Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hải phòng (Trang 73 - 82)

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng

3.3.2 Giải pháp vi mô

3.3.2.1 Tiếp tục xây dựng và đi vào hoạt động cảng cửa ngõ quốc tế

Hiện nay, cảng Hải Phịng cịn nhiều bất cập như quy mơ nhỏ, năng suất và hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của cảng hướng đến sự thay đổi vượt bậc về quy mô cảng. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng cảng của ngõ quốc tế Lạch Huyện.

Đồng thời, để chuẩn bị cho hoạt động tương lai của cảng cửa ngõ quốc tế đạt hiệu quả cao, cảng Hải Phịng cũng cần có sự chuẩn bị về nhiều mặt:

- Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cũng như áp ụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quản lý và khai thác cảng. Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tàu, chủ hàng tiết kiệm thời gian qua cảng, giải phóng tàu nhanh và giảm thiểu chi phí vận tải.

- Kết hợp cùng với nhà nước, tập trung nguồn lực xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông vận tải của thành phố: đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đường cao tốc ven biển; cảng hàng không quốc tế Cát Bi; đặc biệt là tuyến đường sắt gắn kết cảng biển với hệ thống đường sắt, trung tâm logistics. Từ đó, giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống giao thông đường bộ hiện nay, hạn chế tình trạng tắc nghẹn xảy ra, đồng thời phát huy tiềm năng và lợi thế của Hải Phòng, nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng. Hiện Bộ Giao thông vận tải cũng đang cải tạo nâng cấp các hành lang vận tải thủy nội địa khu vực Đồng bằng Bắc bộ (dự án WB6), nâng cấp, mở rộng QL5, 10, 18, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối cảng cửa ngõ quốc tế

Hải Phòng, các tuyến thuộc “hai hành lang một vành đai” khu vực phía Bắc phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phịng…

- Triển khai hình thành các đầu mối vận tải, xây dựng trung tâm logistics cấp quốc gia phục vụ cho cảng Lạch Huyện và các trung tâm logistics gần các cảng khu cơng nghiệp Đình Vũ, Cát Hải. Đồng thời, xây dựng them các cơ sở hậu cần, trung tâm phân phối để hỗ trợ cho hoạt động thông quan cho hàng hóa vận chuyển bằng container nội địa, tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển, giúp cho việc lưu thơng hàng hóa nhanh chóng, thuận tiền để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống cảng biển phát triển.

- Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho cảng. Khi cảng đi vào hoạt động, cần có sẵn một nguồn lao động chất lượng cao, được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, ngoại ngữ và hiểu biết luật pháp quốc tế. Đây cũng là trở ngại cho việc phát triển dịch vụ logistics của Hải Phòng hiện nay. Khắc phục tình trạng này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động logistics phát triển hơn.

3.3.2.2 Chun mơn hóa cảng container

Chun mơn hóa hệ thống cơ sở vật chất cảng container

Trên thế giới, hiện nay, những con tàu có trọng tải có trọng tải 18.000 TEU đã được đem vào khai thác. Do vậy cho thấy nhu cầu ngày càng cao về năng lực, hiệu suất cảng và năng suất xêp dỡ, các cảng có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị lạc lậu rất khó có khả năng thơng qua những con tàu như vậy. Với xu thế container hóa trong ngành vận tải thế giới, cảng container Việt Nam sẽ phải cải thiện nhiều hơn nữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như mạng lưới quản lý hiện tại để nâng tầm cảng container.

Từ năm 2008, Hai Phong Newport Terminal, một cảng container trực thuộc cảng Hải Phòng, đã được đi vào hoạt động. Đây là cảng container lớn nhất miền Bắc của nước ta với những trang thiết bị container hiện đại và tiên tiến.

Tuy nhiên, để đảm bảo tăng trưởng lâu dài trong hoạt động khai thác cảng, việc tăng cơng suất cảng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hàng hóa xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm địi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu, rút ngắn thời gian làm hàng, giảm thời gian tồn đọng của hàng tại bãi cảng, tăng tốc độ luân

chuyển của hàng hóa. Cảng cần phải có kế hoạch cụ thể, ví dụ như: mở rộng bãi container, cảng cạn, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, cầu cảng, nhân cơng lao động; phát triển bến cảng nước sâu và bến cảng container rộng và hiện đại.

Ngoài ra, vấn đề đang xảy ra thường xun tại cảng Hải Phịng đó là tình trạng tắc nghẽn container. Nguyên nhân chính là do, hàng hóa sau khi rời cảng sẽ được chuyên chở chủ yếu bằng đường bộ. Tuyến đường chính hiện nay chính là QL.5, do đảm nhiệm lưu thơng 70% hàng hóa sau cảng nên việc tắc nghẽn là không thể tránh khỏi. Hiện tượng những chiếc xe tải container nối đi nhau trên QL.5 đã khơng cịn xa lạ. Do vậy, có thể thấy việc chuyên sâu phát triển container trong quy mô cảng là chưa đủ, cần phải có một sự phát triển quy mơ hơn, đồng bộ hơn. Vấn đề địi hỏi phải có sự hỗ trợ, can thiệp từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương. Hiện nay, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phịng đang được xây dựng. Sau khi hồn thành, cần có sự phân luồng, điều chỉnh giao thơng cho phù hợp, đồng thời cần có những tuyến đường, làn đường dành riêng cho container, điều này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tắc nghẽn container như hiện nay cũng như đảm bảo hơn vấn đề an tồn giao thơng.

Ứng dụng mơ hình bến container riêng

Từ góc độ của cảng, bến container riêng là một chiến lược nhằm tạo sự khác biệt về dịch vụ của cảng. Mơ hình bến container riêng nghĩa là việc dành một số lượng bến container riêng nhất định cho một số hãng tàu. Mục đích chính của mơ hình này là giảm thời gian chờ tại cảng. Nếu năng suất bốc dỡ không tăng, cách duy nhất để giảm thời gian chờ của tàu là sử dụng nhiều cầu tàu hơn. Chiến lược bến container riêng có thể xem như là một dạng chiến lược về giá, làm gia tăng chi phí hoạt động của đối thủ khác. Các đối thủ của hãng tàu sẽ phải đối mặt với sự hạn chế về khơng gian khai thác, vị trí khơng thuận lợi cho hoạt động của tàu, thời gian đỗ tại cảng lâu hơn, chi phí cho việc bốc xếp, gaio hàng cao hơn. Các yếu tố này làm tăng chi phí, khiến hãng tàu này khơng thể cạnh tranh với các hãng tàu sử dụng bến container riêng về giá hoặc lợi nhuận đạt đc rất thấp. Việc sử dụng bến container riêng sẽ đem đến cho cảng những khách hàng lớn, tiêu biểu là các hãng tàu lớn có hành trình hàng hải thường xun qua khu vực cảng. Mơ hình này cũng sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh cho hoạt động kinh

doanh của cảng so với các cảng biển khác. Một ví dụ điển hình của dịch vụ bến container riêng trong vận tải biển như sau: Singapore không chấp nhận yêu cầu của 2 hãng tàu lớn Maersk và Evergreen cho việc sử dụng bến container riêng, Maersk đã chuyển cảng mẹ tại Đông Nam Á từ Singapore sang Tanjung Pelapas (Malaysia), sau đó, Evergreen cũng làm điều tương tự. Từ đó, Singapore buộc phải chấp nhận mơ hình này. Tanjung Pelapas, từ một cảng khơng tên tuổi, bằng mơ hình này, họ được biết đến trên thị trường quốc tế, rất nhiều hãng tàu lớn đã lựa chọn mơ hình bến container riêng của họ.

3.3.2.3 Phát triển hoạt động dịch vụ của cảng

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Cảng cần có chiến lược dài hạn, bền vững trong việc đầu tư cơ sở vật chất, bởi vì đầu tư cơ sở vật chất về cảng biển đòi hỏi một nguồn vốn lớn, tập trung và đúng đắn. Cảng cần có kế hoạch hỗ trợ việc nạo vét luồng lạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu thuyền lớn cập cảng làm hàng.

Cảng cũng cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng suất bốc dỡ bởi vì năng suất bốc dỡ càng cao thì thời gian làm hàng và giải phóng hàng càng nhanh chóng. Năng suất bốc dỡ phụ thuộc vào thời gian chờ đợi của tàu (Thời gian làm thủ tục cho tàu nhập cảnh, thời gian chờ kế hoạch cập bến, chờ thời tiết…), thời gian dịch vụ (Thời gian hoa tiêu, tàu hỗ trợ, cột mở dây để đưa tàu cập bến, thời gian khử độc hầm hàng, giám định hàng hóa…) và thời gian bốc dỡ. Để rút ngắn thời gian chờ đợi đòi hỏi đại lý tàu cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ; sự mẫn cán của nhân viên, quy trình giải quyết thủ tục cho tàu cần đơn giản, nhanh chóng; bộ phận điều hành khai thác cảng phải có giải pháp tốt để giải quyết tốt những yêu cầu phát sinh nhằm thực hiện đúng kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh kế hoạch đã được xác lập. Để rút ngắn thời gian dịch vụ, cảng và các đơn vị liên quan cần có quy chế phối hợp hoạt động trên cở sở kế hoạch của cảng làm trung tâm. Muốn giảm được thời gian bốc dỡ, cảng phải huấn luyện, tuyển chọn đội ngũ nhân viên vận hành có kỹ năng tốt, xây dựng quy trình cơng nghệ bốc dỡ cho từng loại mặt hàng. Kế hoạch khai thác bến, kế hoạch bãi, kế hoạch tàu phải được thiết lập và triển khai cho các bộ phận liên quan trước khi tàu cập bến.

Cần xác định rõ thiết bị bốc dỡ là một trong những yếu tố quyết định năng suất bốc dỡ, nên cảng cần đầu tư trang thiết bị làm hàng có cơng suất cao và bố trí số lượng phù hợp, chú ý việc đầu tư đồng bộ

Đầu tư mở rộng bến bãi và phương tiện thiết bị chuyên dùng hiện đại. Bên cạnh việc hoàn thiện cở sở vật chất kĩ thuật của cảng, cần quan tâm đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường giao thông. Làm được điều này sẽ rút ngắn đoạn đường vận chuyển bằng đường bộ, giúp tiết kiệm chi phí đầu ra, đồng thời thời gian giải phóng hàng nhanh hơn tránh tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cảng.

Thực hiện việc kiểm tra, ra soát nhằm loại bỏ các thủ tục không cần thiết, nghiêm cấm các cơ quan chức năng thu các khoản phí, lệ phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa tại cảng và các khâu khác. Tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa đối với thủ tục tàu biển xuất nhập cảng, thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đó chú trọng đến cải cách thủ tục đối với tàu biển ra vào cảng để hỗ trợ cho việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Tăng cường hoạt động marketing đối với dịch vụ của cảng: tạo điều kiện cho cảng có thể thực hiện việc quảng cáo qua các ấn phẩm sẵn có: các tờ rơi, brochure, slide, phim ảnh được cảng xây dựng và thiết kế nhằm giới thiệu và quảng cáo tại các dịp như hội chợ, hoặc các hội nghị, triển lãm. Từ đó hướng đến việc xây dựng thương hiệu dịch vụ của cảng chất lượng, uy tín, tin cậy đối với khách hàng.

Xây dựng giá cước dịch vụ phù hợp

Xây dựng biểu giá cước hợp lý, minh bạch là yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cảng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cảng biển với nhau.

Để có thể tối thiểu giá cước, cảng cần phải có những biện pháp để giảm thiểu chi phí. Một trong những giải pháp giúp giảm thiểu chi phí đó là việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin, khoa học kĩ thuật hiện đại trong hoạt động khai thác và quản lý cảng. Thực tế, rất nhiều cảng biển trên thế giới đã áp dụng giải pháp này, kết quả là không

những hiệu quả trong khai thác cảng được nâng cao mà chi phí cũng giảm đáng kể, do đó giá cước có khả năng cạnh tranh cao.

KẾT LUẬN

Thơng qua q trình nghiên cứu chuyên sâu đề tài “Giải pháp nâng cao năng

lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng”, trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực tiễn, khóa

luận đã rút ra những nội dung cơ bản sau:

Một là, khóa luận tập trung nghiên cứu về hoạt động của cảng Hải Phòng trong

những năm gần đây, thấy được sự phát triển vượt bậc của các về nhiều mặt: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng không ngừng được đầu tư mới theo hướng hiện đại hóa; cơng nghệ thơng tin được ứng dụng trong quản lý và khai thác cảng hiệu quả; đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao; dịch vụ cảng phát triển ngày một đa dạng… Những điều đó góp phần tạo nên cơ sở vững chắc, tạo đà cho sự phát triển bền vững cảng trong tương lai, hòa nhịp cùng sự phát triển không ngừng của cảng biển trong nước và khu vực.

Hai là, từ những tài liệu có được về hoạt động của cảng, khóa luận đánh giá

năng lực cạnh tranh của cảng dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, đồng thời có sự so sánh với một số cảng biển trong nước và khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Singapore… Cảng Hải Phòng là cảng cửa ngõ lớn nhất miền Bắc, với nhiều tiêu chí được đánh giá cao như sản lượng hàng hóa và tàu qua cảng tăng trưởng ổn định, năng suất xếp dỡ cao, hệ thống kho bãi cảng hoạt động hiệu quả... Bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cảng cũng như sự cạnh tranh của cảng với các cảng biển khác, đó là: chất lượng dịch vụ tại cảng chưa cao; giá dịch vụ tại cảng còn nhiều biến động; khả năng kết nối giao thông nội địa của cảng còn kém, chưa đồng bộ… Tóm lại, cảng được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao so với các cảng biển cùng miền Bắc, các cảng biển lớn trong nước nhưng còn hạn chế so với các cảng biển trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, dựa trên những đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phịng, khóa

luận tiếp tục nhìn nhận xu hướng phát triển của cảng trong tương lai, phân tích những thuận lợi và khó khăn của cảng, từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng từ góc độ vĩ mơ và vi mơ.

Nhân đây, em xin chân thành cám ơn ThS. Nguyễn Minh Phúc đã giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.

Do khả năng cịn nhiều hạn chế và ít kinh nghiệm nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thầy cơ và bạn đọc để bài khóa luận hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ty cổ phần cảng Hải Phòng, 2008-2014, Báo cáo hoạt động kinh doanh của cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2014, Báo cáo, 2008-2014

2 Công ty cổ phần cảng Hải Phòng, 2012-2014, Báo cáo hoạt động tài chính của cảng Hải Phịng giai đoạn 2012-2014, Báo cáo, 2012-2014

3 Minh Châu, 2014, Thượng Hải sốn ngơi cảng lớn nhất thế giới của Singapore, truy cập ngày 2/4/2015, http:www.tgvn.com.vn/Item/VN/anh/2014/11/A39

209634F83 1CE8/

4 TS. Dương Văn Đạo & ThS. Ngô Đức Du, 2015, Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững cảng Hải Phòng, truy cập ngày 2/5/2015, http://tapchigiaotho

ngvantai.vn/2015/04/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-cang-hai-phong/ 5 Đỗ Thị Thúy Hạnh, 2008, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng biển Hải Phịng, Khóa luận K43, trường Đại học ngoại thương, 2008

6 Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, 2014, Cảng biển Việt Nam và câu chuyện thiếu, thừa, truy cập 15/5/2015, http://www.vpa.org.vn/vn/ne ws/cangbienthieuthua.jsp ?id_news=1962

7 Mai Lâm, 2015, Cảng Hải Phòng tăng trưởng vượt bậc trong quý 1-2015

– Đột phá từ chất lượng dịch vụ, truy cập 2/4/2015, http://www.baohaiphong.com.vn/c

hannel/4910/201503/cang-hai-phong-tang-truong-vuot-bac-trong-quy-1-2015-dot-pha-

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hải phòng (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)