Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt qua hàng rào kỹ thuật Mỹ áp dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 62 - 63)

đối với nông sản Việt Nam

Trước hết, khả năng doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua các quy định về hàng rào kỹ thuật của Mỹ phụ thuộc rất lớn vào nhận thức cũng như phản ứng của doanh nghiệp khi gặp TBT. Thực tế, khi xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng trở nên mạnh mẽ, các rào cản thuế quan dần mất đi, thuế suất trung bình đối với nơng sản xuất khẩu giảm về mức 0% thì việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật của Mỹ sẽ ngày càng phổ biến hơn.

Việc doanh nghiệp nhận thức như thế nào, phản ứng như thế nào trước việc Mỹ sử dụng hàng rào kỹ thuật như một công cụ hữu hiệu nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu nông sản là rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt về hiểu biết pháp lý, các quy định của luật nơng nghiệp, luật vệ sinh an tồn thực phẩm, luật nhãn hiệu hàng hóa,… cũng như xây dựng và thực thi được quy trình thực tế nhằm vượt hàng rào kỹ thuật tại thị trường Mỹ thì sẽ có thể đi đầu tiếp cận thị trường, đẩy nhanh tốc độ và chất lượng xuất khẩu nông sản.

Khả năng vượt rào cản kỹ thuật của doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Mặc dù hiện nay, ở nhiều thị trường lớn cũng như ở Mỹ, số lượng các biện pháp hàng rào kỹ thuật cũng như mức độ khó khăn, yêu cầu kỹ thuật ngày càng trở nên phức tạp nhưng nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu khung pháp lý, các quy định của FDA, FSDA,… nhằm chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu hơn. Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Mỹ có một sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với thị trường Mỹ - là quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển

và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, hệ thống pháp luật phức tạp với những tiêu chuẩn khắt khe. Việc ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong các văn bản pháp luật của Mỹ hết sức khơn khéo, thêm vào đó, sự khác biệt về ngơn ngữ lại trở thành một rào cản vơ hình khiến cho khả năng vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, loại hình, quy mơ doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh hưởng tới khả năng vượt qua hàng rào kỹ thuật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ có khả năng khắc phục những khó khăn từ hàng rào kỹ thuật nhiều nhất, tiếp đó đến các cơng ty, tập đồn lớn trong khu vực quốc doanh (do có sự hỗ trợ lớn từ chính sách của Nhà nước, chính phủ) hoặc các cơng ty TNHH, công ty cổ phần. Doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mơ khơng lớn, trình độ quản lý cịn chưa cao chắc chắn nếu vấp phải hàng rào kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn và phải chịu nhiều thiệt hại hàng hóa. Đối với mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nơng – lâm – thủy hải sản sẽ chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất từ hàng rào kỹ thuật do đặc thù là mặt hàng nhạy cảm, có sức ảnh hưởng lớn đối với đời sống, quyền lợi của người tiêu dùng.

Đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc cân đối các biện pháp nhằm vượt qua những khó khăn trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp còn phải phụ thuộc vào chiến lược xuất khẩu quốc gia, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, phát triển nền kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)