Những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu nông sản của Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

khi tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do

3.1.1. Thuận lợi

Việt Nam có những lợi thế về xuất khẩu nông sản trong bối cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do FTA:

-Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đơng Dương, có ba mặt giáp biển với chiều dài bờ biển khoảng 3200 km, lại nằm ở vị trí ngã ba đường nên rất phù hợp cho việc giao lưu kinh tế với các nước. Ngồi ra, Việt Nam có hệ thống giao thơng tương đối thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, gồm: các cảng biển, cảng sông và đường sắt tương đối thuận lợi.

-Điều kiện tự nhiên: Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nơng nghiệp. Nước ta có khí hậu đa dạng, phân biệt rõ giữa các vùng. Thêm vào đó, Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp lớn, với đất phù sa, đất ba zan màu mỡ rất thích hợp cho việc trồng trọt. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên hàng nông sản nước ta rất phong phú, đa dạng.

-Lao động: Nơng dân Việt Nam có tính cần cù, kiên nhẫn học hỏi, sáng tạo, thơng minh nên có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Việt Nam có lao động trong ngành nông nghiệp rất dồi dào, với hơn 70% người dân sống bằng nghề nơng. Do đó, giá nhân cơng của Việt Nam rất rẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang tham gia nhiều FTA.

-Chi phí sản xuất nơng sản hàng hóa: Với lợi thế chi phí nhân cơng rất thấp, sản phẩm đa dạng phong phú, Việt Nam có chi phí sản xuất nơng sản thấp, qua đó giá thành sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với nhiều đối thủ xuất khẩu nông sản mạnh khác.

-Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước: Các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản Việt Nam có thể chủ động kinh doanh, chủ động về tài chính. Đây là điều

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát riển năng động hơn trong cơng việc, tìm được hướng đi phù hợp với mình.

3.1.2. Khó khăn

Trong bối cảnh tham gia ký kết và đang đàm phán nhiều FTA, có một số vấn đề đặt ra với xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay:

-Chất lượng giống thấp: Phần lớn các loại giống cây nông sản hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các quốc gia trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con chất lượng cao cho người sản xuất, từ các giống nguyên chủng, giống tác giả cho đến giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân Việt Nam tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trơi nổi mà khơng có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây lương thực và cây ăn quả. Từ thực tế đó, “năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 51% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp hơn nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng suất cà phê của Việt Nam chỉ bằng 65% năng suất cà phê thế giới, cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1,2 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1,6-1,9 tấn/ha - thấp hơn đến khoảng 40%” (Trung tâm thông tin phát triển nông thôn, 2013, tr.35)

-Công nghệ chế biến nông sản chưa phát triển: So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có cơng nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng nông sản theo yêu cầu tiêu dùng của thị trường các nước FTA khó tính như Nhật Bản và EU. Hơn nữa, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, dự trữ hàng hóa nơng sản, nhất là hàng tươi sống của Việt Nam rất kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh.

-Việc quy hoạch và tổ chức sản xuất nông sản theo từng vùng chuyên canh, quy mô lớn cịn nhiều khó khăn: Các vùng sản xuất hàng nơng sản cịn thiếu tập

trung, khối lượng hàng hóa cịn nhỏ, thị phần nơng sản Việt Nam trên thế giới thấp và chất lượng chưa đồng đều, ổn định.Việt Nam chưa hình thành được những vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế chuẩn thế giới. Ví dụ: Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng trong từng lô gạo,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hơn nữa bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp trên vỏ bao bì. Điều này làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác.

-Nhân lực quản lý trong doanh nghiệp còn yếu kém: Năng lực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA, đặc biệt là hoạt động marketing và dự báo thị trường. Những mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông sản đầu ra và giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế chưa được thiết lập một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo u cầu của từng thị trường khó tính.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)