Khối lượng, kim ngạch và thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 37 - 43)

2.1. Tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam trong những năm gần đây

2.1.1. Khối lượng, kim ngạch và thị trường xuất khẩu

2.1.1.1. Khối lượng và kim ngạch một số mặt hàng nông sản chủ yếu

- Sản lượng sản xuất

Các mặt hàng nơng sản đều có mức tăng trưởng tương đối ổn định, về cơ bản năm sau tăng so với năm trước.

Bảng 2.1: Tổng sản lượng một số mặt hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2004-2014

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm Gạo Cà phê Cao su Tiêu Điều

2004 36.203 790 405 74 275 2005 36.050 730 487 80 313 2006 35.970 905 567 82 302 2007 35.868 961 609 89 312 2008 38.630 996 662 104 313 2009 38.100 1.057 711 108 191 2010 40.005 1.112 751 105 310 2011 42.324 1.167 811 109 318 2012 43.470 1.148 1.188 130 230 2013 44.160 1.230 1.043 134 261 2014 44.820 1.750 1.221 125 277

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/)

Sản lượng của hầu hết các mặt hàng nơng sản chính năm 2014 đều tăng nhẹ so với năm 2013. Theo bảng 2.1, gạo, cà phê, cao su có sự biến động lớn về sản lượng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, sản lượng cà phê, cao su năm 2014 lần lượt tăng hơn 2 lần, 3 lần so với năm 2004. Sản lượng hạt điều biến động ít hơn các mặt hàng nơng sản chính khác. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tình hình

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thị trường biến động khiến cho tại một số thời điểm diện tích canh tác bị giảm sút nhưng do năng suất có xu hướng tăng nên tính chung tồn giai đoạn sản lượng ln tăng, góp phần ổn định tiêu thụ trong nước.

- Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2004-2013

(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: http://stat.wto.org/, 201320)

Hoạt động xuất khẩu nơng sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Giai đoạn 2004-2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam tặng mạnh, đạt đỉnh là 14.560 triệu USD vào năm 2008. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm khoảng hơn 1.000 tấn và tăng trở lại sau năm này. Theo biểu đồ 2.1, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức 28.946 triệu USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng gần 5 lần trong 10 năm (2004-2013).

Từ năm 2004 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản nước ta cơ bản đều tăng: Năm 2008 tăng 28% riêng năm 2009 giảm nhẹ (2,33% so với năm 2008) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế cuối năm 2008, năm 2010 tăng mạnh 22,55% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu nông

20

World Trade Organization, 2013, có tại:

http://stat.wto.org/StatisticalProgram/WSDBStatProgramReporter.aspx?Language=E, truy cập ngày:

25/3/2015 6110 7579 9304 11331 14560 13407 16835 22229 23404 28496 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 triệu USD Năm

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sản tăng mạnh chủ yếu do giá nông sản xuất khẩu tăng. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ chế biến sâu. Đã xuất hiện nhiều mặt hàng nơng sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm và có triển vọng gia tăng xuất khẩu như cà phê, cao su, gạo, …

2.1.1.2. Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu

Trước khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu, Cuba, … Tuy nhiên, sau khi hệ thống này tan rã, nước ta đã đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu nông sản sang các nước châu Á, châu Phi và các nước phát triển. Hiện nay, các thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Các thị trường nhập khẩu là các nước trong khối ASEAN đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Việc tham gia các Hiệp định FTA khu vực ASEAN với Ấn Độ, Australia/New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các FTA song phương với Nhật Bản, Chile, Lào đã tác động trực tiếp đến thị trường các nước xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong đó khối ASEAN ln là thị trường truyền thống với nhiều mặt hàng nơng sản chính của Việt Nam. Dưới đây là một số thị trường chính đối với các mặt hàng xuất khẩu nơng sản chính của Việt Nam:

-Thị trường gạo

Hiện nay gạo Việt Nam đă xuất khẩu sang hơn 80 nước trên thế giới. Trong đó ASEAN là một thị trường mà gạo Việt Nam xuất sang với tỷ trọng khá cao. Một số nước như: Philippines, Indonesia và Malaysia là những thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với tỷ lệ đáng kể.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.2: Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang các thị trường chính (2011- 2013)

(Đơn vị: Khối lượng: tấn; Giá trị: nghìn USD)

STT Thị trường 2011 2012 2013 Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị 1 Indonesia 1711786 722114 687213 346017 1882971 1019301 2 Philipines 1707994 917129 1475821 947378 975144 476320 3 Malaysia 613213 272193 398012 177688 530433 292092 4 Cuba 449950 191035 472270 209216 430150 230415 5 Singapore 327533 133594 539298 227791 385957 197908

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/)

Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nguyên nhân là do tình trạng dân số tăng lên mà diện tích lương thực lại giảm đi đòi hỏi Indonesia phải nhập khẩu lượng lớn gạo phục vụ cho sinh hoạt. Là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là khách hàng chính của Việt Nam, hoạt động nhập khẩu gạo của Indonesia có ý nghĩa quyết định tới cục diện thị trường gạo thế giới cũng như xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Philippines cũng là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Chính phủ Philippines đă quyết định xoá bỏ độc quyền nhập khẩu gạo của cơ quan lương thực quốc gia và cho phép lĩnh vực tư nhân nhập khẩu gạo với hy vọng điều này sẽ góp phần đảm bảo đủ cung cấp lương thực cho người dân trong nước và hạn chế gạo nhập lậu. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường gạo của Philippines ngày một tốt hơn, góp phần tăng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Một số nước khác như Malaysia, Singapore nhập khẩu gạo của ta do tình hình thiếu lương thực và dân số tăng, diện tích cây trồng giảm. Thái Lan là một nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nước này vẫn nhập khẩu gạo của ta do giá cả thấp hơn, có thể chế biến lại sản phẩm để xuất khẩu với giá cao hơn nhằm đạt lợi nhuận do chênh lệch giá cả mang lại.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

-Thị trường cà phê

Thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng được khẳng định rõ nét. Nếu như những năm đầu thập kỷ 90, cà phê của Việt Nam chưa có được một vị trí đáng kể trên thị trường thế giới, thì đến nay Việt Nam đã trở thành nước có thị phần cà phê xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới sau Brazil và đứng trên cả Colombia. Xét trong khu vực châu Á, thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu, lớn hơn gần 4 lần thị phần của Indonesia. Xét trong khu vực châu Phi, nước có thị phần cà phê cao nhất ở khu vực này là Ethiopia cũng thấp hơn thị phần của Việt Nam ¼ lần. Thị trường tiêu thụ cà phê xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng, năm 1996 xuất khẩu sang 34 nước, năm 1999 xuất khẩu sang 40 nước.

Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nơng sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Lucxembua, Ý và Tây Ban Nha. Nhìn chung, Hoa Kỳ vẫn luôn là nước nhập khẩu cà phê số một tại Việt Nam. Các thị trường tập trung nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam là các nước Châu Âu.

Bảng 2.3: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê sang các thị trường chính (2011-2013)

(Đơn vị: Khối lượng: tấn; Giá trị: nghìn USD)

STT Thị trường 2011 2012 2013 Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị 1 Hoa Kỳ 131512 196585 133571 212694 138601 341093 2 Đức 132786 201857 138299 208110 135893 296249 3 Bỉ, Lucxembua 132283 190495 49517 72693 94916 210789 4 Ý 96190 142366 64943 97272 84002 177548

5 Tây Ban Nha 81617 118021 69330 98796 63220 135757

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/)

-Thị trường hạt tiêu

Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, hạt tiêu của Việt Nam được xếp vào nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quốc tế. Hoa Kỳ, Đức, Ả Rập là ba thị trường nhập khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam. Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu năm sau sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với tháng cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.4: Khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường chính (2011-2013)

(Đơn vị: Khối lượng: tấn; Giá trị: nghìn USD)

STT Thị trường 2011 2012 2013 Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị 1 Hoa Kỳ 14848 43615 15834 54342 23066 144842 2 Đức 13840 38912 13693 52594 10319 67124 3 Ả Rập 11056 25023 12393 42926 12310 70500

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/)

Thị trường các nước FTA cũng là những nước nhập khẩu tiềm năng hạt tiêu của Việt Nam. Tính đến tháng 2 năm 2015, xuất khẩu hạt tiêu sang Singapore, trị giá đạt 32,39 triệu USD, chiếm 15,6% tổng trị giá, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ đạt 15,91 triệu USD, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,7% tổng kim ngạch.

-Thị trường cao su

Cao su được đánh giá là ngành hàng có tiềm năng cao về xuất khẩu. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su số một của Việt Nam do nhu cầu cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô lớn. Việc miễn giảm thuế do tác động của Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Trung Quốc (ACFTA) đã tạo ra cho Việt Nam lợi thế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với Hoa Kỳ, EU và các nước ASEAN trong việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Malaysia, Đài Loan, Đức và Hàn Quốc lần lượt là các thị trường nhập khẩu cao su lớn tiếp theo của nước ta.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.5: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su sang các thị trường chính (2011-2013)

(Đơn vị: Khối lượng: tấn; Giá trị: nghìn USD)

STT Thị trường 2011 2012 2013 Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị 1 Trung Quốc 510245 856713 405645 1183633 501571 1937566 2 Malaysia 30148 50294 44068 126418 57872 229428 3 Đài Loan 25059 47289 28484 89061 34370 151858 4 Đức 21429 38451 25257 79927 29325 132459 5 Hàn Quốc 28356 40831 30877 84575 330065 130250

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/)

Xuất khẩu cao su sang các thị trường năm 2014 có sự giảm mạnh. Nguyên nhân khiến xuất khẩu cao su sụt giảm là do trong năm 2014, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm nên thị trường nơng sản thế giới nói chung và mặt hàng cao su nói riêng có sự sụt giảm lớn về nhu cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THAM GIA các HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO (FTA) cơ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU NÔNG sản của VIỆT NAM (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)