Khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 39 - 40)

2.1 Thị trường Mỹ và cơ hội xuất khẩu nông sản của Việt Nam

2.1.3 Khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2013, diện tích đất nơng nghiệp cả nước là 262.805 km2 trên tổng số 330.951 km2 tổng diện tích cả nước (chiếm 79,4%), có hơn 2/3 dân số sống ở vùng nơng thơn (khoảng 60,7 triệu người trên tổng số dân cả nước là 89,7 triệu người). Như vậy, ngoài những ưu đãi về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, lượng mưa, Việt Nam cịn có nhiều thế mạnh khác để phát triển nơng nghiệp.

Bên cạnh đó, với nhiều chính sách khuyến khích phát triển, xem nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu nên việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam luôn được chú trọng và quan tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào lực lượng sản xuất nông sản đã và đang tạo được động lực mới cho sự phát triển của ngành này. Nhờ vào những nỗ lực cải cách chính sách, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo tổng cục thống kế, nơng nghiệp đóng góp 18% - 22% GDP cho nền kinh tế và 23% - 35% giá trị xuất khẩu. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2013. Trong hai năm 2012 - 2013, ngành nơng nghiệp chỉ tăng trưởng 2,6%, thì đến năm 2014, ngành nơng nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3%, đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng trở lại.

Tháng 7 năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đã ký kết các văn kiện của hiệp hội như hiệp định khung về tăng cường hợp tác ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đến ngày

11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO của mình, trong đó có cam kết thực thi tồn bộ các nghĩa vụ của Hiệp định TBT. Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho đất nước và nền kinh tế Việt Nam.

Về nông sản, kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia thành viên trong tổ chức thương mại thế giới WTO có trị giá hàng nghìn USD, do đó, việc trở thành thành viên của WTO đã tạo thuận lợi lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Việt Nam luôn là một trong số những quốc gia đứng đầu về sản xuất nông sản trên thế giới. Cùng với nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam cũng từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới bằng cách nâng cao việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Bảng 2.2: Khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên thị trường giai đoạn 2006 – 2012 (Đơn vị: tỷ USD) Mặt hàng trườngThị nhập khẩu thế giới năm 2010

Xuất khẩu Việt Nam

2006 2009 2010 2011 2012 Rau quả 97,9 0,3 0,42 0,411 0,515 0,77 Lúa gạo 18,818 1,489 2,6 3,23 3,7 3,7 Cà phê 7,548 1,911 1,8 1,67 2,3 3,74 Cao su 7,488 1,4 1,2 2,32 2,7 2,85 Chè 4,369 0,13 0,18 0,2 0,182 0,243 Hạt điều 1,719 0,653 0,85 1,14 1,4 1,48 Hoa 25 0,01 0,014 0,06 0,06 - Hạt tiêu 1,761 0,271 0,328 0,39 0,775 1,312 Thế giới 1361 8,3 15,3 19,15 25 27,310

(Nguồn: FAO - http://unstats.un.org/unsd/default.htp)

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy, Việt Nam có thế mạnh sản xuất một số loại nông sản như lúa gạo (ổn định ở mức 13-17% lượng gạo nhập khẩu của thị trường), cà phê (khoảng 10 -15%), cao su, hạt điều,…

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)