Tổng quan về giáo dục đại học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 29 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.1. Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam

2.1.2. Tổng quan về giáo dục đại học ở Việt Nam

2.1.2.1. Hệ thống bằng cấp

Tại Việt Nam, sau khi hoàn thành giáo dục phổ thông (bao gồm giáo dục chính quy, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên) học sinh (thường là 18 tuổi) sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh để thi tuyển vào các trường đại học hoặc cao

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đẳng. Có nhiều trường sẽ tổ chức xét tuyển thẳng cho những học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi Quốc gia hay Quốc tế.

Sau mỗi kỳ thi tuyển sinh, dựa vào chỉ tiêu mà mỗi trường sẽ đưa ra mức điểm chuẩn khác nhau. Thí sinh nếu qua điểm chuẩn sẽ được nhận vào học tại trường đại học hoặc cao đẳng mà mình có nguyện vọng đăng ký và thi tuyển ngay từ đầu. Một trường hợp khác là nếu không đủ điểm chuẩn để vào trường đại học đăng ký ban đầu, thí sinh có thể có nguyện vọng xét tuyển vào một trường đại học khác với mức điểm chuẩn thấp hơn hoặc cũng có thể nộp đơn để xét tuyển vào trường cao đẳng. Thông thường các trường cao đẳng tại Việt Nam có chất lượng đạo tạo và danh tiếng không được như các trường đại học, thời gian đào tạo cũng ngắn hơn (2 đến 3 năm so với đại học là 4 đến 6 năm) nên điểm xét tuyển vào các trường cao đẳng hầu như cũng thấp hơn.

SV sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng sẽ được cấp bằng cử nhân hệ chính quy. Nếu sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng , SV chưa có nhu cầu đi làm ngay mà muốn nâng cao trình độ thì có thể tiếp tục học liên thông lên đại học. Trước đay theo quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT), nếu học viên học liên thơng Đại học chính quy theo hình thức tập trung ban ngày và học liên tục tại trường, thực hiện đúng mọi quy chế về tuyển sinh và đào tạo đại học chính quy thì sau khi kết thúc khóa học vẫn được cấp bằng cử nhân chính quy. Nếu học viên học liên thơng lên đại học theo hình thức vừa làm vừa học thì sau khi kết thúc khóa học sễ chỉ được cấp bằng hệ vừa học vừa làm (hệ liên thơng). Tuy nhiên, để tránh tình trạng học viên mượn hệ cao đẳng làm “trạm nghỉ”, đi đường vòng lên đại học để lấy bằng, gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư 55/2012/TT-BGDĐT, quy định các học viên chưa tốt nghiệp cao đẳng đủ 36 tháng muốn học liên thông lên đại học sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học cùng với các học sinh bình thường khác. Quy định mới này gây nhiều ý kiến trái chiều tuy nhiên tạo ra hiệu quả tích cực trong việc đảm bảo chất lượng, tránh hiện tượng cấp bằng cử nhân chính quy cho học viên khơng đủ năng lực.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cơ cấu tổ chức của các trường đại học Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển theo hướng thực hiện tốt chức năng của trường đề ra, đồng thời đa dạng hóa và nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều trường mở thêm nhiều ngành đạo tạo mới và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trung tâm nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao cơng nghệ. Nhiều trường cịn đẩy mạnh hoạt động khảo thí, giám sát và thanh tra giáo dục.

Trường đại học, viện đại học, học viên và trường cao đẳng là các cơ sở đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. Hiện nay ở nước ta có nhiều hình thức tổ chức các cơ sở đào tạo này: thuộc quản lý Nhà nước (công lập) hoặc tư thục, có cơ cấu tuyển sinh cả nước hoặc theo vùng, theo tỉnh, chi tiết như sau (Theo Bách Khoa toàn thư mở):

a. Các đại học Quốc gia

“Việt Nam có 2 đại học Quốc gia nằm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là 2 đại học trọng điểm quốc gia”. Mỗi đại học có nhiều trường đại học thành viên, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và giữ vai trò nòng cốt, quan trọng trong hệ thống GDĐH ở nước ta. Đại học Quốc gia hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tường chính phủ. Người đứng đầu đại học Quốc gia gọi là giám đốc kiểm chủ tịch Hội đồng. Giám đơc và các phó giám đốc do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm.

b. Các đại học cấp vùng

“Các đại học cấp vùng được giao quyền tự chủ như các đại học Quốc gia, có các thành viên trực thuộc là các khoa và/hoặc các trường đại học. Người đứng đầu của một đại học vùng là giám đốc, người đứng đầu của một đại học thành viên gọi là hiệu trưởng. Các đại học cấp vùng này nằm tại các khu vực kinh tế động lực của một vùng có nhiều khu cơng nghiệp”, bao gồm đại học Thái Nguyên, đại học Huế, đại học Vinh, đại học Đà Nẵng và đại học Cần Thơ.

c. Các trường đại học và học viện quân sự

“Hiện nay ở nước ta có tất cả 22 trường đại học quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị của Bộ quốc phòng. Các trường quân sự do Bộ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quốc phòng phối hợp với Bộ giáo dục đào tạo quản lý, chỉ đạo về mặt nội dung chương trình đào tạo. Người học muốn dự thi vào các trường này phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe và lý lịch”.

d. Các trường đại học và học viện công an

“Các trường công an do Bộ Công an mà trực tiếp là Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân quản lý. Muốn được theo học tại các trường này, người học cũng phải đạt được những tiêu chuẩn về sức khỏe và phẩm chất chính trị”.

e. Các trường đại học theo ngành dân sự

“Đây là những trường trực thuộc cùng lúc Bộ giáo dục đào tạo hoặc tổ chức, đoàn thể”, ví dụ: Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, trường đại học dầu khí, trường đại học Ngoại Thương...

f. Các trường đại học địa phương

Đây là “các trường đại học đào tạo tổng hợp dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, hoạt động theo hình thức cơng lập”, chẳng hạn như trường đại học Đồng Nai, trường đại học Hải Phòng.

g. Các trường đại học ngồi cơng lập

Các trường đại học này còn gọi là đại học dân lập và tư thục, do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thành lập. Mặc dù vậy, các trường ngồi cơng lập vẫn chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo cùng với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường đặt trụ sở.

h. Các trường dự bị đại học dân tộc

Đây là “loại hình chuyên biết được thành lập riêng cho người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, làm nhiệm vụ đào tạo, tạo nguồn cán bộ quản lý, cán bộ khoa học cho người dân tộc thiểu số”,ví dụ như trường dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn.

i. Các trường cao đẳng

Các trường cao đẳng bao gồm cả trường công lập, bán công lập và tư thục.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

a. Số trường đại học, cao đẳng

Trong những năm qua, quy mô GDĐH nước ta không ngừng tăng cả ở hệ thống các trường công lập và ngồi cơng lập. Năm học 2000 - 2001, cả nước có tất cả 178 trường bao gồm 104 trường cao đẳng và 74 trường đại học. Trong số 74 trường đại học thì có 17 trường ngồi công lập. Đến năm học 2007 - 2008, số trường cao đẳng và đại học lần lượt tăng lên gần gấp đôi, với con số lần lượt là 206 và 140 trường. Sự gia tăng mạnh mẽ một lần nữa được chứng minh khi mà năm học 2012 – 2013, số lượng trường đại học đã lên tới 207 trường, bằng 148% so với năm học 2007 – 2008. Hiện nay nước ta đã có 54 trường đại học ngồi cơng lập, gấp hơn 3 lần so với năm học 2000 – 2001.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1 Số trường đại học cao đẳng trên cả nước trong giai đoạn 2000 – 2013 Đơn vị: trường Trường Năm Cao đẳng Công lập Ngồi cơng lập Đại học Cơng lập Ngồi cơng lập Tổng 2000-2001 104 99 5 74 57 17 178 2001-2002 114 108 6 77 60 17 191 2002-2003 121 115 6 81 64 17 202 2003-2004 127 119 8 87 68 19 214 2004-2005 137 130 7 93 71 22 230 2005-2006 154 145 9 123 98 25 277 2006-2007 183 166 17 139 109 30 322 2007-2008 206 182 24 140 100 40 346 2008-2009 223 194 29 146 101 45 369 2009-2010 230 199 31 173 127 46 403 2010-2011 226 196 30 188 138 50 414 2011-2012 215 187 28 204 150 54 419 2012-2013 214 185 29 207 153 54 421

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo,2013, Thống kê giáo dục 2013

Năm học 2000-2001, trong tổng số các trường cao đẳng và đại học thì tỷ lệ các trường ngồi cơng lập mới chỉ là 4,81% (5 trên tổng số 104 trường) và 22,97%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(17 trên tổng sô 74 trường). Đến năm học 2011-2012, con số này lần lượt là 13,55% (29 trên tổng số 214 trường) và 26,09% (54 trên tổng số 207 trường). Điều này cho thấy rằng giáo dục bậc đại học tư ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Xu thế này hịa tồn tương đồng với thế giới khi mà có khoảng 30% SV trên tồn thế giới lựa chọn mơi trường GDĐH tư nhân và ở nhiều quốc gia GDĐH tư trở thành mũi nhọn, chẳng hạn như ở một số nước Đông Á như Hàn Quốc, Phillippines (UNESCO World Conference on Higher Education, 2009, tr.7)

b. Số lượng SV

Trong những năm qua, số lượng SV cả nước không ngừng gia tăng. Năm học 2000 – 2001, cả nước có 918.288 SV. Đến năm học 2012 – 2013, con số này đã là 2.177.299, tăng tới 137% so với năm 2000 – 2001.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.2 Số lượng sinh viên cả nước từ năm học 2000 - 2001 đến 2012 – 2013 Trường Năm Cao đẳng Đại học Tổng 2000-2001 186.723 731.505 918.228 2001-2002 210.863 763.256 974.119 2004-2005 273.463 1.046.291 1.319.754 2005-2006 299.294 1.087.813 1.387.107 2008-2009 476.721 1.242.778 1.719.499 2010-2011 726.219 1.435.887 2.162.106 2011-2012 756.292 1.448.021 2.204.313 2012-2013 724.232 1.453.067 2.177.299

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo, 2013, Thống kê giáo dục năm 2013

Năm học 2012-2013, số SV tại các trường công lập là 1.275.608 SV, chiếm đến 87,8% trên tổng số SV cả nước. Có 1.076.233 SV theo học hệ chính quy và 248.291 SV tốt nghiệp trong năm 2013. Sự gia tăng số lượng các trường đại học và cao đẳng (cả hệ cơng lập và ngồi cơng lập) cùng với sự mở rộng các chuyên ngành đào tạo của các trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng SV trong những năm vừa qua. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới: khi mà nền kinh tế càng phát triển và ảnh hưởng của tồn cầu hóa lan tỏa khắp mọi lĩnh vực của nền kinh tế thì nhu cầu giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo giáo dục bậc cao ngày càng được chú trọng và mở rộng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tuy nhiên, quy mô hiện tại của GDĐH ở nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 là 605000 SV trong khi tổng số thí sinh tham gia dự thi là 1,3 triệu. Như vậy chỉ có khoảng 46,54% thí sinh cả nước được vào đại học, cao đẳng. Vì lẽ đó, nhu cầu nhập khẩu dịch vụ GDĐH nước ta vẫn tăng cao.

Xét về góc độ cung, nhiều trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập trong vài năm trở lại đây khơng thể tuyển đủ số SV vào học vì việc thành lập những cơ sở giáo dục này không kiểm tra chặt chẽ và chất lượng đào tạo không đảm bảo. Vì lẽ đó, việc mở nhiều trường mới hoặc mở nhiều ngành đào tạo mới nhằm tăng quy mô giáo dục không mang lại ý nghĩa bởi nhiều SV ra trường khơng thể tìm được việc làm.

c. Đội ngũ giảng viên

Trong những năm qua, số lượng giảng viên đại học liên tục tăng. Năm học 2000 – 2001, cả nước có tất cả 32.230 giảng viên. Đến năm học 2008 – 2009, con số này tăng lên gần gấp 2 lần và đến năm 2012 – 2013, số giảng viên đại học, cao đẳng đã là 87.317, tăng 171% so với năm học 2000 – 2001. Tuy nhiên dù đội ngũ giảng viên có tăng về số lượng tuyệt đối nhưng tốc độ tăng còn chậm hơn so với tốc độ tăng của SV. Chính vì vậy, tỷ lệ SV trên giảng viên vẫn còn ở mức cao. Đến năm 2013, tỷ lệ bình quân giảng viên/SV là 1/25 trong khi tỷ lệ này ở các nước OECD dao động từ 1/20 – 1/10 (OECD Education at a glance, 2012, tr.453)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.3 Số lượng giảng viên đại học, cao đẳng phân theo trình độ chun mơn giai đoạn 2000 – 2013 Trình độ Năm Tiến sỹ Thạc sỹ Chuyên khoa I,II Đại học, cao đẳng Trình độ khác Tổng 2000-2001 4.563 8.064 625 18.505 473 32.230 2001-2002 4.790 9.543 618 20.348 459 35.938 2002-2003 5.476 10.598 634 21.239 661 38.608 2004-2005 6.223 14.539 522 25.598 764 47.646 2005-2006 6.037 15.670 418 25.932 522 48.579 2006-2007 5.882 18.272 472 28.267 625 53.518 2008-2009 6.217 22.831 298 31.299 545 61.190 2009-2010 7.104 26.715 413 35.332 994 70.558 2011-2012 9.152 36.360 443 37.243 911 84.109 2012-2013 9.562 39.002 489 37.716 548 87.317

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo, Thống kê giáo dục năm 2013

Trình độ giảng viên cũng liên tục được cải thiện với số giảng viên trình độ tiến sỹ và thạc sỹ đều tăng dần qua các năm. Số giảng viên trình độ tiến sỹ năm học 2012-2013 là 9.562, gấp đôi so với năm học 2000 – 2001. Năm học 2000 – 2001, cả nước mới chỉ có 8.064 giảng viên trình độ thạc sỹ thì đến năm học 2012 – 2013 con số này đã tăng lên đến 5 lần, chiếm 45% trên tổng số 87.317 giảng viên. Sự gia tăng giảng viên có trình độ cao hứa hẹn chất lượng giáo dục đào tạo trong những năm tới sẽ được cải thiện đáng kể.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.1.2.4. Kiểm định chất lượng

Từ năm 2000, Bộ Giáo dục đào tạo bắt đầu triển khai ở mức độ làm quen công tác kiểm định chất lượng với các trường đại học. Đến năm 2003, Bộ Giáo dục đào tạo thành lập Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, đơn vị chuyên trách công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cho tồn hệ thống giáo dục Việt Nam.

Có 6 tổ chức, cơ quan tham gia vào mạng lưới chất lượng Châu Á, Thái Bình Dương (APQN) gồm có: Cục khảo thí va kiểm định chất lượng giáo dục, Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục – đại học sư phạm Hà nội, Hiệp hội dạy nghề; 2 tổ chức cơ quan tham gia vào mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam A (AUN) bao gồm: đại học quốc gia Hà Nội và đại học quốc gia

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)