Trước hết cần khẳng định, hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ nói chung và đối với mặt hàng nơng sản nói riêng là một trong những biện pháp được chính phủ đặc biệt chú trọng. Mỹ ln là nước phát triển và đi đầu trong mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật. Khi điều kiện sống ngày càng được cải thiện thì mối quan tâm đối với sức khỏe, vệ sinh an tồn thực phẩm và mơi trường cũng khơng ngừng tăng lên. Hàng rào kỹ thuật không đơn giản chỉ là một trong những biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước mà cịn là một cơng cụ nhằm đảm bảo và nâng cao hơn quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.
Nông sản – theo định nghĩa của WTO, xác định trong hiệp định Nông nghiệp, là các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nơng nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…
- Các sản phẩm phái sinh: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô.
Đây là các sản phẩm liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và sản phẩm từ cá và các sản phẩm khác trong hệ thống thuế HS).
Còn theo sự phân chia tương đối của Việt Nam, nông nghiệp bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản và lâm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản cũng được gộp vào nông nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ chọn hiểu nông sản theo cách hiểu thứ nhất, định nghĩa của WTO.
Thực tiễn trong thương mại thế giới, nông sản được chia là hai nhóm: nhóm nơng sản nhiệt đới và nhóm cịn lại. Nhóm nơng sản nhiệt đới thường phát triển ở các nước đang phát triển, bao gồm các loại mặt hàng như chè, cà phê, ca cao, các loại hoa quả (chuối, xồi, ổi,…)
Nơng sản là một mặt hàng nhạy cảm, vì thế rất khó khăn để đạt được những thỏa thuận nhằm mở cửa thị trường hay cắt giảm sự khắt khe của các hàng rào kỹ thuật. So với các mặt hàng công nghiệp khác, nông sản thường liên quan tới cuộc sống và lợi ích của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp ở cả nhóm nước phát triển
và đang phát triển. Mặt khác, mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo một nguồn cung lương thực ổn định, tránh nguy cơ bị nạn đói đe dọa.
Chính vì những lý do đó, nơng sản muốn được gia nhập một thị trường nước ngoài cần phải trải qua nhiều bước kiểm dịch, kiểm tra chất lượng với những quy trình, tiêu chuẩn khắt khe, minh bạch.
2.2.1 Các quy định về hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với nông sản
2.2.1.1 Các cơ quan quản lý nhập khẩu nông sản ở Mỹ
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA – Food, Drug Actor): Đây là
một cơ quan của Bộ Y Tế (DHHS) và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (PHS). FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, đảm bảo các thực phẩm khi được nhập khẩu vào Mỹ phải là những thực phẩm an tồn, khơng độc hại, đúng nhãn mác, đầy đủ thông tin sản phẩm. Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về hệ thống điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP).
Cục Hải quan Mỹ - cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập
khẩu, kiểm sốt hàng hóa và con người xuất/ nhập vào Mỹ.
Ban thị trường – Bộ Nơng nghiệp Mỹ: Chính phủ Mỹ yêu cầu tất cả nơng sản
nhập khẩu phải đạt phẩm cấp, kích cỡ, chất lượng và độ chín theo tiêu chuẩn do ban thị trường đưa ra. Bộ nơng nghiệp Mỹ có nhiệm vụ giám sát thực thi các quy định về kiểm dịch đối với việc nhập khẩu nông sản.
2.2.1.2 Luật điều chỉnh xuất khẩu nông sản vào Mỹ
Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng
chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Mỹ (FDCA – Food,
Drug, Cosmetics Act) quy định trừ một số loại gia cầm, tất cả các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Mỹ đều phải do cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA kiểm tra và cấp phép theo đúng quy định. Một số tiêu chuẩn mà nông sản phải đáp ứng được là: tính sạch, tính lành, điều kiện sản xuất hợp vệ sinh,…
Luật hiện đại hóa an tồn thực phẩm (FSMA - Food Safety Modernization
Act) có hiệu lực từ đầu năm 2011 đã khiến cho việc nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ nông sản Việt Nam trên thị trường này gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, muốn xuất
khẩu nơng sản vào Mỹ, doanh nghiệp không chỉ cần riêng giấy phép. Luật này có hiệu lực từ năm 1938, được Tổng thống Obama ban hành vào ngày 04/01/2011, cho phép Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) can thiệp sâu hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ.
Những thay đổi quan trọng của luật Luật hiện đại hóa an tồn thực phẩm (FSMA) so với trước đây là: luật cho phép áp dụng phương thức kiểm tra tại cảng đến khi phải đối mặt với tình trạng quá tải với khối lượng nhập khẩu tăng. Các nhà nhập khẩu có trách nhiệm bảo đảm rằng các nhà cung ứng nước ngoài đã áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm sốt phịng ngừa. Đặc biệt là u cầu thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài phải an tồn như thực phẩm trong nước. Vấn đề chính của FSMA tăng số lần kiểm tra nhà máy, củng cố các hệ thống lưu trữ hồ sơ và truy nguyên nguồn gốc, đặc biệt với rau và quả. Đã thực hiện việc đăng ký cơ sở thực phẩm và sẽ được mở rộng, tái đăng ký thường xuyên hơn, cần các thông tin bổ sung… Theo luật FSMA, bộ Nơng nghiệp Mỹ sẽ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thuhồi sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ nếu không đảm bảo chất lượng đồng thời tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó.
Khi Luật Hiện đại hóa vệ sinh an tồn thực phẩm ra đời, sẽ có thêm tiêu chuẩn HARPC (Hazard Analysis and Risk – Based Preventive Control) áp dụng ở nhiều lĩnh vực, khác với tiêu chuẩn HACCP (sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm).
HARPC đòi hỏi hầu như mọi nhà sản xuất thực phẩm, đóng gói, đóng chai và lưu trữ cơ sở để xác định các rủi ro an toàn thực phẩm và sự pha trộn kết hợp với các loại thực phẩm và quy trình của họ, để thực hiện kiểm sốt nhằm hạn chế tối đa các rủi ro, xác minh các điều khiển đang làm việc và thực hiện các hành động khắc phục để giải quyết bất kỳ sai lệch mà có thể phát sinh. Các tiêu chí xét theo HARPC phải được ghi đúng và phải phù hợp với các tiêu chuẩn và định nghĩa cơ sở, hoạt động, mối nguy hiểm và sự pha trộn của các loại thực phẩm xung quanh của FDA. HARPC đòi hỏi mỗi cơ sở sản xuất nơng sản phải được các chun gia kiểm tra có kế hoạch, định kỳ và liên tục duy trì.
Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ: Luật tồn tại nhiều quy định do các cơ
nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Mỹ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật thuế quan năm 1930 cho phép các cơ quan hải quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoài mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Mỹ. Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
Hệ thống đăng ký quốc gia Mỹ: Có hai đạo luật quy định về chức năng cơ
bản của hệ thống đăng ký quốc gia và phạm vi ban hành các quy phạm pháp luật liên quan là đạo luật về đăng ký toàn liên bang và đạo luật về các thủ tục hành chính. Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm 1934 thiết lập một hệ thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý hành chính, cịn đạo luật đăng ký tồn liên bang ban hành năm 1946 đã bổ sung những yêu cầu quan trọng áp dụng cho hệ thống đăng ký liên bang.
2.2.2 Hình thức của hàng rào kỹ thuật Mỹ đối với nông sản
Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa: Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải
được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích. Theo Luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm toàn liên bang, mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu… bằng tiếng Anh.
Các quy định về phụ gia thực phẩm: Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm
duyệt trước khi đưa ra thị trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào thị trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được phê duyệt. Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng chứng thuyết phục nêu rõ chất phụ gia đó sẽ có tác dụng như dự kiến. FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ quyết định chuẩn thuận nếu chất phụ gia đó an tồn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất.
Quy định mới của Mỹ về nhãn hàng thực phẩm: Bắt đầu từ ngày
01/01/2006, trên nhãn cung cấp các thông tin về dinh dưỡng thực phẩm phải ghi thêm hàm lượng axít béo chuyển hóa (TFA) ngay sau dịng về hàm lượng axít béo no (saturated) và Cholesteron. Yêu cầu này trên nhãn đối với rau quả và cá tươi là tự nguyện.