2.1. Tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam trong những năm gần đây
2.1.2. Đánh giá chung
-Thành tựu
Sau khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định Thương mại Tự do FTA, xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu quan trọng và ln góp phần vào duy trì mức xuất siêu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Việc hội nhập quốc tế, tham gia các FTA là một cơ hội lớn đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Thứ nhất, thị trường xuất khẩu nông sản mở rộng. Trước khi tham gia các
FTA, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống, nhưng sau khi tham gia ký kết nhiều FTA, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã được mở rộng và khai thác thêm những thị trường lớn, yêu cầu chất lượng nông sản tốt như Trung Quốc, EU và Nhật Bản.
Thứ hai, từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, … đều được đổi mới theo
hướng sản xuất nhằm phục vụ thị trường FTA với những tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thứ ba, sản lượng nông sản tăng liên tục, các sản phẩm nông sản dần chiếm
lĩnh các thị trường thế giới. Từ chỗ khơng có để xuất khẩu đến nay các sản phẩm nông sản của Việt Nam (gạo, cà phê, cao su) đã đứng vị trí nhất, nhì thế giới về khối lượng xuất khẩu.
-Hạn chế
Thứ nhất, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông sản không tương xứng với tốc
độ tăng về khối lượng xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản phẩm thấp, xuất khẩu thô là chủ yếu, công nghiệp chế biến thấp dẫn đến giá trị gia tăng thấp.
Thứ hai, nếu so sánh với giá xuất khẩu nông sản của các nước xuất khẩu
cùng loại nơng sản, thì giá xuất khẩu nơng sản của Việt Nam thường thấp hơn so với các nước. Nguyên nhân cơ bản là do chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thường được khách hàng các nước đánh giá thấp, do đó bị ép giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản của Việt Nam cũng vì lợi ích kinh tế của cá nhân doanh nghiệp, nên thường hạ giá thấp để dành lấy các hợp đồng kinh tế mà khơng có sự phân chia quyền lợi, liên kết kinh tế, bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp. Ngồi ra, thị trường xuất khẩu nơng sản của Việt Nam tương đối nhiều, tuy nhiên khối lượng tại các thị trường này cũng còn nhỏ lẻ, chiến lược xâm nhập sâu và chiếm lĩnh thị trường chưa được thực hiện mạnh mẽ.
Thứ ba, Việt Nam có cơng nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng
sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn, khó tính như EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản, dự trữ, bốc xếp hàng hóa nơng sản, nhất là hàng tươi sống cịn kém nên giá thành sản phẩm và các chi phí gián tiếp khác tăng nhanh
Thứ tư, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông
sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu tiếp thị, dự tính, dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất-chế biến-xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế, ... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về cả số lượng và chất lượng, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của từng thị trường.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thứ năm, chủng loại mặt hàng nông sản vẫn cịn khá đơn điệu, chưa có sự
thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, tiêu, … mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.