Nhóm giải pháp đối với cơ sở giáo dục đào tạo đại học

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

3.2. Một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời kì

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ sở giáo dục đào tạo đại học

3.2.2.1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng trường đại học

Thứ nhất, quản lý chất lượng trường đại học là quản lý ở tất cả các lĩnh vực, tiểu lĩnh vực đến từng công việc cụ thể nhằm tạo nên chất lượng tổng thể của nhà trường. Chất lượng chỉ được tạo lập và duy trì khi và chỉ khi tất cả mọi thành viên trong trường tự giác thực hiện, hoàn thành và đảm bảo chất lượng công việc được

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giao. Muốn vậy, các trường cần thay đổi nhận thức về chất lượng văn hóa bên trong.

Trên thực tế, đa phần đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường bậc đại học ở Việt Nam cho rằng chất lượng là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý. Điều này dẫn đến hệ quả là vấn đề chất lượng chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo và gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai đến đội ngũ cán bộ giảng viên. Vì vậy, thơng qua các buổi sinh hoạt, tọa đàm, bằng văn bản hành chính các trường đại học cần phổ biến, quán triệt vấn đề chất lượng và các khái niệm liên quan đến toàn thể cán bộ giảng viên để từ đó họ tích cực tự giác hồn thành công việc được giao và nhận thức đảm bảo chất lượng của nhà trường chính là trách nhiệm của bản thân mỗi cán bộ giảng viên.

Thứ hai, cần phải thiết lập các thủ tục, quy trình trong quản lý. Các trường hiện nay đa phần thực hiện quản lý theo kế hoạch. Phương thức truyền thống này khơng cịn thực sự phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi các trường trong khu vực và trên thế giới dần tiến đến việc cơng nhận bằng cấp/ chương trình đào tạo lẫn nhau. Để thực hiện quản lý chất lượng, các trường nhất thiết phải xây dựng các thủ tục, quy trình và thực hiện quản lý theo các thủ tục, quy trình đó.

Trên cơ sở phân tích cấp độ quản lý chất lượng phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay, các trường bậc đại học cần thiết lập các thủ tục, quy trình ( càng nhiều càng tốt) một cách chi tiết hơn. Nhờ vậy, chất lượng của nhà trường sẽ được đảm bảo bởi đảm bảo chất lượng là phương thức quản lý chất lượng thông qua việc thực hiện các thủ tục, quy trình ở tất cả các lĩnh vực, tiểu lĩnh vực đến từng công việc cụ thể.

Thứ ba, để đẩy mạnh các hoạt động quản lý chất lượng cần có đơn vị chuyên trách thực hiện đảm nhiệm triển khai các hoạt động về đảm bảo chất lượng GDĐH. Các trường cần quan tâm đến đào tạo chuyên môn cho các cán bộ làm công tác đảm bảo chất lượng.

Các trường bậc đại học ở Việt Nam theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo cần có tổ chức đảm bảo chất lượng GDĐH, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai cá hoạt động đánh giá

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhằm duy trì và đẩy mạnh hơn nữa chất lượng các hoạt động của Nhà trường. Các trường cần cử hoặc gửi cán bộ tham gia các khóa học tập chính quy hoặc các đợt tập huấn trong và ngồi nước về cơng tác đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi ( giảm giờ dạy, khen thưởng hợp lý...) nhằm động viên cán bộ thực hiện công tác này.

3.2.2.2. Tiến hành đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo ở nước ta hiện nay cịn q cồng kềnh. Nhiều mơn học trong chương trình khơng liên quan đến ngành học, tạo áp lực dạy và học nặng nề cho cả giảng viên và SV. Tuy đã cải tiến nhiều nhưng nội dung chương trình vẫn cịn nặng về lý thuyết và dàn trải, chưa tập trung. Những môn chuyên ngành chưa thực sự được giảng dạy theo hướng gắn lý thuyết với thực hành. Điều này dẫn đến hậu quả là SV chỉ học một cách thụ động và chưa thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn sau khi ra trường.

Các cơ sở giáo dục đào tạo đai học nên thay đổi chương trình đào tạo một cách phù hợp, vừa đáp ứng được quy định của Bộ giáo dục đào tạo, vừa phải thực hiện giảm tải, cắt bỏ những môn học phi chuyên ngành, đại cương. Nên gia tăng số lượng mơn học tự chọn để SV có thể bổ sung kiến thức cần thiết phù hợp với định hướng việc làm sau khi ra trường và cảm thấy hứng thú hơn, tránh q gị bó và ép buộc.

Bên cạnh đó, phương pháp đào tạo được xem là một trong những yếu tố then chốt tác động đến chất lượng giảng dạy và học tập. Phương pháp giảng dạy phải giúp đạt được hiệu quả cảu chương trình đào tạo đề ra. Các cơ sở giáo dục đào tạo cần có bước chuyển từ cách thức giảng dạy truyền thống là thầy giảng, trò chép sang cách thức giảng dạy tập trung vào người học – SV được khuyến khích tự nghiên cứu và tư duy sáng tạo, giảng viên chỉ là người hướng dẫn và giải đáp khúc mắc khi cần thiết.

Để tiến hành đổi mới phương pháp đào tạo, giảng viên cần phải tiến hành thay đổi trong cách thức giảng dạy. Bài giảng của giảng viên phải tiến hành lần lượt theo các bước. Đầu tiên, giảng viên gợi mở và phân chia chủ đề cho sinh viê tự nghên cứu. Tiếp theo, SV sẽ được kiểm tra kết quả nghiên cứu thông qua thuyết

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trình trên lớp, thu hoạch báo cáo hoặc tiến hành trao đổi, làm việc nhóm dưới sự giám sát của giảng viên. SV được khuyến khích tư duy phản biện và trình bày quan điểm đóng góp của mình cho nhau. Cuối cùng, khi SV có những vấn đề chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng, giảng viên sẽ đứng ra giải thích. Thơng qua cách giảng dạy này, SV sẽ được rèn luyện kỹ năng chủ động trong thu thập, phân tích thơng tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình; đồng thời cả giảng viên và SV đều tiết kiệm được thời gian để tập trung vào những vấn đề khó hơn là phân chia thời gian đều cho cả nội dung dễ dàng nắm bắt.

Các trường cũng cần đẩy mạnh phương pháp học tập và làm việc theo nhóm của SV để rèn luyện SV các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề... Thêm vào đó, việc giảng dạy trong những năm tới cần phải đẩy mạnh việc sử dụng ngoại ngữ ( nhất là tiếng Anh và các tiếng trong khu vực như tiếng Thái, Campuchia, Lào...) và phương tiện hỗ trợ kỹ thuật. Việc tiếp xúc với tài liệu và phương pháp giảng dạy bằng ngơn ngữ chung tồn cầu là hoàn toàn cần thiết khi mà tiếng Anh càng ngày càng phổ biển, dần trở thành yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong bối cảnh thị trường lao động ngày một cạnh tranh gay gắt hơn.

3.2.2.3. Nâng cao trình độ, thu hút và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên chính là yếu tốt quan trọng để nâng cao chất lượng đầu vào các trường bậc đại học. Các cơ sở giáo dục đào tạo cần chú ý công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng viên đi kèm với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Để làm được như vậy, đòi hỏi phải tiến hành đồng thời những biện pháp như sau:

- Xây dựng các chương trình trọng tâm về phát triển chun mơn nghiệp vụ

tại Việt Nam và các chương trình du học nâng cao trình độ. Đây là cơ hội để giảng viên có thể tiếp cận và học hỏi giáo dục với cơng nghệ cao ở nước ngồi.

- Tiến tới trong tương lai trả lương cho giáo viên công chức Nhà nước mức

lương bằng hoặc cao hơn mức thu nhập ở khu vực tư nhân.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Thực hiện chính sách thu hút những giảng viên đi du học tai nước ngồi theo

chương trình học bổng của Nhà nước hay nhận hỗ trợ từ các nguồn lực khác.

- Khuyến khích giảng viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong khu vực

và trên thế giới nhằm trao đổi và nâng cao kiến thức, góp phầ quảng bá thương hiệu nhà trường.

- Tạo điều kiện tiếp xúc trao đổi giảng viên và doanh nghiệp nhằm giúp cho

giảng viên nắm bắt những xu hướng và yêu cầu mới của thị trường lao động, có thể cập nhật được kiến thức thực tế đưa vào bài giảng của mình.

3.2.2.4. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy

Các cơ sở giáo dục đào tạo nên xây dựng kế hoạch chi tiết về sử dụng nguồn lực tài chính để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy.

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thư viện điện tử hiện đại kết nối giữa các trường đai học trong và ngồi nước giúp SV và giảng viên có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức phong phúc và luôn được cập nhật.

Thứ hai, quan tâm đổi mới giáo trình cho phù hợp với vận động biến đổi của thời đại, tiến tới sử dụng giáo trình bằng ngơn ngữ thơng dụng quốc tế là tiếng Anh; thay thế các tài liệu tham khảo đã cũ, khuyến khích sử dụng tài liệu tham khảo được biên dịch bằng tiếng nước ngoài.

Thứ ba, đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật như máy tính, máy chiếu vào từng lớp học, phịng thí nghiệm để phục vụ cơng tác giảng dạy và học tập hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)