Các hình thức của hàng rào kỹ thuật

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 28 - 30)

1.1 Khái quát về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers To

1.1.3 Các hình thức của hàng rào kỹ thuật

1.1.3.1 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng

Chất lượng luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định sự thành bại của sản phẩm tại thị trường xuất khẩu.

1.1.3.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn này sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau như tiêu chuẩn cảm quan, tiêu chuẩn hóa học, chỉ tiêu vi sinh,… Xét ví dụ về những chỉ tiêu áp dụng đối với cá tra – cá basa đông lạnh xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác có nhu cầu tương đương.

1.1.3.3 Nhãn mác, bao bì đóng gói

Bao bì sản phẩm phải đáp ứng các nhu cầu tái sinh, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường bên cạnh việc phải đạt chuẩn các quy định về kích thước, mẫu mã bao bì. Việc đóng gói và bảo quản phải được giám sát và xác nhận bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Về bao bì sản phẩm có các quy định về: nguyên vật liệu dùng làm bao bì, về tái sinh, quy định xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, tiêu chuẩn và quy định liên quan đến đặc tính tự nhiên của sản phẩm

Nhãn của hàng hóa cũng phải đáp ứng đúng quy định mới được phép dán và lưu thông trên thị trường.Nhãn này phải cung cấp đầy đủ thơng tin về hàng hóa cũng như nhà sản xuất, ngoài ra cần xác định rõ nước xuất xứ của hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa có nguồn gốc không thuần túy (bao gồm nhiều nguyên vật liệu được sản xuất từ nhiều nước khác nhau) sẽ căn cứ theo nguyên tắc sự biến đổi đặc tính hoặc phần giá trị tăng thêm để xét xuất xứ hàng hóa.

Cụ thể, biện pháp này quy định chặt chẽ bằng hệ thong văn bản pháp luật, theo đó, sản phẩm phải ghi rõ:

- Tên sản phẩm

- Danh mục thành phần - Trọng lượng

- Xuất xứ, nơi sản xuất, người bán - Mã vạch, hướng dẫn sử dụng

1.1.3.4 Tiêu chuẩn về môi trường

Hệ thống rào cản môi trường hiện nay đang được áp dụng khác nhau tùy từng điều kiện cụ thể trong đó các hình thức rào cản phổ biến nhất bao gồm:

- Phương pháp sản xuất chế biến theo quy chuẩn môi trường, u cầu đóng gói, bao bì sản phẩm

- Nhãn sinh thái: là loại nhãn được cấp cho sản phẩm thỏa mãn tiêu chí nhất định do cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ ủy quyền. Các tiêu chí này nhằm đánh giá tác động với môi trường trong các giai đoạn sơ chế, chế biến, gia cơng, đóng gói, phân phối, sử dụng,… Mục tiêu của nhãn sinh thái là giúp phân loại sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, cung cấp những thơng tin trung thực liên quan đến mơi trường, góp phần nâng cao uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.3: Quy trình cấp nhãn sinh thái

(Nguồn: nhansinhthai.com)

Nhãn sinh thái cần phải đạt những yêu cầu cụ thể: phản ánh chính xác giúp người tiêu dùng có thể tin tưởng vào lợi ích mơi trường của sản phẩm, khơng gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu, tạo được sự cải thiện môi trường liên tục và không tạo thành rào cản không cần thiết trong thương mại.

- (4) Phí mơi trường: thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính như thu lại các chi phí phải sử dụng cho mơi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ mơi trường. Có một số loại phí mơi trường thường gặp. Phí sản phẩm là phí áp dụng cho các sản phẩm gây ơ nhiễm, có chứa các hố chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng. Phí khí thải là phí áp dụng đối với các chất gây ơ nhiễm thốt vào khơng khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn. Ngồi ra cịn có phí hành chính, áp dụng đối với các chi phí dùng để chính phủ trang trải để bảo vệ mơi trường. Phí mơi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Tiêu chuẩn chất lượng môi trường ISO 14000

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)