Đặc điểm của thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 37 - 39)

2.1 Thị trường Mỹ và cơ hội xuất khẩu nông sản của Việt Nam

2.1.2 Đặc điểm của thị trường Mỹ

Mỹ là một quốc gia có lịch sử hình thành non trẻ. Nước Mỹ có diện tích khoảng 9,3 triệu km2, là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Canađa và Trung Quốc. Mỹ nằm ở trung tâm Châu lục Bắc Mỹ; phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mexico, phía đơng giáp Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương.

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với dân số đứng thứ ba thế giới, vào khoảng 317 triệu người (cuối năm 2013), sức mua khoảng 7000 tỷ USD/ năm. Sản xuất công nghiệp Mỹ chiếm khoảng 20% sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới. Lao động nơng nghiệp chiếm 2% dân số nhưng nó đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời xuất khẩu mỗi năm khoảng 50 tỷ USD. Theo báo cáo từ Knight Frank và Citi Private Wealth, thu nhập GDP bình qn đầu người tính theo đồng giá

sức mua (PPP) là 45.511 USD, người dân Mỹ được xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền cơng nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1, thì của các gia đình Mỹ là 1,7.

Thu nhập của người dân Mỹ ở nhiều phân tầng khác nhau, người dân lại có nhiều tiêu chuẩn thẩm mỹ, quan niệm văn hóa, xã hội nên hàng hóa dù chất lượng cao hay trung bình cũng có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường này. Từ bài học của nhiều thương hiệu thành công và đã khẳng định được vị thế ở Mỹ, có thể nhận thấy, đối với hàng hóa xuất vào thị trường Mỹ, giá cả là yếu tố quan trọng, mẫu mã không cần quá tinh xảo, cầu kỳ nhưng sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người dân. Một đặc điểm đáng chú ý, người Mỹ có niềm tin lớn vào hệ thống các cửa hàng bán lẻ. Họ tin tưởng các sản phẩm được bày bán ở đó sẽ được đảm bảo về chất lượng, nhiều ưu đãi, điều kiện bảo hành tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm được ưu tiên.

Về sản xuất nông nghiệp, người nơng dân Mỹ có nhiều cơ hội để thành cơng trong sản xuất lương thực, thực phẩm. Dựa vào diện tích lãnh thổ rộng lớn với 9.161.923 km2, với miền khí hậu thuận lợi, mưa gần như đủ để cung cấp cho các vùng trong cả nước, Mỹ có nhiều yếu tố để phát triển nơng nghiệp. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước Mỹ có 2.109.363 trang trại, trung bình mỗi trại có diện tích 174 hecta. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ cũng rất đầu tư cho việc phát triển khoa học công nghệ, mang những ứng dụng tiên tiến nhằm hỗ trợ người nông dân và phát triển ngành nông nghiệp. Những người nông dân Mỹ có thể lái máy cày với điều hịa nhiệt độ trong cabin, trên máy có các thơng số kỹ thuật như độ mùn, độ phì của đất. Họ cịn có những cơng cụ trợ đắc lực như máy cày, máy gặt, máy xớt tốc độ cao nhiều giá trị. Ở Mỹ, theo định kỳ, các chuyên gia lại giới thiệu sản phẩm mới và phương pháp nuôi trồng mới nhằm đẩy nhanh hơn sự phát triển từng ngày của nông nghiệp và gia tăng hơn thu nhập cho những người nông dân.

Mỹ cũng là nước nhập khẩu nhiều nông sản nhất thế giới. Thống kê của bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 10 tỷ USD rau, củ, quả; nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD cà phê; nhập khẩu trên 9 tỷ USD cao su; thịt các loại khoảng trên 2,5 tỷ USD; nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc khoảng 1,5 tỷ

USD… Tương tự như các mặt hàng khác, nước Mỹ nhập khẩu nông sản rất đa dạng về chủng loại.

Trên thị trường Mỹ, có nhiều mặt hàng nơng sản được tiêu thụ với số lượng lớn. Tuy nhiên, với nền nông nghiệp phát triển nên nhu cầu về tiêu thụ hàng nơng sản có thể tự đáp ứng được. Có một số mặt hàng mà nền nơng nghiệp Mỹ chưa thể đáp ứng được đó là: cà phê, chè, hạt tiêu, cao su, hạt điều,… Trong khi đó, đây lại là những mặt hàng nơng sản Việt Nam có thế mạnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hàng rào kỹ thuật trong thương mại của mỹ đối với nông sản việt nam và giải pháp vượt qua (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)