Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật của Mỹ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 52 - 58)

2.3 Thực trạng sử dụng hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với nông sản Việt

2.3.3 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật của Mỹ

chính phủ nước này muốn bảo vệ mạnh mẽ khơng chỉ nền sản xuất trong nước mà còn là quyền lợi của người tiêu dùng. Thực tế, tương tự như 600 tấn mật ong, nhiều lô hàng nông sản khác của Việt Nam đã bị giữ lại ở cảng, trung tâm khử trùng của Mỹ hoặc bị trả lại do có lượng nhiễm khuẩn và hàm lượng vi sinh vượt quá giới hạn cho phép.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nơng sản ước tính 9,7 tỷ USD, giảm hơn 610 triệu USD so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân khơng phải do thị trường bị thu hẹp mà do chính nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu không đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng nên nhiều lô hàng đã bị thu hồi hoặc trả về. Hồ tiêu chỉ 10 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,106 tỷ USD nhưng cũng đang phải đối mặt nhiều hàng rào kỹ thuật, nhất là các chỉ số an tồn vệ sinh thực phẩm và địi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ, sản xuất, thương mại bền vững cho xã hội và môi trường ở một số thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ.

Đầu năm 2013 đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thực tế, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt đã trộn gạo của lúa OM 4900 với gạo thơm Jasmine do có bề ngồi giống nhau nhưng chất lượng rất khác nhau. Việc làm này đã khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sau đó gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục hải quan, thủ tục nhập khẩu vào thị trường các nước.

2.3.3 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật củaMỹ Mỹ

2.3.3.1 Từ phía Chính phủ

* Ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ xuất khẩu nơng sản

QĐ số 62/2013-TTg quy định doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các điều kiện: (1) có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với mua nông sản của hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nông dân trong dự án cánh đồng lớn; (2) có vùng ngun liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và có hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hợp đồng; (3) có

phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn. Doanh nghiệp có thể được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nơng sản hoặc chương trình tạm trữ nơng sản của Chính phủ hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nơng nghiệp trong dự án cánh đồng lớn.

Ngồi ra, chính phủ cũng như Bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành nhiều các quy định khác nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao đời sống cho người dân, hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp,…

* Cải thiện hệ thống quản lý chất lượng

Năm 2015 là năm An toàn thực phẩm (ATTP) của ngành nơng nghiệp, trong đó, để triển khai chương trình ATTP hiệu quả, cơng tác nghiên cứu hệ thống thể chế quản lý ATTP là vấn đề cấp thiết nhằm đổi mới toàn diện cơng tác ATTP.

* Đào tạo nhân lực

Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình dạy nghềnơng nghiệp cho lao động nơng thơn và Chương trình đào tạo nghề cho nơng dân chuyển sang phi nơng nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa. Mục tiêu của chương trình: từ năm 2009 tới 2020 mỗi năm đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 300.000 lao động nông thôn. Phấn đấu tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 40% năm 2015 và 50% năm 2020. Tổng kinh phí cho chương trình giai đoạn 2009-2020 là 7.018 tỷ đồng, riêng 5 năm 2011-2015 là 2.977 tỷ đồng.

Theo số liệu của tổng cục Thống kê trong số 21.264 triệu lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động trên cả nước có đến 20.765 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo và khơng có chứng chỉ chun mơn; người có bằng sơ cấp, cơng nhân kỹ thuật chiếm 1,26%; bằng trung cấp chiếm 0,87%; bằng cao đẳng, đại học chiếm 0,22%. Với số lượng 60,7 triệu nơng dân, chỉ có 4.847 cán bộ khuyến

nơng chun trách hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 10.543 cán bộ khuyến nông không chuyên trách và 15.744 cộng tác viên thôn bản.

2.3.3.2 Từ phía doanh nghiệp

* Đầu tư trang thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật và an toàn của Mỹ

Hầu hết các doanh nghiệp khi có hoạt động xuất khẩu nơng sản sang Mỹ đều có trang bị những máy móc, dây chuyền cần thiết nhằm phục vụ quá trình thu mua, phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản,…

* Áp dụng chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng

Muốn gia nhập thị trường nhiều sự cạnh tranh như Mỹ, nhất thiết các doanh nghiệp phải có những trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, doanh nghiệp cần áp dụng những hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tự tạo dựng uy tín, thương hiệu cho mình.

Vào tháng 5 năm 2005 Trung Nguyên cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy chế biến cà phê rang xay tại Bn Ma Thuột với kinh phí đầu tư hơn 10 triệu USD. Việc liên tục đẩy mạnh quy mô hoạt động sản xuất này đã đưa sản phẩm cà phê Trung Nguyên có mặt trên thị trường của 43 quốc gia, trong đó cà phê hồ tan G7 cũng đã xuất hiện tại 20 nước như Mỹ, Nhật, Nga… Tồn bộ dây chuyền thiết bị, cơng nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l, công ty hàng đầu trong ngành chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hoà tan của Ý. Tổ chức EurepGAP (Euro Good Agricultural Production - Thụy Sĩ) sẽ chính thức cấp chứng chỉ EurepGAP (Thực hành nơng nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon) cho Trung Nguyên. Để đạt chứng chỉ này doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt 14 tiêu chuẩn của EurepGAP từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế biến, phân phối đến tay người tiêu dùng…

Thành công của Trung Nguyên cho thấy việc thành công sớm muộn của doanh nghiệp nếu biết lựa chọn và theo đuổi một dây chuyền hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng hoàn chỉnh nhằm hướng tới sự hồn thiện của hình ảnh sản phẩm trong cảm nhận của người tiêu dùng.

2.4 Đánh giá về hàng rào kỹ thuật đối với nông sản Việt Nam của Mỹ và các biện pháp vượt qua của Việt Nam

Các biện pháp rào cản kỹ thuật Mỹ áp dụng không chỉ với nông sản mà nhiều mặt hàng xuất khẩu khác ngày càng khắt khe và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Khi quá trình hội nhập nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, việc ký kết các hiệp định, tổ chức các vòng đàm phán,… càng đạt được nhiều thành cơng thì hàng rào thuế quan càng bị thu hẹp. Khi thuế suất gần như bằng 0, thị trường gần như mở cửa khiến cho Mỹ cũng như nhiều nước phát triển khác áp dụng chặt chẽ các biện pháp của rào cản kỹ thuật như một công cụ hữu hiệu nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước với danh nghĩa là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an tồn vệ sinh thực phẩm, chống ơ nhiễm mơi trường.

Có thể nhận thấy, mặt hàng nơng sản nào Việt Nam càng có nhiều thế mạnh, càng có nhiều thành tích trên thị trường xuất khẩu thế giới nói chung thì càng vấp phải những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều đó cho thấy sự thích ứng nhanh, mạnh mẽ và điều chỉnh luật liên quan kịp thời của pháp luật cũng như chính phủ Mỹ.

Hiện nay, Mỹ chưa có một quy định cụ thể, đầy đủ đối với mặt hàng nông sản Việt Nam. Tại các website, các điểm hỏi đáp thơng tin của bộnơng nghiệp Mỹ, các phịng thương mại có đăng tải thơng tin, các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp song thường các nội dung không chi tiết và cập nhật với tình hình thực tế. Điều này khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn Mỹ đưa ra chưa đầy đủ nên lý do khiến cho hàng nông sản Việt Nam bị trả lại chưa đủ thích đáng cũng như chưa mang lại bài học kinh nghiệm thực sự giúp doanh nghiệp xuất khẩu tích lũy nhiều hơn cho tương lai.

Đa số các biện pháp kỹ thuật ở Mỹ được áp dụng một cách ổn định, thường xuyên và liên tục (không phải biện pháp bất thường và khơng mang tính trừng phạt). Hàng hố trong nước hay hàng hóa nước ngồi đều phải đáp ứng các điều kiện này. Vì vậy, về ngun tắc, khơng có biện pháp phịng tránh hay đối phó mà chỉ có biện pháp duy nhất là tuân thủ.

2.4.2 Đối với các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua hàng rào kỹ thuật

Khung pháp lý đưa ra có hệ thống nhưng bộ máy nhà nước chưa gắn bó với doanh nghiệp trong hướng dẫn về vấn đề TBT. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm 2006, sau hơn 9 năm đã trở thành tiền đề ban hành hơn 400 tiêu chuẩn với hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu, với tỷ lệ gần 100% đảm bảo sự phù hợp với những quy định về tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp hơn với những quy định, cam kết và nguyên tắc của WTO.

Các cơ quan Nhà nước cũng gặp phải những khó khăn như phải đảm bảo tính minh bạch trong q trình soạn thảo ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và các thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Phải đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy, các quy định của cơ quan Nhà nước không được mâu thuẫn với nhau, các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước địa phương không được trái với các quy định của cơ quan Nhà nước Trung ương. Thêm vào đó, chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan thiếu kinh nghiệm trong xử lý các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT giữa Việt Nam và các thành viên khác của WTO.

Việc đầu tư cho dây chuyền, trang thiết bị hiện đại có những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế sẽ cần một lượng vốn lớn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không thể đáp ứng được. Doanh nghiệp hoặc phải từ bỏ thị trường, hoặc phải nhập về những dây chuyền khác đã qua sử dụng, với chất lượng kém hơn. Điều này hoặc sẽ làm đẩy cao giá cả của mặt hàng xuất khẩu hoặc sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nông sản được chế biến, xử lý.

Nhân tố quan trọng nhất, có thể nhận thấy là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp trước khi xuất khẩu nơng sản cịn chưa cao. Các doanh nghiệp đa phần thiếu kiến thức và thiếu quan tâm đến TBT, trong khi đó các hình thức, biện pháp áp dụng TBT tại thị trường các nước phát triển lại hết sức đa dạng, phong phú nên ở giai đoạn này, doanh nghiệp Việt Nam gần như chưa có sự chuẩn bị chu đáo cả về hiểu biết pháp luật, quy định tại thị trường Mỹ cũng như các biện pháp đối phó nếu hàng hóa của mình vấp phải những hàng rào kỹ thuật.

Như vậy, các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn về chất lượng, các quy trình đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm có được Nhà nước và các hiệp hội, bộ, ban ngành đưa ra. Tuy nhiên, về tính hiệu quả của nó thì chưa cao, các chính sách quy định cịn chưa gần gũi, phổ biến với người dân – là những người trực tiếp sản xuất, người dân còn thiếu quan tâm tới những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do hệ thống thơng tin về hàng rào kỹ thuật tại thị trường Mỹ còn thiếu tin cậy. Việt Nam đưa ra các văn bản nhưng chưa sâu sát, chưa tổ chức thực hiện sâu rộng, hướng dẫn cụ thể đến các doanh nghiệp cũng như việc thực hiện giám sát cịn kém. Do đó, muốn các mặt hàng nơng sản của Việt Nam khơng vấp phải khó khăn từ hàng rào kỹ thuật của thị trường nước nhập khẩu cần phải có những hiểu biết tồn diện, đầy đủ về luật pháp cũng như các quy định hiện hành về hàng rào kỹ thuật.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VƯỢT QUA HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)