CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
2.2. Cơ hội đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
2015
2.2.1. Thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục từ các nước khác trong khu vực vực
Hội nhập AEC mang lại cho GDĐH Việt Nam những cơ hội để đón nhận nguồn lực đa dạng hơn để phục vụ cho phát triển bao gồm các lĩnh vực như tài chính, văn hóa, quản lý, khoa học, cơng nghệ thông tin....và đặc biệt là các chuyên gia giáo dục đến từ các nước ASEAN có thế mạnh về giáo dục như Singapore, Malaysia...nhờ đó SV Việt Nam có thể “du học tại chỗ”.
Thị trường dịch vụ giáo dục được mở cửa tạo cho các trường những cơ sở pháp lí để thành lập những liên kết đào tạo, kêu gọi tài chính khơng những từ những tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)..mà còn từ những quỹ hợp tác, đầu tư từ các nước AEC. Ở khu vực tư nhân, các cơ sở đào tạo cịn có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp cũng như các cá nhân nước ngồi từ đó giải quyết được vấn đề về vốn, giải quyết gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Việc hội nhập AEC sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngồi. Ngồi việc mang lại nhiều lợi ích kinh tế, việc tăng vốn đầu tư nước ngồi khơng những góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động và sáng tạo mà còn giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động trong nhiều ngành kinh tế.
2.2.2. Sự phát triển công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy và học học
Hội nhập khu vực AEC cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ cụ thể là công nghệ truyền thơng và thơng tin góp phần khơng nhỏ trong việc đẩy nhanh việc học tập, xây dựng thơng tin và kiến thức tồn cầu. Đây không những mang lại những điều kiện tốt hơn cho người học thực hành, ứng dựng và nghiên cứu mà còn giúp các nhà quản lý giáo dục, nhà đào tạo trao đổi và chia sẻ thông tin tốt hơn trong nội bộ cũng như với SV. Thêm vào đó, cơng nghệ thơng tin đã tạo ra một loại hình đào tạo vơ cùng mới và hiệu quả đó chính là đào tạo trực tuyến (E-learning) vận dụng tối đa sức mạnh của Internet và các phương tiện điện tử nhằm mang đến các chương trình học trực quan, có tính tương tác cao, hấp dẫn với người học. E-learning là phương thức giáo dục từ xa mà SV chỉ cần có một máy tính kết nối mạng Internet và truy cập vào liên kết mà ở đó có lữu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi đáp, yêu cầu, ra đề thi cho SV. Nhờ E- learning, SV trong AEC càng trở nên gần nhau hơn nữa, khoảng cách địa lý bây giờ khơng cịn là vấn đề nữa. Đây cũng là một trong những ưu điểm vượt trội của các lớp học trực tuyến – tính linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập, tiết kiệm chi phí một cách đáng kể, SV có thể tiếp thu bài giảng mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là tình trạng giáo dục truyền thống “thầy đọc, trò chép” được chấm dứt khiến SV phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi dung tham khảo liên quan đến bài giảng.
2.2.3. Động lực trong việc cải cách, đổi mới toàn diện giáo dục đại học
Việc hội nhập AEC giờ đây chỉ còn đếm theo từng tháng, do đó việc đổi mới, cải cách GDĐH khơng cịn là một lựa chọn cho các nhà chức trách. Khi quá trình hội nhập xảy ra, các trường đại học trong khu vực sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam khiến cán cân cung cầu sẽ thay đổi. Tình trạng độc quyền của các trường
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trong nước sẽ khơng cịn tồn tại nữa đồng thời những dịch vụ giáo dục kém chất lượng sẽ dần dần được thay thế bằng những dịch vụ giáo dục chất lượng và chuyên nghiệp hơn. Bài toán đặt ra đối với các trường đại học là phải tìm ra cách đổi mới toàn diện để phù hợp với xu thế thời đại. Các trường đại học dù muốn hay khơng muốn cũng phải tích cực thay đổi để có thể tồn tại và phát triển, nếu không muốn bị tụt hậu hay thậm chí là bị đào thải. Mặc dù việc hội nhập AEC khiến sự cạnh tranh trên thị trường giáo dục ngày càng gay gắt hơn nhưng nó cũng là yếu tố quan trọng thơi thúc các nhà lãnh đạo để đổi mới giáo dục đại học nước ta một cách sâu sắc và toàn diện hơn, hướng tới xây dựng một xã hội học tập mới và dân chủ.
2.2.4. Điều kiện để học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong khu vực
Khi hội nhập AEC, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội được tiếp cận với những mơ hình giáo dục hiện đại, phương pháp giảng dạy tiên tiến cũng như các chương trình đào tạo chuẩn, xác thực của những quốc gia trong khu vực đã thành công trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn phát triển nước mình. Khơng những thế, việc hội nhập còn mở ra khả năng giao lưu cũng như trao đổi kinh nghiệm vô cùng to lớn và ẩn chứa rất nhiều phương thức học hỏi lẫn nhau với những bài học phong phúc ở quy mơ khu vực. Có thể kể như là những kinh nghiệm trong việc hoạch định ngân sách, quản lý vĩ mô, khai thác và đầu tư cũng như xây dựng chiến lược và xúc tiến các dự án phát triển giáo dục, xây dựng các mơ hình nghiên cứu - đào tạo - sản xuất gắn với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, thị trường nhân lực...Thêm vào đó, GDĐH Việt Nam cịn có thể học hỏi các hệ thống, chương trình giáo dục với các kỹ thuật tác nghiệp hiệu quả của các cơ sở đào tạo, các tổ chức và từ trong quá trình dạy học, thi tuyển, đánh giá, phát triển chương trình, học liệu và tài nguyên giáo dục. Đặc biệt là việc hội nhập còn giúp chúng ta tăng khả năng liên kết với những trường đại học hàng đầu trong khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – một mảng rất quan trọng nhưng vẫn đang còn là điểm yếu đối với các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Có thể nói đây là cơ hội lớn để ta học hỏi, tiếp thu và phát triển khoa học mới, tránh tụt hậu so với khu vực và thế giới đồng thời khơi dậy và phát triển những nhân tài khoa học tiền ẩn của nước ta.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.2.5. Xây dựng thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam
Cơ hội khẳng định vị trí của giáo dục Việt Nam trong khu vực được tăng lên
nhờ hội nhập. Cùng với việc tích cực tham gia một cách sâu rộng hơn vào những cam kết phát triển và hợp tác giáo dục, ký thêm các văn kiện, điều ước đa phương và song phương, các cơ sở GDĐH trong nước có thêm điều kiện cũng như cơ hội hợp tác bình đẳng với các trường, tổ chức giáo dục trong khu vực giúp tăng cường xuất khẩu GDĐH ra bên ngoài. Đây cũng là một bước đệm quan trọng trong việc nâng cao vị thế, vai trị và uy tín của các trường đại học Việt Nam trong mắt bạn bè khu vực cũng như quốc tế.