2.3 Thực trạng sử dụng hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với nông sản Việt
2.3.2 Một số trường hợp điển hình
* Trường hợp 1:
Công ty TNHH Rồng Đỏ là một trong những công ty chuyên xuất khẩu trái cây, trong đó có thanh long. Từ năm 2009, doanh nghiệp đã xuất khẩu 67 container thanh long bằng đường biển, chưa tính đường hàng khơng. Gần đây, cơ quan nhập khẩu của Mỹ nâng tần suất kiểm tra, lấy mẫu thanh long Việt Nam lên 100% khiến cho công ty phải tạm dừng xuất khẩu do có liên tiếp có 3 container bị Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) giữ lại để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Container đầu tiên bị giữ trong 4 ngày, container thứ 2 mất 7 ngày, còn container thứ 3 bị giữ 2 ngày. Nếu không phát hiện dư lượng kháng sinh, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật,… thì Hải quan Mỹ mới giải phóng hàng, cho phép nhập khẩu.
Thực tế, mặc dù đã cấp phép cho thanh long, chôm chôm của Việt Nam vào Mỹ, nhưng đến nay các cơ quan chức năng Mỹ vẫn chưa công bố về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Maximum Residue Limits - MRL) cho phép. Các doanh nghiệp vẫn chưa có thơng tin về mức chỉ tiêu dư lượng cho phép đối với thanh long nhập khẩu vào Mỹ. Điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trước khi xuất khẩu sang Mỹ.
Thời gian cho phép trái cây sau khi sang Mỹ là 7 ngày phải tiêu thụ hết để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, thời gian lơ hàng bị giữ lại ở cửa khẩu để kiểm tra trước khi thông quan rất mơ hồ. Theo thông tin một đối tác nhập khẩu Mỹ của cơng ty Rồng Đỏ cho biết do phịng thí nghiệm phía Mỹ đã quá tải khi áp dụng đạo luật mới này, khiến nhiều lô hàng trái cây phải tạm dừng vì phải chờ kiểm tra.
Khơng chỉ riêng cơng ty TNHH Rồng Đỏ mà nhiều doanh nghiệp khác xuất khẩu thanh long cũng phải chịu thiệt hại một số container thanh long, trị giá khoảng 600 triệu đồng/container, do bị phát hiện hàm lượng chất bảo vệ thực vật trong lô hàng. Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nếu trước đây thanh long và các loại trái cây khác xuất vào Mỹ chỉ phải kiểm tra an toàn dịch bệnh, nhưng giờ luật mới của Mỹ yêu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, nếu như năm 2009 chỉ có 100 tấn thanh long được chiếu xạ theo quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ và xuất vào Mỹ thì đến năm 2010 được 856 tấn (gần gấp 9 lần so với năm 2009), năm 2011 đã có 1300 tấn (gấp 13 lần so với năm 2009).
Vấn đề đáng chú ý là việc Mỹ đơn phương áp đặt các quy định, nhất là sau khi trái cây Việt Nam phải trải qua rất nhiều quy trình và hợp tác nghiêm ngặt với Bộ nông nghiệp Mỹ trong suốt thời gian dài để được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này. Thanh long Việt Nam mất 4 năm để đáp ứng các quy trình sản xuất, chiếu xạ của phía Mỹ, đến năm 2008 mới xuất được lơ hàng thanh long đầu tiên vào Mỹ.
Trước đó, tại thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long sang thị trường này đã phải trả một cái giá đắt – 10 năm sau mới có thể quay lại đất nước mặt trời mọc sau khi lô hàng xuất khẩu đầu tiên, có một người tiêu dùng phát hiện thấy có giịi trong thanh long. Ngay lập tức, sản phẩm bị tạm dừng nhập khẩu.
Tuy nhiên, thanh long vẫn là mặt hàng có số lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục hải quan, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long đã đạt 624.800 USD, tăng 170,9%. Tiếp đến là dứa với các sản phẩm khoanh đóng lon và nước dứa cô đặc. Gần đây nhất, là nước lạc tiên, với đạt kim ngạch 107.000 USD, tăng 193,8%...
* Trường hợp 2:
Năm 2011, theo số liệu thống kê của Hội nuôi ong Việt Nam, thị trường Mỹ đã nhập khẩu 27.000 tấn mật ong từ Việt Nam với giá 2.400 USD/tấn. Tuy nhiên, chỉ trong bốn tháng, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011, khoảng 600 tấn mật ong của Việt Nam đã bị Cơ quan dược phẩm Mỹ trả lại với lý do mật ong bị nhiễm một loại thuốc trừ nấm tên là Carbenzamin. Các nhà xuất khẩu cho biết dư lượng chất này ở mật ong xuất khẩu thấp hơn so với quy định của CODEX và Liên minh châu Âu (EU) là 1mg/kg. Thế giới cho phép dư lượng Carbenzamin (thuốc trừ nấm) trong mật ong là 0,01mg/kg nhưng ở thị trường Mỹ thì Carbenzamin bị cấm hồn tồn. Mỹ đưa ra quy định trên vào năm 2008 nhưng đến cuối năm 2011 mới áp dụng chính thức.
Kết quả, sau sự việc 600 tấn mật ong của Việt Nam bị Mỹ trả lại, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mật ong gặp rất nhiều khó khăn để có thể thâm nhập đến các thị trường nói chung và Mỹ nói riêng. Khi Việt Nam bị Mỹ trả lại 600 tấn mật ong, Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn đã có cơng hàm gửi Cục quản lý Dược phẩm Mỹ; công văn gửi Bộ An ninh Mỹ, Bộ Y tế Mỹ và Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giải trình về vấn đề dư lượng Carbenzamin trong mật ong, đề nghị các cơ quan chức năng của quốc gia này xem xét giải quyết. Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào về vấn đề này. Bộ NN&PTNN đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam để hợp tác giúp đỡ; đồng thời sẵn sàng mời đại diện Cơ quan bảo vệ biên giới và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ sang làm việc,
xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ và quy trình kiểm sốt an tồn chất lượng sản phẩm mật ong xuất vào Mỹ.
Thực tế, theo Bộ NN&PTNT, Bộ đã ban hành các quy định về kiểm tra giám sát vệ sinh thú y trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm mật ong. Đối với các Hội nuôi ong Việt Nam, Cục Thú y, tổng cục Hải quan và Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cũng đã ban hành các quy định nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải mật ong và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mật ong. Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý trong ni ong và an tồn thực phẩm đối với sản phẩm mật ong, bao gồm cả chương trình giám sát ơ nhiễm hóa chất kháng sinh trong sản phẩm mật ong xuất khẩu nhằm mở cửa lại đối với thị trường Mỹ.
Năm 2010, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trở thành nước xuất khẩu mật ong lớn thứ hai châu Á làm cho nhiều nông dân chuyển hẳn sang nghề nuôi ong. Tại các thị trường như Mỹ, Canada, Nhật Bản, EU, mật ong của Việt Nam luôn được đánh giá cao do khơng có dư lượng kháng sinh và chất hóa học. Tuy nhiên, việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng như điều, cao su, cà phê,… ở gần khu vực ni ong đã làm cho mật có chứa chất diệt nấm. Một ngun nhân khác, có thể vì lợi nhuận, chất lượng mật ong đã khơng được đảm bảo, do quy trình sản phẩm từ khâu sản xuất không được đảm bảo sạch, có sự trà trộn mật ong từ Trung Quốc vào mật ong Việt Nam để xuất khẩu. Điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế (khoảng 1,4 tỷ USD) đối với doanh nghiệp mà về mặt xã hội đã khiến 35.000 người ni ong của Việt Nam rơi vào tình thế vơ cùng khó khăn. Nguy hại hơn, Mỹ vốn là một thị trường xuất khẩu mật ong quan trọng, sau khi EU không cho phép xuất khẩu mật ong do khơng đảm bảo tính tương đương về pháp lý và giám sát an toàn đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam. Sự kiện cịn trực tiếp làm cho nhiều lơ hàng mật ong sau đó nhập khẩu vào Mỹ liên tục bị ùn tắc ở cửa khẩu.
Đánh giá: Từ câu chuyện của thanh long, mật ong nêu trên, có thể nhận
thấy, nếu như nông sản Việt Nam chưa đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường Mỹ hoặc đã đáp ứng được yêu cầu về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng lại chưa hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn riêng đối với mặt hàng thì sẽ có rất ít cơ hội thâm nhập vào thị trường nhiều thách thức này. Việc ban hành nhiều bộ luật