3.1 Định hướng phát triển của cảng Hải Phòng trong tương lai
3.1.3 Định hướng phát triển của cảng Hải Phòng
Hiện nay, cảng Hải Phịng đang giữ một vị trí cao và có khả năng cạnh tranh lớn so với các cảng biển trong nước nhưng so với các cảng biển lớn trong khu vực và thế giới thì cịn nhiều hạn chế. Do đó, chiến lược trong ngắn hạn của cảng là duy trì những lợi thế hiện có; tiếp tục đầu tư - xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng lên về số lượng và quy mô của ngành vận tải biển trong tương lai; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ cảng biển của cảng. Trong dài hạn cảng cần hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng so với các cảng biển trong khu vực và trên thế giới. Điều này có thể khơng thực hiện được ngay và sẽ cần nhiều thời gian trong tương lai nhưng đòi hỏi phải có sự định hướng và chiến lược phát triển cụ thể cho cảng. Định hướng dưới đây hướng đến một sự phát triển “bền vững” cho cảng Hải Phòng, đồng giúp cảng nâng cao năng lực cạnh tranh hiện có:
Xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế
Chức năng và nhiệm vụ của cảng cửa ngõ quốc tế là đầu mối thương mại, đáp ứng nhu cầu xuất nhập hàng hóa bằng tàu biển có trọng tải lớn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu vực phía Bắc, đảm bảo an ninh quốc phịng. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm cùng với hệ thống cảng biển Hải Phịng, cảng sơng trong nội địa sẽ đóng vai trị vệ tinh hình thành hệ thống logistics năng động, hiệu quả. Đặc biệt, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ trở thành trạm trung chuyển hàng hóa quốc tế, đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc đi thẳng tới thị trường.
Quy hoạch phát triển cảng giai đoạn 2010-2015 (giai đoạn khởi động), cảng cửa ngõ quốc tế đáp ứng lượng hàng hóa thơng qua 8 triệu tấn/năm, trong đó hàng tổng hợp là triệu Tấn/năm (5,5 triệu tấn hàng Container), hàng xăng dầu là 2 triệu tấn/năm.
Quy hoạch phát triển cảng giai đoạn đến năm 2020, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đáp ứng lượng hàng khoảng 35 triệu tấn/năm.
Quy hoạch định hướng đến năm 2030, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đáp ứng lượng hàng hóa dự báo là 120 triệu tấn/năm. Khu bến cảng thương mại cho tàu có trọng tải có diện tích sử dụng đất khoảng 825 ha, tổng chiều dài bến khoảng 13.260 m, đáp ứng thông qua lượng hàng khoảng 100 triệu tấn/năm. Các bến cảng được xây dựng tại bờ phải cửa Lạch Huyện, phía Nam đảo Cát Hải cho tàu container sức chở 4.000- 6.000 TEU, tàu tổng hợp, hàng rời có trọng tải 50.000-80.0000 DWT. Các bến cảng hàng lỏng, bến cảng tổng hợp, chuyên dụng phục vụ các khu công nghiệp.
Xu hướng phát triển hàng Container trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Cảng Hải Phịng sớm đã nhận ra xu thế đó và tập trung vào phát triển cảng Container. Quyết định này đã định hướng giúp cơng ty có những lợi thế cạnh tranh so với các cảng biển khác trong nước hay trong khu vực, điều này đã được chứng minh bằng số liệu thống kê sản lượng hàng Container thông qua cảng liên tục tăng cao qua các năm (Hình 2.3). Hiện nay, theo xu hướng chung phát triển hàng Container tại các cảng biển trên thế giới, hàng Container tại cảng Hải Phòng cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao (khoảng 70% sản lượng hàng hóa thơng qua). Điều này cho thấy những thành công bước đầu của cảng trong việc phát triển cảng Container.
Hình 3.1: Thống kê tỷ trọng các mặt hàng thơng qua cảng Hải Phịng năm 2014
Nguồn: Cơng ty cổ phần cảng Hải Phịng
Trên thế giới, hiện nay, những con tàu có trọng tải có trọng tải 18.000 TEU đã được đem vào khai thác. Do vậy cho thấy nhu cầu ngày càng cao về năng lực, hiệu suất cảng và năng suất xêp dỡ, các cảng có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị lạc lậu rất khó có khả năng thông qua những con tàu như vậy. Cảng Hải Phịng đã có chiến lược đi tắt đón đầu trong việc xây dựng cảng container, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xếp dỡ
69% 13% 4% 3% 1% 1% 9% Container Sắt thép & Kim khí Gạo và TAGS Clinker, Quặng Máy móc và Thiết bị Phân bón Khác
và hệ thống quản lý cảng hiện đại. Đến nay, Tân cảng Hải Phòng - một cảng thuộc cảng Hải Phòng được đánh giá là cảng Container lớn nhất miền Bắc.
Tiếp tục chun mơn hóa cảng Container, cùng hoạt động khai thác hàng hóa tổng hợp là một trong các định hướng phát triển dài hạn của cảng để bắt kịp với xu hướng Container của vận tải thế giới đã phát triển rất mạnh mẽ hiện nay và dần khẳng định vị thế của một cảng Container tầm cỡ khu vực trong tương lai.
Phát triển trung tâm logistics sau cảng
Hải Phòng đặt mục tiêu là chú trọng phát triển các dịch vụ kinh tế biển, trong đó bao gồm các dịch vụ cảng và vận tải biển, mở rộng hoạt động dịch vụ logistics, hình thành các tập đồn lớn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cảng biển với chất lượng cao, đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài.
Hiện nay, logistics được đánh giá là khâu yếu nhất của Hải Phịng. Trong đó, những ảnh hưởng trong việc khai thác cảng biển ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dịch vụ logistics tại Hải Phòng. Với nhu cầu khối lượng hàng hóa vận tải biển ngày càng tăng cao thì thực tế cơ sở hạ tầng như hiện nay, cảng Hải Phòng đang gặp nhiều vấn đề bất cập trong việc phát triển dịch vụ logistics. Hệ thống giao thông sau cảng cũng đang là vấn đề bức xúc do cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và tổ chức vận tải không hợp lý: hơn 70% lượng hàng hóa qua cảng thực hiện bằng đường bộ, đường sông chiếm 18% và đường sắt chỉ chiếm 3%. Điều này dẫn đến thường xuyên ùn tắc giao thông và liên quan đến các tàu bị phạt vì chậm xếp dỡ hàng, hệ thống kho bãi dồn tắc đã cản trở phát triển dịch vụ logistics.
Một trong những khuynh hướng hiện nay của cảng là phát triển các khu vực sau cảng thành trung tâm logistics hoặc khu thương mại tự do để thực hiện các hoạt động logistics bổ sung giá trị và thu hút các công ty logistics thế giới. Lợi thế của các khu vực định hướng logistics là thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm đồng thời nó cũng đảm bảo luồng hàng cho cảng. Do vậy việc phát triển đồng bộ giữa hoạt động của cảng và các khu vực hoạt động logistics sau cảng cần tiến hành một cách đồng bộ và song song.
Việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng có vai trị quyết định đối với việc tồn tại và phát triển kinh doanh. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các cảng biển ngày càng cao, do vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với yêu cầu của khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng. Xây dựng và phát triển theo định hướng khách hàng luôn là phương châm phát triển của cảng Hải Phòng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cảng biển. Cảng Hải Phịng khơng chỉ có cơ sở khách hàng với các hãng tàu mà cịn có quan hệ và chăm sóc trực tiếp với các cơng ty logistics, các hiệp hội, các nhà đầu tư và cac chủ hàng.
Do sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các cảng biển trong nước hay trong khu vực, các nhà khai thác cảng không thể chỉ dựa vào nguồn vốn tự có để phát triển, mà cịn cần phải thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác để khai thác các dịch vụ tuyến tiền phương và hậu phương cảng, các dịch vụ logistics, cung cấp dịch vụ xây dựng cơng trình hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh khác. Bên cạnh việc kinh doanh khai thác cảng, cảng Hải Phòng còn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực vận tải đa phương thức, dịch vụ hàng hải, đại lý vận tải, cảng mở, giao nhận…