2.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam kh
2.2.1. Những cơ hội
2.2.1.1 . Tạo điều kiện thuận lợi cho mặt hàng nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường các nước do thuế quan được dỡ bỏ
Dỡ bỏ thuế quan là nội dung quan trọng nhất trong các FTA. Thuế quan có các vai trị điều tiết xuất khẩu; bảo hộ hàng nội địa; và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. Xóa bỏ hàng rào thuế quan là xóa bỏ dần về cách biệt về giá hàng hóa giữa các nước, tiệm cận tới giá cả hàng hóa thế giới, giảm thuế quan. Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng và thực hiện thành cơng các liên minh kinh tế.
Lộ trình cắt giảm thuế quan là cam kết quan trọng nhất trong các FTA mà Việt Nam tham gia. Trong các hiệp định AFTA, ACFTA, AKFTA, ASEAN-6, Trung Quốc và Hàn Quốc tất cả các thành viên đã phải đưa thuế nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng nông sản về 0% từ năm 2010.
Hầu như tồn bộ mặt hàng nơng sản của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN không phải chịu thuế. Các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, áp mức thuế nhập 0% với phần lớn hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam.
Hàng rào thuế quan là một trong những cản trở lớn nhất cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập vào các thị trường trên thế giới. Giảm thuế suất nhập khẩu khi tham gia FTA với hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu của đối tác trong việc mua các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam. Các sản phẩm này sẽ có cơ hội giảm giá tại nước nhập khẩu, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam so với các sản phẩm nội địa khác, hoặc các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu. Lợi ích này sẽ tăng nhanh về
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
lượng khi hàng nông sản Việt Nam được tiếp cận các thị trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0%.
Là một nước nông nghiệp với định hướng xuất khẩu nơng sản, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, …với mức thuế suất bằng 0% hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu nơng sản. Nói một cách khác, lợi thế này khơng chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà cịn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai.
Tác động của việc dỡ bỏ thuế quan trong các FTA đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tại một số thị trường cụ thể:
-Thị trường Trung Quốc: Trong vòng 10 năm từ năm 1991 đến 2001, tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam có những chuyển biến tích cực so với thời kỳ trước đó nhưng vẫn cịn chậm và chưa rõ nét. Trong giai đoạn từ 2002 đến nay, trong tiến trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), các đối tác đã đồng ý bắt đầu thực hiện trước thời hạn so với thỏa thuận trong chương trình thu hoạch sớm EHP, trong đó có 600 mặt hàng nơng sản phải giảm thuế từ năm 2003. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ.
Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2011
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Giá trị 73,2 57,8 50,9 124,2 137,5 190,4 172,1 170,6 175,8
(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ website của Tổng cục hải quan www.customs.gov.vn)
Theo bảng số liệu trên, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn từ 2003 đến 2005 có xu hưởng giảm rõ rệt, mức giảm trung bình khoảng 15% mỗi năm. Đây là giai đoạn đầu khi EHP bắt đầu có hiệu lực với Trung Quốc và các nước ASEAN 6. Lúc này, hàng nông sản từ các nước ASEAN 6 sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ do mức thuế quan nhập khẩu vào Trung Quốc được hạ thấp đáng kể trong khi mức thuế dành cho Việt Nam vẫn giữ nguyên như
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
cũ, điều này làm cho hàng nông sản của chúng ta trở nên đắt tương đối so với các nước trong khu vực khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh từ 73,2 triệu đô năm 2003 xuống cịn 50,9 triệu đơ năm 2005. Trong giai đoạn này, điểm yếu về sản xuất nhỏ lẻ, quy mô nhỏ; năng suất thấp và chất lượng không đều, chủ yếu là xuất thô, hàm lượng chế biến thấp, ... đã khiến hàng hố nơng sản Việt Nam không cạnh tranh nổi trên thị trường Trung Quốc dẫn đến sụt giảm. Đây là một dấu hiệu cảnh báo những thách thức trong quá trình hội nhập của Việt Nam.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản bắt đầu tăng mạnh trở lại kể từ năm 2006. Thời điểm này, cùng với tình hình tăng trưởng nóng của Trung Quốc, các doanh nghiệp đã thích nghi với quỹ đạo cạnh tranh mới trong ACFTA, mà quan trọng nhất là hàng lương thực, cao su, cà phê, hạt điều, … – những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam sang Trung Quốc - bắt đầu được hưởng thuế suất 0% theo lộ trình cắt giảm thuế trong EHP. Cụ thể, năm 2006 chứng kiến mức tăng kỷ lục của kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc với mức tăng lên tới 144%, đạt mức 124,2 triệu đô. Đây cũng là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản của chúng ta sang Trung Quốc vượt mức 100 triệu đô. Trong 5 năm tiếp theo, kim ngạch vẫn giữ đà tăng trưởng cao với mức trung bình 12%/năm, mức cao nhất là năm 2008 với 190,4 triệu đơ và có xu hướng ổn định ở mức 170 triệu đô trong những năm gần đây. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã tăng cường sản xuất và thu mua nông sản trong nước để tận dụng thời điểm EHP có hiệu lực đồng thời học hỏi các kinh nghiệm về xuất khẩu nông sản của các nước ASEAN 6 đã tham gia trước đó để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của chương trình.
-Thị trường Nhật Bản: 79% xuất khẩu nông sản của ta sẽ được hưởng ưu đãi thuế 0%. Mức thuế trung bình nhờ cam kết FTA đã giảm từ 8,1% xuống 4%. Các mặt hàng có lợi nhất là rau quả tươi, cà phê, chè, thịt lợn và các sản phẩm gỗ. Điều này đã làm cho cán cân thương mại đối với mặt hàng nông sản giữa Việt Nam và Nhật Bản thay đổi nhiều.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn năm 2009-2013
(Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ website của Tổng cục Hải quan
http://www.customs.gov.vn/, 2013)
Theo biểu đồ 2.2, cán cân thương mại hàng nông sản của Việt Nam ở mức âm năm 2009 và 2010. Từ năm 2010, Nhật Bản áp dụng thuế suất ưu đãi trong VJEPA với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam theo lộ trình đến năm 2019 (theo bảng 1.6) đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Những năm gần đây, cán cân thương mại hàng nông sản Việt Nam ở trạng thái xuất siêu (thặng dư) trong buôn bán với Nhật Bản. Năm 2011, nước ta xuất siêu 0,4 tỷ USD; chuyển sang năm 2012 con số này đã là 1,5 tỷ USD và năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nhật Bản trị giá 2,04 tỷ USD, tăng mạnh 39% so với con số ghi nhận được trong năm 2012.
Nhìn chung, dưới tác động của các FTA, xuất khẩu nông sản Việt Nam giảm
nhanh vào giai đoạn đầu do chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước khác, tuy nhiên, kể từ khi các mặt hàng chủ lực bắt đầu được hưởng thuế suất ưu đãi, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
2.2.1.2 . Cơ hội tiếp cận những thị trường rộng lớn, ổn định và phát triển, tạo cho Việt Nam thế ổn định trong xuất khẩu hàng nông sản
6,3 7,7 10,8 13,1 13,7 7,5 9 10,4 11,6 11,5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2009 2010 2011 2012 2013 T ỷ USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Khi tham gia các FTA, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được mở thêm nhiều cánh cửa cho thị trường xuất khẩu nông sản. Đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam thì việc mở rộng thị trường rất quan trọng.
Hiện nay, khu vực Đông Nam Á (ASEAN) được coi là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Việt Nam là một thành viên trong khu vực với các lợi thế về địa lý, văn hóa, đặc điểm kinh tế xã hội, đây là thuận lợi lớn cho xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực (AFTA). Như vậy, cùng với cơ hội tiếp cận thị trường tồn cầu nói chung và các mối liên hệ kinh tế giữa Việt Nam và các đối tác FTA đã và sẽ mang lại những cơ hội giao thương lớn cho nơng sản hàng hóa của Việt Nam trong tương lại gần.
Bảng 2.7: Tiềm năng thị trường xuất khẩu nông sản của các đối tác FTA của Việt Nam năm 2013
Thị trường Dân số (triệu)
GDP được tính theo sự ngang giá của sức
mua(tỷ USD) GDP bình quân đầu người (tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu nông sản (tỷ USD) ASEAN 601 3.084 5.131 802,3 Trung Quốc 1.300 14. 961 10.253 165,4 Nhật Bản 127,3 4.684 47.244 86,0 Hàn Quốc 48,8 1.614 23.113 33,4 Ấn độ 1.200 4.962 1.414 24,4 Úc 23 1.795 40.000 14,6 Chi-lê 20 6,1 (Nguồn:http://stats.oecd.org/, 201221)
Nhóm các đối tác FTA của Việt Nam chiếm hơn 50% dân số thế giới, có tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nơng sản chiếm khoảng 60% kim ngạch nhập khẩu của toàn cầu. Tất cả các đối tác đều có GDP bình qn trên đầu người cao hơn Việt Nam. Đa phần đây là những nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam rất nhiều. Những số liệu trên cho chúng ta thấy được cơ hội kinh doanh và tiềm năng thị trường rất lớn từ các đối tác FTA này.
21 Organisation for Economic Co-Operation and Development, Economic Outlook No.80-2012-OECD Anual
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Ví dụ thị trường Trung Quốc: Tham gia ACFTA, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường với hơn 1,3 tỷ dân và kim ngạch nhập khẩu nông sản hơn 165 tỷ USD (2013), do đó những cơ hội lớn mở ra là rõ ràng và đầy tiềm năng. Theo EHP, các nhóm hàng nơng sản sẽ từng bước được cắt giảm thuế từ năm 2006, toàn bộ các mặt hàng này được hưởng thuế suất bằng 0% khi xuất sang Trung Quốc và ASEAN. Với một nước sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thì nơng thủy sản là các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta, và chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu, việc loại bỏ thuế quan bao gồm cả các dòng thuế trên 15% sẽ cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội rất quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa qua thị trường đơng dân vào bậc nhất thế giới này.
Ngoài ra, các Hiệp định FTA đang đàm phán cũng là những cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong đó phải kể đến thị trường rộng lớn khối EU, với dân số lên đến 742,5 triệu người (2013). EU vốn là thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy, EU đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD năm 2012, tăng 22,7% so với cùng kỳ và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2012 và chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chính là các sản phẩm nơng sản22. EU cũng là khu vực có tiềm năng và truyền thống rất nổi bật, với sức mua dồi dào và ổn định nhờ thu nhập bình quân đứng hàng đầu thế giới. Do đó, khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết, sẽ là cơ hội lớn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường tiềm năng này. Theo đánh giá của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm), sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU sẽ tăng 30-40%23. Thêm vào đó, khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và khối EFTA được ký kết, nông sản Việt Nam sẽ có thêm cơ hội
22 Info TV, Xuất khẩu vào EU nên tập trung vào hàng nơng sản, có tại:
http://www.tdcbinhdinh.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=415:xut-khu-vao-eu-nen- tp-trung-vao-hang-nong-sn&catid=66:tin-xut-nhp-khu&Itemid=104, truy cập ngày 22/3/2015.
23 Trung tâm WTO, ký EVFTA Việt Nam-EU cả hai cùng lãi, có tại: http://www.trungtamwto.vn/vn-eu-
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
xuất khẩu vào châu Âu. Tuy dân số chỉ trên 13 triệu người nhưng các nước EFTA có GDP tới hơn 1.100 tỷ USD, đứng thứ 11 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người trên 58.000 USD. EFTA là một liên kết kinh tế rất năng động với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản đạt 700 tỷ USD (2013). Trong khối này có các thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam là Thụy Sỹ và Na Uy.
2.2.1.3 . Tạo điều kiện cho Việt Nam đổi mới, minh bạch chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh nông sản
FTA được ký kết tạo ra khuôn khổ và hành lang pháp lý rõ ràng, giúp doanh nghiệp có được định hướng lâu dài để xây dựng các chiến lược kinh doanh. Tăng tính an tồn, ổn định cho quá trình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hành lang pháp lý chỉ cho doanh nghiệp thấy được những quyền lợi và những giới hạn của mình khi xuất khẩu nơng sản. Đó có thể là các quy định về thủ tục, quy cách hàng hóa, vận chuyển, đóng gói, chất lượng sản phẩm, giá trần, giá sàn, thuế… và hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp một cách cơng bằng. Có thể nói song song với quá trình nghiên cứu thị trường, hành lang pháp lý là kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường thương mại quốc tế.
Thông qua hàng lang pháp lý sẽ đi đến một thống nhất chung giữa doanh nghiệp xuất khẩu và thị trường, qua đó giúp doanh nghiệp dễ dàng và chủ động hơn trong việc tiếp cận những thị trường xa xôi. Các hành lang pháp lý cũng là những sở cứ căn bản nhất để giải quyết những tranh chấp liên quan đến thương mại.
Tham gia các FTA, đặc biệt đối với các FTA có phạm vi ngồi khu vực ASEAN, Việt Nam gặp áp lực cần đổi mới chính sách và khung pháp lý phù hợp với quy định quốc tế. Thực hiện cải cách, minh bạch hóa chính sách góp phần tạo mội trường cạnh tranh bình đẳng và tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nông nghiệp.