Đánh giá dịch vụ của cảng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hải phòng (Trang 53 - 56)

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng

2.3.2 Đánh giá dịch vụ của cảng

Chất lượng của dịch vụ tại cảng

Theo nghiên cứu về “Chất lượng dịch vụ của cảng Hải Phòng” (Cty cổ phần cảng Hải Phòng, năm 2013) để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ của cảng, nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập thông tin với thang đo Likert 7 như sau:

1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý 3.Khá không đồng ý

4. Bình thường 5. Khá đồng ý 6. Đồng ý

7. Hoàn toàn đồng ý

Kết quả thu được như sau:

- Nhóm liên quan đến nguồn lực: Tỷ lệ khách hàng hài lòng ở khoảng 7%, đa số khách hàng lựa chọn mức độ bình thường và mức độ khác đồng ý.

- Nhóm liên quan đến năng lực phục vụ: Mức độ hài lòng thể hiện chiếm chủ yếu.

- Nhóm liên quan đến q trình phục vụ: 5% khách hàng hài lòng với an ninh trật tự của cảng trong khi việc giao nhận hàng hóa đúng thời hạn và đảm bảo độ chính xác chứng từ chỉ có 1% khách hàng hài lịng. Gần 70% khách hàng đánh giá độ chính xác của chứng từ chỉ ở mức bình thường.

- Nhóm liên quan đến năng lực quản lý: Tỷ lệ khách hàng khá khơng hài lịng về trình độ quản lý và khai thác, thấu hiểu được nhu cầu khách hàng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 3%.

- Nhóm liên quan đến hình ảnh, uy tín: Gần 50% khách hàng cho rằng uy tín, thương hiệu của cảng trên thị trường tin tưởng được.

- Nhóm liên quan đến trách nhiệm xã hội: Hơn 50% khách hàng nhận thấy cảng có những biện pháp đảm bảo yếu tố mơi trường trong khai thác.

Qua đó, có thể thấy, chất lượng dịch vụ của cảng chưa cao, đa phần chỉ đạt ở mức chấp nhận được. Uy tín, thương hiệu và sự tin cậy của cảng đối với khách hàng chưa cao, đây chính là điểm yếu làm giảm sức hấp dẫn của cảng trong quá trình cạnh tranh với các cảng biển trong nước, cũng như trong khu vực.

Một vài nguyên nhân chính là do:

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của cảng tuy đã có sự đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn cịn thiếu, lạc hậu hoặc khơng đồng bộ, chỉ bằng 50-70% so với các cảng biển khác trong khu vực.

- Công nghệ thông tin tuy được ứng dụng ở nhiều nơi trong cảng nhưng chưa tạo ra được một hệ thống đồng bộ đề có thể thực hiện được các giao dịch và làm thủ tục thông qua hệ thống mạng.

- Cơ chế quản lý tuy đã được cải biến theo cơ chế 1 cửa, giảm các loại thủ tục giấy tờ và thời gian làm thủ tục nhưng vẫn cịn tình trạng chồng chéo.

- Tình trạng giải phóng hàng hóa cịn nhiều bất cập: ách tắc xảy ra thường xuyên trong quá trình tàu, thuyền ra vào cảng dỡ hàng hay trong qua trình giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng cũng gặp nhiều khó khăn.

Đây là những nguyên nhân dẫn tới chất lượng dịch vục cảng biển tại Cảng Hải Phòng chưa thực sự được đánh giá cao, làm giảm sức hấp dẫn của cảng so với các cảng biển khác trong khu vực. Do vậy, để thực sự nâng cao được năng lực cạnh tranh của cảng thì việc cấp thiết là phải khắc phục được những hạn chế trên, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ cho cảng.

Giá cả của dịch vụ tại cảng

Hiện nay, giá cả của dịch vụ cảng biển tại Việt Nam không do Nhà nước quy định mà thuộc thẩm quyền của các đơn vị kinh doanh dịch vụ (Theo công văn số 1171/TC-QLG ngày 06/02/2004 của Bộ Tài chính). Hay nói cách khác, giá dịch vụ cảng biển tại Việt Nam được vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Mục đích của quyết định này là để cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về giá và phấn đấu giá dịch vụ cảng biển Việt Nam sẽ ngang bằng với mức giá trung bình của dịch vụ cùng loại trong khu vực. Nhưng sau nhiều năm thực hiện, giá dịch vụ cảng biển trong nước đua nhau giảm.

Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, giá dịch vụ cảng ở Việt Nam hiện nay thấp hơn 2-3 lần so với khu vực. Cụ thể có cảng thu 50-56 USD/container 20 feet, thậm chí

thấp hơn, nhưng trong khi cảng Singapore thu tới 117 USD, cảng HongKong thu 29 USD.

Theo Tổng giám đốc cảng Hải Phòng, mức giảm giá trong những năm qua rơi vào khoảng 15-20% có những nơi lên tới 30% giảm giá đối với mặt hàng container. Trong khi thị phần container nhập khẩu chủ yếu là do các hãng tàu nước ngồi vận tải, vì thế doanh nghiệp cảng biển sẽ rất thiệt thòi. Nếu chỉ cần giảm 5USD/TEU container thì mỗi năm với sản lượng khoảng 5 triệu TEU, Việt Nam sẽ mất khoảng 25 triệu TEU.

Ngun nhân chính của tình trạng loạn giá dịch vụ cảng biển là do công tác quản lý chưa tốt. Các cảng giảm giá với mục đích để thu hút khách hàng nhưng hệ quả sau đó là nhiều cảng chuyển từ kinh doanh lãi sang lỗ, gây nên tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh về giá. Một câu hỏi đặt ra, đó là, tại sao các cảng biển lớn trong khu vực như Singapore, HongKong…có mức giá dịch vụ cảng biển cao nhưng họ vẫn tạo nên được sự thu hút và có sức cạnh tranh cao so với các cảng biển trong khu vực. Bởi lẽ, năng lực cạnh tranh của cảng biển khơng chỉ phụ thuộc vào giá, mà nó là tổng hịa các yếu tố tác động một cách đồng bộ.

Đối với cảng Hải Phịng nói riêng, giá dịch vụ của cảng cũng không khác nhiều so với tình hình chung của cảng biển trong nước. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh xảy ra với chính cảng biển trong khu vực Hải Phịng tạo nên những khó khăn nhất định trong quá trình kinh doanh và khai thác cảng. Đây là một trong những yếu tố khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của cảng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hải phòng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)