Chính sách phát triển giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.1. Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam

2.1.1. Chính sách phát triển giáo dục đại học

2.1.1.1. Chính sách quản lý trong giáo dục

Nghị quyết về đổi mới GDĐH giai đoạn 2010-2012 (số 05-NQ/BCSĐ) của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục đào tạo đánh giá thực trạng quản lý GDĐH trong những năm qua cho thấy công tác quản lý của Bộ giáo dục và đào tạo đối với các trường chưa đổi mới đáng kể phù hợp với các quy luật chi phối hoạt động của hệ thơng GDĐH và địi hỏi của phát triển xã hội. Quyền tự chủ vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và thiếu nhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách của Nhà nước. Phương pháp quản lý của Nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng còn tập trung, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành, chưa phân cấp cho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ. Công tác quản lý ở các trường chưa phát huy được trách nhiệm và sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và SV.

Tiếp theo đó, chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý GDĐH trong giai đoạn 2010-2012 (296/CT-TTg, ngày 27 tháng 2 năm 2010) cũng nêu rõ việc đổi mới quản lý GDĐH bao gồm quản lý Nhà nước về giáo dục và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH. Một trong các nhiệm vụ cấp thiết mà Thủ tướng giao cho Bộ giáo dục đào tạo là rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, đồng thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học, quan hệ giữa Ban giám hiệu và Hội đồng trường, Đảng ủy, các đồn thể ở trường để từ đó các trường đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước xã hội và Nhà nước theo quy định của Luật giáo dục.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Gần đây có luật GDĐH 08/2012/QH2013 do Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013) được xây dựng cũng quan tâm rất nhiều đến vấn đề tự chủ của cơ sở GDĐH. Quyền tự chủ đại học được coi là đã được thể hiện ở nhiều điều khoản của Luật về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục...

2.1.1.2. Chính sách thu hút sinh viên

Việt Nam có lệ phí và thủ tục cấp visa khơng có gì hạn chế đối với SV nước ngồi. Tuy nhiên tính chủ động của chính sách nhằm thu hút SV nước ngồi thì cịn yếu, yếu hơn cả những nước trong khu vực. Những chính sách để hỗ trợ SV nước ngồi như cấp học bổng, cung cấp thơng tin về các chương trình đào tạo hay hỗ trợ về ngơn ngữ (tiếng Việt) thì hầu như cịn thiếu vắng. Trường hợp SV nước ngồi theo học chủ yếu là tự tìm đến hoặc kết nối của các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH trong nước với SV nước ngồi.

2.1.1.3. Chính sách tạo lập hành lang pháp lý cho xuất khẩu dịch vụ giáo dục

Trong khuôn khổ cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chưa cam kết đối với việc tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong dịch vụ GDĐH theo phương thức cung cấp qua biên giới và hiện diện thể nhân. Do các phương thức khá nhạy cảm nên Nhà nước cịn khá thận trọng khi mở của thị trường (Hồng Văn Châu, 2011, tr.83-93)

Về vấn đề xuất khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức hiện diện thương mại, hiện chưa có quy định riêng về việc hiện diện thương mại của các cơ sở đào tạo Việt Nam tại nước ngoài, trừ những nội dung được quy định theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)