nước thành viên miễn hoặc giảm thuế quan cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được khi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đáp ứng được các yêu cầu cao và phức tạp về chất lượng sản phẩm, về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Dưới đây là những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu dẫn tới không được hưởng ưu đãi của FTA mang lại.

-Hạn chế về chất lượng nông sản: Sản phẩm muốn có được thị trường xuất khẩu, điều quan trọng nhất là bản thân sản phẩm phải đáp ứng những yêu cầu chất lượng mà thị trường đòi hỏi. Trong khi chất lượng sản phẩm lại được quyết định bởi các yếu tố con người, công nghệ và nguyên vật liệu sử dụng. Đa phần các doanh nghiệp Việt khó đáp ứng đủ các điều kiện sản xuất. Việt Nam có nhiều đối tác FTA là những thị trường “khó tính” như Nhật Bản, hay Hàn Quốc, do vậy để vượt qua được các hàng rào kỹ thuật về nơng sản nhập khẩu, cần phải có cơng nghệ và cách làm của các doanh nghiệp quốc tế, quy trình quản trị chất lượng khoa học, tiên tiến. Tuy nhiên chưa nhiều doanh nghiệp làm được điều này. Một ví dụ điển hình đó là sản phẩm Cá Ngừ Đại Dương xuất khẩu sang Nhật, phải mất gần 5 năm chúng ta

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mới đáp ứng được yêu cầu về đánh bắt, chế biến sản phẩm để được hưởng ưu đãi FTA.

-Hạn chế về công nghệ: Công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của mọi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đa phần các doanh nghiệp có cơng nghệ lạc hậu, không theo kịp xu thế công nghệ sản xuất của thế giới. Thiếu lao động được đào tạo có kiến thức để có thể khai thác, hợp tác và chia sẻ công nghệ hiệu quả.

-Hạn chế về trình độ tổ chức quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn: Do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo (về quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề), thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết nên các doanh nghiệp nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tổ chức, kỹ thuật, nghiệp vụ xuất khẩu (hậu cần, giao nhận, giám định hàng hoá, kiểm tra chất lượng, thuê phương tiện vận chuyển, xác định giá cước vận chuyển, chuẩn bị chứng từ, thơng tin tài chính, mạng lưới phân phối, bao bì đóng gói và bảo hiểm...). Bên cạnh đó, hạn chế về xúc tiến bán hàng và marketing xuất khẩu. Do thiếu kiến thức về marketing, khơng tự mình xây dựng được mạng lưới marketing, khơng có nguồn lực để thực hiện xúc tiến bán hàng, tiến hành nghiên cứu, điều tra thị trường xuất khẩu... nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ marketing.

2.2.2.4. Sự am hiểu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về thị trường xuất khẩu, quy định xuất khẩu còn hạn chế

Các doanh nghiệp Việt Nam có hạn chế lớn trong việc tiếp cận thơng tin kinh tế, thị trường quốc tế: Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, thông tin trở thành nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật và chất lượng cao (về thị trường và người tiêu thụ, thành tựu phát triển của khoa học và công nghệ, sản phẩm và giá cả, những sáng kiến của các đối thủ cạnh tranh...) là vô cùng quan trọng trong việc ra các quyết định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên do thói quen kinh doanh, trình độ tin học, sự thiếu chuyên nghiệp trong Marketing, làm cho việc định hướng tìm kiếm các thơng tin cần thiết không hiệu quả, bên cạnh đó trình độ kiến thức và năng lực thu thập xử lý thông tin

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của doanh nghiệp Việt Nam yếu. Nhận thức của các doanh nghiệp về các cơ hội kinh doanh mà FTA mang lại chưa nhiều.

Một nguyên nhân nữa, đó là doanh nghiệp trong nước cũng chưa quen với cách làm chặt chẽ, đúng quy định của các đối tác như EU, Australia, ... Ví dụ, các đối tác luôn yêu cầu minh bạch về thông tin sản phẩm, nhất là bảo đảm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cũng như quy cách đóng gói, bao bì. Đây là những điều kiện gần như bắt buộc và khơng có sự thỏa hiệp, dễ dãi từ phía nhà nhập khẩu.

Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam do hạn chế nhận thức về thị trường và các quy định về hàng nông sản nhập khẩu quốc tế nên sản phẩm bị các thị trường quốc tế từ chối. Do đó, nhiều nơng sản Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến. Đơn cử như doanh nghiệp chế biến cà phê Việt Nam vẫn chấp nhận việc bán sản phẩm mới qua sơ chế hoặc bán thành phẩm.

2.3. Đánh giá chung

Tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

-Những cơ hội:

Với thị phần nông sản chiếm hơn một nửa thị phần thế giới, các đối tác FTA là những thị trường cực kỳ tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam. Đặc biệt, khi các cam kết FTA thực hiện, nông sản Việt Nam sẽ có được lợi thế ưu đãi so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Thuế quan đối với mặt hàng nông sản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)