Mỹ cũng như nhiều quốc gia phát triển khác như Nhật, một số nước trong EU, đã trải qua giai đoạn hậu công nghiệp, nền kinh tế đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức. Với những diễn biến như hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế chung, trong tương lai chắc chắn các biện pháp của rào cản kỹ thuật sẽ gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà cịn ở cả mức độ khắt khe, quy trình nghiêm ngặt. Các quy chuẩn khác sẽ được thắt chặt hơn như tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường.
3.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Mỹ
Theo số liệu của bộ NN&PTNN, trong ba tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Mỹ ở một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2014 nhưng Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Cà phê xuất khẩu được 350.000 tấn, trong đó riêng sang thị trường Mỹ đã chiếm tới 17,95%. Tính trung bình mỗi năm, trái cây nhập khẩu vào Mỹ chiếm khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm khoảng 35 - 37% tổng kim ngạch nhập khẩu nơng sản. Trong khi đó, các loại trái cây như thanh long, xồi, chơm chôm, vú sữa,… của Việt Nam rất được ưa chuộng tại Mỹ.
Mỹ là nước dẫn đầu thế giới, ước tính chiếm 18% thị phần thương mại nơng sản của toàn cầu. Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn thặng dư về thương mại các sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nông sản năm 2014 đạt 149,5 tỷ đô la, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến hơn 38,5 tỷ đô la Mỹ.
Như vậy, nhu cầu nhập khẩu nông sản trong tương lai của Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Khi sản lượng về sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dân số thế giới kéo theo bình quân lương thực đầu người cũng tăng.
Bảng 3.1: Xu hướng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Mỹ Giai đoạn 2015 - 2024 (Đơn vị: tỷ USD) 201 5 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Ngũ cốc 6,8 7,1 7,4 7,7 8,0 8,3 8,6 9,0 9,3 9,7 Hoa quả tươi 17,4 18,3 19,2 20,2 21,2 22,3 23,4 24,6 25,9 27,2 Hoa quả đã chế biến 9,6 10 10,5 11,0 11,5 12,0 12,5 13,1 13,7 14,4 Cacao, cà phê 11,6 12 12,5 13,0 13,5 14 14,5 15,1 15,7 16,3 Đường và sản phẩm từ đường 4,5 5,0 5,1 5,2 5,3 5,3 5,4 5,5 5,6 5,7 Rau quả 5,6 5,9 6,2 6,4 6,7 7,0 7,4 7,7 8,1 8,4 Tổng giá trị nhập khẩu 116 120, 4 125, 2 130, 4 135, 4 140, 7 146, 3 152, 1 158, 2 164, 7
(Nguồn: USDA Long term Projections, February 2015)
Có thể thấy, số lượng hàng nơng sản được dự đốn đều tăng qua các năm. Xu hướng gia tăng lượng nông sản nhập khẩu gắn liền với mức tăng trưởng dân số, gia tăng thu nhập và thị hiếu người tiêu dùng. Mỹ đang phải nhập 50% lượng rau trái tươi cho nhu cầu trong nước. Trung bình mỗi năm, Mỹ tiêu thụ khoảng 14-15 triệu tấn trái cây tươi, chủ yếu là cam, nho, táo, chuối,…
3.1.2 Xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật trên thế giới
Xu hướng chung dễ nhận thấy chính là việc áp dụng hàng rào kỹ thuật đang chuyển từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư, mở
rộng từ sản phẩm cụ thể đến tồn bộ q trình sản xuất và hoạt động, chuyển đổi từ biện pháp tự nguyện sang biện pháp có tính chất bắt buộc.
Bên cạnh đó, hàng rào kỹ thuật cũng phát triển cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức sống. Các thành tựu của khoa học kỹ thuật được ứng dụng sẽ làm tăng khả năng kiểm tra, kiểm sốt hàng hóa tại nước nhập khẩu. Đối với vấn đề mức sống, khi thu nhập của một bộ phận người dân tăng lên, nhu cầu, yêu cầu của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ cũng nâng cao. Người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm, nhãn mác bao bì sản phẩm, tiêu chuẩn về mơi trường, an tồn về sinh thực phẩm. Về bản chất, hàng rào kỹ thuật được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật, do đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ chính là tiền đề để các biện pháp của hàng rào kỹ thuật trở nên phức tạp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn.
Ngoài ra, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, còn kết hợp hàng rào kỹ thuật với vấn đề sở hữu trí tuệ. Khi một sản phẩm đã gặt hái được thành công trên thị trường nội địa hoặc thị trường xuất khẩu, sẽ xuất hiện những sản phẩm giống hoặc tương tự. Rút kinh nghiệm từ doanh nghiệp tiên phong, các nhà sản xuất sản phẩm tương tự sẽ có nhiều lợi thế hơn như quy mơ sản xuất, phương hướng tiếp cận thị trường hoặc đưa ra mức giá thấp hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Việc các doanh nghiệp sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bảo vệ được sản phẩm sáng tạo của mình khỏi những hành vi xâm phạm, sao chép, bắt chước của các đối thủ.
Việc các quốc gia yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo rằng thương hiệu của mặt hàng không bị làm giả, làm nhái, không trở thành hàng kém chất lượng. Đặc biệt đối với các thị trường EU và Mỹ, không chỉ yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà cịn quy định chi phí bằng sáng chế phải do cơng ty nhập khẩu trả nếu muốn xuất khẩu sản phẩm có đăng ký bản quyền. Thực tế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khơng có tính tồn cầu, pháp luật và thủ tục liên quan ở các quốc gia quy định khơng giống nhau, do đó, xu hướng kết hợp hàng rào kỹ thuật với sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên khắt khe hơn.
Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng xuất khẩu hàng hóa của, trong đó, có các nội dung liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả và các quyền liên quan, bằng sáng chế... Riêng với hàng nông sản, các yêu cầu về nâng cao mức bảo hộ bản quyền sáng chế đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (hóa chất nơng nghiệp), thuốc thú y… làm cho giá thành sản phẩm đắt lên, dẫn đến chi phí sản xuất càng lớn, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Không chỉ các nước phát triển đẩy mạnh mức độ khắt khe của hàng rào kỹ thuật mà các nước đang phát triển cũng bắt đầu tận dụng hàng rào phi thuế quan này. Các nước đang phát triển đang ở giai đoạn phát triển kinh tế công nghiệp, mở rộng thương mại và đầu tư. Các quốc gia này cũng nhận thức được mục tiêu của hàng rào kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu, do đó, phải tận dụng tối đa khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với hàng rào kỹ thuật cũng tạo điều kiện cho sản phẩm xuất khẩu ở các nước đang phát triển trở nên hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn do phải thay đổi để phù hợp với các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tiến bộ.
Theo thống kê của Uỷ ban rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO, từ năm 1995 đến năm 2014, các nước thành viên đưa ra gần 19.000 biện pháp kỹ thuật trong đó có 434 quan ngại thương mại liên quan đến TBT, chiếm tỷ lệ 2,28%. Như vậy, số lượng các biện pháp hàng rào kỹ thuật được áp dụng là rất lớn.
3.1.3 Xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật của Mỹ
Ngày 07/04/2014, Mỹ ban hành Đạo luật Nông trại (FarmBill) với những điều khoản nhằm bảo hộ nền sản xuất nơng nghiệp. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ phân bổ 956 tỷ USD cho việc thực thi các chính sách nơng nghiệp trong 10 năm tới, trong đó khoảng 80% ngân quỹ sẽ được chi cho chương trình Hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (SNAP). Mức chi này thấp hơn 16,6 tỷ USD so với số tiền đã chi trong 10 năm qua, đồng thời thay thế cho chương trình trợ cấp tự động dành cho các nông dân và các chủ trang trại vốn được áp dụng từ nhiều năm nay.
Đạo luật sẽ cắt giảm 1% trợ cấp cho chương trình SNAP, tương đương 8 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Ủy ban Nơng nghiệp Mỹ ước tính, đạo luật mới này sẽ giúp cắt giảm 23 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang trong 10 năm tới.Nông
nghiệp hiện chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế Mỹ và là ngành tạo ra khoảng 16 triệu việc làm cho người dân quốc gia này. Theo số liệu của Hội đồng cố vấn kinh tế (CEA), lĩnh vực nông nghiệp Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây với tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt tới 657 tỷ USD. Riêng năm 2013, ngành nông nghiệp dự báo đạt lợi nhuận rịng 131 tỷ USD.
Những quy định về an tồn vệ sinh dịch tễ trong đó quy định dư lượng chất kháng sinh sẽ là rào cản lớn nhất đối với hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹ. Các quy định hiện hành về an tồn thực phẩm đang có xu hướng tăng cao quá mức và thực sự trở thành rào cản lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam.