2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng
2.3.1 Đánh giá hoạt động của cảng
2.3.1.1 Khả năng thông qua của cảng về tàu
Số lượng tàu mỗi năm qua cảng Hải Phòng có sự tăng nhanh rõ rệt, trong khoảng hơn 5 năm, lượng tàu qua cảng tăng gấp hơn 2 lần. Có thể thấy số lượng tàu qua cảng tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2012-2013, điều này là do: Cuối năm 2012, luồng tàu vào cảng Hải Phòng đã được nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế -7.2m, đáp ứng cho những con tàu có trọng tải lớn ra vào mà không bị phụ thuộc vào thủy triều, khi luồng tàu chính thức được khơi sâu, lượng tàu lớn cập cảng ngày càng nhiều, không chỉ tạo đà giải phóng hàng hóa nhanh gọn mà cịn góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển khơng cần phải qua khu vực chuyển tải.
Hình dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn số lượng tàu qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2014:
Bảng 2.7: Thống kê số lượng tàu qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2014
Đơn vị: chiếc
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số lượng tàu 2.168 2.319 3.279 3.566 2.814 4.054 4.251
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội cảng biển Việt Nam
Số lượng tàu tăng lên không chỉ cho thấy sự tăng trưởng về nhiều mặt của cảng, mà còn cho thấy sức cạnh tranh của cảng ngày càng nâng cao. Cảng đã khẳng định được thương hiệu của mình với các hãng tàu, chủ tàu, các khách hàng xuất nhập khẩu trong và ngồi nước.
2.3.1.2 Khả năng thơng qua của cảng về hàng
Lượng hàng hóa thơng qua của cảng Hải Phòng liên tục tăng cao qua các năm, thể hiện sự phát triển của hệ thống cảng biển Hải Phòng. Đặc biệt, từ quý 4-2012, khi luồng tàu chính thức được khơi sâu, lượng tàu lớn cập cảng biển Hải Phòng ngày càng nhiều, khơng chỉ tạo đà giải phóng hàng hóa nhanh gọn mà cịn góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển khơng cần phải qua khu vực chuyển tải.
Hình dưới đây sẽ cho thấy sản lượng hàng hóa thơng qua của cảng Hải Phịng giai đoạn 2008-2014:
Hình 2.2: Thống kê sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị: MT
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cảng Hải Phịng giai đoạn 2008-2014
Có thể thấy, tổng sản lượng hàng hóa thơng qua cảng liên tục tăng qua các năm giai đoạn từ 2008 - 2014, song mức tăng qua các năm chưa ổn định. Tăng nhiều nhất là giai đoạn 2010 - 2011 tăng 14%. Mặc dù, năm 2010, tuy do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tồn cầu, nhưng lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phòng vẫn giữ vững được
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Export 3,231,000 2,376,000 2,861,000 3,989,000 4,446,000 4,662,000 5,555,000 Import 7,635,000 7,815,000 7,572,000 7,861,000 7,755,000 8,290,000 9,281,000 Domestic 3,034,000 3,768,000 5,255,000 6,041,000 5,928,000 5,854,000 4,918,000 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 10,000,000
mức độ tăng đều. Điều này càng khẳng định khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng.
Bảng 2.8: Mức tăng trưởng sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2008 - 2014
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Sản lượng
(triệu MT) 13,9 14,37 15,688 17,891 18,129 18,806 19,750
Tăng trưởng - +3,4% +9,2% +14% +1,3% +3,7% +5,0%
Nguồn: Tác giả tự lập từ số liệu hình 2.2
Sau cuộc cách mạng Container hóa trong vận tải quốc tế, kinh nghiệm thực tế của nhiều nước có hệ thống vận tải Container phát triển đã chứng minh tính ưu việt của nó so với các phương pháp vận chuyển hàng hóa bằng bao gói thơng thường hay dùng Pallet. Vận tải Container được xem xét và chú trọng phát triển tại tất cả các cảng biển. Những năm qua, cảng Hải Phòng đã tập trung cao cho đầu tư phát triển Bến Container Tân Cảng tại khu vực Đình Vũ trở thành cảng Container lớn nhất , hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam. Với phương châm hiện đại hóa và mở rộng cảng tiến ra phía biển . Đây là cảng đầu tiên tại Hải Phịng có đủ điều kiện kỹ thuật cho phép tàu có trọng tải 2 vạn tấn ra vào làm hàng.
Sản lượng hàng hóa Container thơng qua cảng Hải Phịng có xu hướng tăng dần, liên tục qua các năm và được kì vọng phát triển vượt bậc trong tương lai.
Hình 2.3: Thống kê sản lượng Container thơng qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị: TEU
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Cơng ty cổ phần cảng Hải Phịng giai đoạn 2008-2014
So sánh lượng hàng hóa thơng qua của cảng Hải Phịng với hệ thống cảng biển
khu vực phía Bắc
Bảng 2.9: Thống kê sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng và hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc giai đoạn 2008-2013
Đơn vị : 1000MT
TT Khu vực Sản lượng hàng hóa
790,000 816,000 953,000 1,018,000 964,000 1,039,000 1,002,187 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm TEU
cảng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Miền Bắc 59.653 48.765 55.791 60.953 61.557 57.698 1 Hải Phòng 13.900 14.370 15.689 17.891 18.129 18.806 2 Quảng Ninh 3.022 4.736 5.853 7.257 7.185 5.033 3 Cẩm Phả 25.232 10.714 21.231 19.014 18.000 15.783 4 Đoạn Xá 3.303 4.300 1.597 3.973 4.375 4.423 5 Cửa Cấm 566 530 426 395 268 365 6 Vật Cách 1.500 1.323 1.268 1.564 1.631 1.974 7 Transvina 2.600 1.676 1.597 1.525 1.775 - 8 Cảng dầu B12 6.753 7.862 4.370 4.250 4.025 3.613 9 Đình Vũ 2.777 3.254 3.760 4.314 4.569 5.400 10 PTSC Đình Vũ - - - 770 1.600 2.300
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội cảng biển Việt Nam
Từ bảng thống kê trên cho thấy, thị phần của cảng Hải Phịng dẫn đầu trong khu vực phía Bắc, chiếm khoảng 25-30% sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển khu vực miền Bắc. Tại một số cảng biển có thể thấy sản lượng hàng hóa thơng qua cũng khá cao, ví dụ như Cảng Cẩm Phả, nhưng sản lượng này không ổn định, biến động lớn qua các năm. Tại cảng Hải Phịng, sản lượng hàng hóa thơng qua khơng những cao, mà còn liên tục tăng qua các năm cho thấy sự tăng trưởng tương đối ổn định của cảng so với các cảng biển khác tại khu vực miền Bắc.
Vì vậy, có thể khẳng định: “Cảng Hải Phịng là cảng cửa ngõ giao thơng quan trọng của miền Bắc nước ta, có tiềm năng phát triển tốt, có khả năng cạnh tranh cao so với các cảng biển trong khu vực.”
So sánh lượng hàng hóa thơng qua của cảng Hải Phòng với các cảng biển lớn của nước ta
Nước ta được phân chia thành 3 khu vực địa lý rõ rệt : miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Để lựa chọn ra các cảng biển lớn trong nước để so sánh, trước tiên, ta sẽ chọn lọc ra 3 cảng biển lớn của từng khu vực kể trên, rồi sau đó tiến hành so sánh chúng với nhau. Sau q trình tổng hợp và phân tích số liệu, các cảng biển được lựa chọn của từng khu vực như sau:
- Khu vực miền Bắc: cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh, cảng Cẩm Phả - Khu vực miền Trung: cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Cam Ranh - Khu vực miền Nam: Tân cảng Sài Gòn, cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép
Bảng 2.10: Thống kê sản lượng hàng hóa thơng qua Cảng Hải Phịng và một số cảng biển của nước ta giai đoạn 2008-2013
Đơn vị: 1000MT
Khu vực cảng Sản lượng hàng hóa
2008 2009 2010 2011 2012 2013 Miền Bắc Cảng Hải Phòng 13.900 14.370 15.689 17.891 18.129 18.806 Cảng Quảng Ninh 3.022 4.736 5.853 7.257 7.185 5.033 Cảng Cẩm Phả 25.232 10.714 21.231 19.014 18.000 15.783 Miền Trung Cảng Đà Nẵng 2.742 3.132 3.303 3.868 4.423 5.010 Cảng Quy Nhơn 3.310 3.856 4.501 5.492 5.616 6.257 Cảng Cam Ranh 1.296 1.257 1.487 1.554 1.480 1.765 Miền Nam
Tân Cảng Sài
Gòn 29.402 27.251 31.132 26.128 35.479 45.500
Cảng Sài Gòn 13.166 14.008 11.815 10.221 10.450 10.070
Cảng Cái Mép 2.743 3.132 5.213 4.576 4.684 4.785
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội cảng biển Việt Nam, 2015
Từ bảng thống kê trên cho thấy, sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng đứng thứ 2 so với các cảng biển trong nước, dẫn đầu là Tân cảng Sài Gòn (lớn hơn khoảng 2 lần so với Cảng Hải Phịng). Đồng thời có thể thấy, sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phòng tăng dần qua các năm tương đối ổn định, còn tại các cảng biển khác sản lượng hàng hóa tăng giảm khác nhau qua các năm. Tại Tân cảng Sài Gịn, sản lượng hàng hóa thơng qua tuy lớn nhưng biến động giữa các năm, khơng có một sự tăng trưởng ổn định như tại cảng Hải Phịng.
Vì vậy, có thể khẳng định: “Cảng Hải Phịng khơng chỉ là một cảng của ngõ giao thông quan trọng của miền Bắc, mà Cảng Hải Phịng cịn có sức cạnh tranh cao so với các cảng biển khác trong hệ thống cảng biển của nước ta.”
2.3.1.3 Năng suất xếp dỡ hàng hóa của cảng
Những năm gần đây, hệ thống cảng biển Hải Phịng khơng ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã giúp cho năng suất xếp dỡ của cảng có những tiến bộ đáng kể.
Năng suất xếp dỡ của cảng đạt khoảng 5.000 - 10.000 tấn/tàu/ngày.
Bảng 2.11: Định mức xếp dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phịng
Nhóm hàng Loại tàu có GRT < 5000T Loại tàu có GRT > 5000T và <13000T Loại tàu có GRT > 13000T Hàng nhập Hàng xuất Hàng nhập Hàng xuất Hàng nhập Hàng xuất Trong cẩu Vùng nước Trong cẩu Vùng nước Trong cẩu Vùng nước Trong cẩu Vùng nước Hàng rời 1300- 2000 1200- 3500 1500- 3000 2000- 4500 3300 3000 1500- 4000 2000- 5000 - - Hàng bao, 1200- 1200- 1500- 1500- 1500- 2000- 2000- 2500- 1800- 2500-
bịch 2000 2000 3000 4000 3000 4000 5000 6000 5000 6000 Sắt thép 2000- 2500 1200 2500- 3000 3000- 3500 - - 3000- 4000 4000 - - Hàng thùng 1000 1000 1200 - 1200 - - - - - Hàng bách hóa 1000 800- 1000 1000- 1200 1000- 1200 1200 1200 - - - - Các loại xe lăn bánh (C/ngày/tàu) 100 50 120- 500 - 100- 500 - - - - - Container Tàu<500TEU Tàu 500 TEU 500 container/ngày – tàu 800 container/ngày – tàu
Nguồn: Cty cổ phần cảng Hải Phòng
Hiện nay, năng suất xếp dỡ của cảng Hải Phòng được đánh giá ở mức trung bình. So với các cảng biển trong nước, năng suất xếp dỡ của cảng tương đối cao và ở mức ổn định nhưng so với các cảng biển chung trong khu vực, thì năng suất xếp dỡ của cảng ở mức tương đối thấp. Đây cũng là tình hình chung đối với các cảng biển của Việt Nam, do cơ sở vật chất, trang thiết bị, khoa học công nghệ và hiệu quả quản lý của chúng ta còn yếu chưa theo kịp được với các cảng biển lớn trong khu vực và thế giới. Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam, 2014, Nghiên cứu về năng suất xếp dỡ hàng hóa của cảng biển Việt Nam, bình qn năng suất xếp dỡ của cảng biển Việt Nam chỉ bằng
50-60% các cảng biển tiên tiến trong khu vực.
Một kỷ lục năng suất xếp dỡ cảng Hải Phòng đã đạt được năm 2014, cảng Hải Phòng đã thực hiện xếp dỡ với mức năng suất cao kỷ lục 13.000 tấn/ngày. Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại và chính sách hợp lí của Cảng mà đầu năm 2014, cảng Hải Phòng đã thực hiện dỡ hàng từ tàu Golden Star chở 25.717 tấn lúa mì xá từ Úc, chủ hàng Vikybomi, chỉ trong 3 ngày. Cảng đã sử dụng 3 cẩu bờ, sức nâng 100 tấn làm hàng giao thẳng xe và xà lan, riêng ngày 08/02, tàu đã dỡ được 15.851 tấn. Tàu làm hàng trong 43 giờ, năng suất bình quân đạt 13.000 tấn/ngày, so định mức vượt 61,5%. Đặc biệt với những biện pháp chống hao hụt, thất thốt hàng hóa được tăng cường triệt để, kết quả nhận hàng: dư 146 tấn so với bill.
2.3.1.4 Khả năng chứa hàng và công suất kho bãi của cảng
Hệ thống kho bãi của cảng gắn liền với nhiều hoạt động chính của cảng như: xếp dỡ, giao nhận và lưu trữ bảo quản hàng hóa; dưới hình thức các kho ngoại quan, kho bảo thuế dành cho hàng xuất nhập khẩu, kho nội địa dành cho hàng đã thông quan trước khi phân phối tiêu dùng trong nước. Tóm lại, kho bãi là một phần không thể thiếu, hỗ trợ cho các hoạt động quan trọng của cảng.
Kho cảng Hải Phịng có diện tích khoảng 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích khoảng 39.000 m². Hệ thống kho bãi cảng Hải Phòng xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với các điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hóa.
Để đánh giá hoạt động của kho cảng không thể chỉ dựa trên yếu tố diện tích hay tiêu chuẩn chất lượng…, các yếu tố trên chỉ mang tính chất tương đối, quyết định một phần đến hoạt động của kho cảng. Tiếp theo, ta sẽ đề cập đến một yếu tố khác để đánh giá khả năng hoạt động của kho cảng, đó là cơng suất của kho hay trong thuật ngữ “cảng biển” có thể gọi là tốc độ quay vòng của kho.
Để thấy được tốc độ quay vòng của kho cảng Hải Phịng ta sẽ tìm số T theo công thức như sau:
T = 𝒌𝒉ố𝒊 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂 𝒒𝒖𝒂 𝒌𝒉𝒐,𝒄ả𝒏𝒈
𝒔ứ𝒄 𝒄𝒉ứ𝒂 𝒄ủ𝒂 𝒌𝒉𝒐,𝒄ả𝒏𝒈
(T được tính trong một thời gian nhất định)
Để tính được T một cách đơn giản, giả sử hàng hóa qua kho, cảng tất cả đều chứa trong các container 20 feet,và cũng giả sử về sức chứa là khả năng chứa tối đa container 20 feet của cảng. Khi đó việc cùng sử dụng container 20 feet sẽ chứa được nhiều hàng hóa hơn so với các loại cịn lại.
Giả sử mọi hàng hóa đều lưu kho khơng q 10 ngày, như vậy chúng ta sẽ có được cơng thức tính T mở rộng như sau:
T=𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏𝒕𝒂𝒊𝒏𝒆𝒓 𝒒𝒖𝒂 𝒌𝒉𝒐,𝒄ả𝒏𝒈
𝒔ứ𝒄 𝒄𝒉ứ𝒂 𝒄𝒐𝒏𝒕𝒂𝒊𝒏𝒆𝒓 𝒄ủ𝒂 𝒌𝒉𝒐,𝒄ả𝒏𝒈
Tiếp đó sẽ tính T của cảng Hải phòng trong một tháng và một năm để xem xét tốc độ quay vòng của cảng.
Cảng Hải Phịng có 4 loại kho bãi như sau:
Bảng 2.12: Diện tích sử dụng kho bãi tại cảng Hải Phịng
Kho, bãi Diện tích sử dụng - m2
Kho CFS 6.498
Kho hàng bách hóa 30.052
Bãi container 343.565
Bãi hàng bách hóa 141.455
Nguồn: Cty cổ phần cảng Hải Phịng
Như vậy ta sẽ có một số thơng tin tổng hợp sau: - Tổng diện tích sử dụng: 521.570 m2
- Size container 20 feet: 20 x 8 x 5,5 (feet)(1 feet= 0,3048 m), như vậy 1 container 20 feet sẽ chiếm diện tích khoảng ~ 14,76 m2
- Với kích thước như vậy nếu xếp tất cả các container 20 feet lên cảng thì cảng sẽ chứa được 35.313 chiếc. Mặt khác có thể xếp chồng tối đa 3 tầng container nên số container thực tế cảng có thể chứa sẽ là 105.939 chiếc (tương đương với 105.939 TEU).
- Theo giả sử ban đầu, vì lượng hàng lưu kho khơng q 10 ngày nên số hàng hóa qua cảng tối đa trong một tháng sẽ là 317.817 TEU và tối đa trong một năm sẽ là 3,814 triệu TEU.
- Sản lượng của container qua cảng năm 2013 và 2014 lần lượt là 1,039 triệu TEU và 1,090 triệu TEU.
Vì thế T sẽ tính được như sau: T2014=1,090 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑇𝐸𝑈
3,814 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑇𝐸𝑈= 0,2857 Tnăm 2013= 1,039 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑇𝐸𝑈
3,814 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑇𝐸𝑈 =0,2724
So sánh tốc đơ quay vịng của kho cảng Hải Phịng so với một vài cảng biển lớn
khác.
Số liệu dưới đây cho thấy tốc độ quay vòng kho cảng Hải Phòng, so sánh với cảng Sài Gòn và PSA Singapore Terminals. Sở dĩ lựa chọn cảng 2 cảng trên bởi lẽ,
cảng Sài Gòn là cảng của ngõ lớn của miền Nam nước ta và cảng PSA Singapore Terminals được biết đến như là cảng biển tốt nhất của châu Á.
Bảng 2.13: Bảng so sánh tốc độ quay vòng của kho cảng Hải Phòng, Sài Gòn và PSA Singapore Terminal năm 2013 và 2014
Cảng T2013 T2014
Hải Phòng 0,2724 0,2857
Sài Gòn 0,3214 0,3145
PSA Singapore Terminal 0,6756 0,6846
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam
Singapore có hai nhà khai thác cảng, trong đó lớn nhất là PSA Singapore Terminals, họ ứng dụng những hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để giấy tờ được nộp