Thách thức đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.3. Thách thức đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

AEC 2015

2.3.1. Chất lượng giáo dục trong nước chưa cao

Có thể nói việc chưa đáp ứng nhu cầu trong chất lượng giáo dục đang là mối đe dọa lớn nhất, điểm yếu nhất trong hệ thống GDĐH ở Việt Nam. Vai trò quan trọng của giáo dục đại học mà nhà nước và xã hội giao phó thứ mà dường như đang bị các trường đại học bóp mép là cung cấp nguồn nhân lực với trình độ cao để phục vụ và phát triển đất nước đặc biệt là trong xu hướng hội nhập khi mà những người lao động tri thức, tay nghề cao đang rất cần thiết. Thật vậy, chất lượng dịch vụ đại học của nước ta đã không ổn ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào chứ chưa nói đến khâu đầu ra. Điểm sàn để vào đại học vẫn đang còn ở mức khá thấp, dao động ở mức 12 – 13 điểm ở cả 3 mơn. Nhiều trường đại học vì muốn thu hút nhiều học viên mà tiêu chuẩn tuyển chọn đầu vào khá thấp. Trái lại nhiều trường thì chất lượng đầu vào ổn nhưng đầu ra vẫn còn chưa tốt. SV được tuyển chọn vào trường khá khắt khe nhưng sau khi hồn tất chương trình, khả năng tìm được việc làm thỏa mãn nhu cầu bản thân thì lại rất thấp. Nhiều SV ra trường chưa được trang bị những kiến thức cũng như những kĩ năng cần thiết để làm việc phù hợp theo đúng trình độ ghi trong bằng cấp. Đây có thể coi là một sự lãng phí lớn khơng những về tiền của mà cịn về thời gian đối với xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân người học. theo Vụ thống kê Dân số và Lao động ( Tổng cục Thống kê) thì tỷ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm đang tăng mạnh kể cả về tỷ lệ phần trăm và con số tuyệt đối. Năm 2010, số

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

người thất nghiệp có trình độ đại học ở tuổi 21 – 29 chưa tới 60000 người ( chiếm 6,84% tổng số người thất nghiệp) nhưng đến năm 2013 con số này đã lên tới 101000 ( chiếm 9,89% tổng số người thất nghiệp). Như vậy cứ 10 người tốt nghiệp đại học thì 1 người thất nghiệp. Khơng ít SV học xong rơi vào tình trạng cái gì cũng biết nhưng khơng biết đến nơi đến chốn. Đó chính là những sản phâm chưa hồn thiện của dịch vụ GDĐH kém chất lượng. Mỗi năm cả nước có hàng trăm nghìn SV tốt nghiệp nhưng có đến 50% SV cần phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, khiến các doanh nghiệp ln rơi vào tình trạng “khát” nhân lực trình độ cao.

2.3.2. Cạnh tranh gay gắt của các trường đại học

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập AEC, khi SV đứng trước lựa chọn giữa hàng loạt tổ chức giáo dục đại học ngồi nước với chương trình học tập đa dạng, đội ngũ giáo viên giàu năng lực, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, cộng thêm các chiêu thức tiếp thị mạnh mẽ thì áp lực cạnh tranh đặt lên vai các trường đại học trong nước là rất lớn. Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt hơn tạo thêm nhiều thách thức cho giáo dục nội địa và đòi hỏi GDĐH Việt Nam phải thay đổi để có thể sánh ngang với những quốc gia có nền giáo dục mạnh trong khu vực như Singapore, Malaysia...Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của diễn đàn Kinh tế thế giới công bố đầu tháng 9/2013, Việt Nam xếp thứ 95/148 nước về GDĐH. Các cơ sở GDĐH vẫn chưa đủ hấp dẫn với các giảng viên cũng như SV giỏi dẫn đến nguy cơ đánh mất thị phần trong nước cao và thậm chí hiện tượng sáp nhập và giải thể các trường đại học tăng cao. Có thể nói học phí ở các trường công lập hiện khá là hợp lý tuy nhiên học phí rẻ mà chất lượng khơng tốt thì khơng thể thu hút được SV. Nếu học ở các trường cơng lập xong mà khơng có kiến thức và kỹ năng cần thiết thì quả là lãng phí thời gian và cơng sức. Nhận thấy điều đó, nhiều gia đình sẵn sàng vay mượn để cho con em mình được đào tạo tốt hơn, thu nhập ổn định hơn trong tương lai. Hơn thế nữa, nhiều các trường đại học nước ngoài như RMIT đã và đang mở ra những chính sách nhằm giúp đỡ những SV có nguyện vọng học ở trường vay tiền ở các tổ chức tín dụng với lãi suất thấp cho nên học phí cao khơng cịn là một bất lợi q lớn đối với họ. Như vậy, bài toán cần giải

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quyết cho các trường đại học Việt Nam là phải cạnh tranh không những chỉ bằng học phí mà quan trọng hơn là chất lượng dịch vụ giáo dục cung cấp cho người học.

2.3.3. Nguy cơ nhập khẩu giáo dục kém chất lượng

Trong quá trình hội nhập AEC, nguy cơ gian lận trong trao đổi dịch vụ GDĐH là rất cao vì thế Việt Nam cần cảnh giác cao độ cũng như có những biện pháp xử lí hiệu quả. Thực tế cho thấy đang có khơng ít những phi vụ liên kết giữa các trường đại học trên thế giới vẫn thiếu nội dung cam kết đảm bảo chất lượng và nhiều trường đại học chưa chú trọng chất lượng dịch vụ giáo dục bằng mục tiêu số lượng học viên. Điều này vẫn tồn tại nhiều vì thị trường giáo dục khá là rộng lớn, khó có thể kiểm sốt được hết. Vì chạy theo mục đích lợi nhuận nên nhiều trường đại học tự biến mình thành những “xưởng văn bằng” (diploma mill) dẫn đến hiện tượng tiền thì mất mà kiến thức thì khơng có chỉ có cái bằng cấp tượng trưng dẫn đến thất thốt tiền của, gây bất an trong xã hội. Số tín chỉ của các xưởng văn bằng không được chuyển đổi sang những trường hợp pháp. Thật vậy, những tấm bằng giả không thể dùng cho việc xin việc hoặc nếu bị phát hiện là dùng bằng giả thì SV sẽ khơng được chấp nhận vào học sau đại học. Một khoản thất thu lớn của chính phủ khi đầu tư vào những trường hợp này.

Ở Việt Nam, khả năng nhập khẩu bằng giả kém chất lượng là không thể loại trừ khi cả người học và người đào tạo đều thiếu hiểu biết thông tin. Người học cũng như người thân của họ thường bị thu hút bởi cơ hội có được bằng cấp nước ngồi trong điều kiện thiếu hiểu biết về thơng tin. Bên cạnh đó, năng lực quản lý đối với GDĐH xuyên biên giới cịn kém, thiếu nhiều chính sách thích hợp để giám sát chặt chẽ các hoạt động hợp tác quốc tế cũng như xuất nhập khẩu GDĐH. Gần đây, Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 đã được ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngồi trong lĩnh vực giáo dục nhưng vẫn đang cịn nhiều hạn chế. Việc thanh tra các liên kết đào tạo vẫn đang cịn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng liên kết bất hợp pháp ở một số đơn vị giáo dục. Theo kết luận của thanh tra Chính phủ năm 2013, có hơn 46% trên tổng số 419 chương trình liên kết đào tạo tại 18 cơ sở GDĐH chưa được cấp phép, trong đó đại học Quốc gia Hà Nội vi phạm nghiêm trọng nhất. Nhiều chương trình liên kết vẫn đang mập mờ về chương trình đào tạo

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

như công văn cấp phép khơng xác định số học viên/ lớp, số lớp học/khóa học đặc biệt trong số đối tác liên kết thì chỉ có số ít trường được xếp hạng cịn lại là những trường cịn có xếp hạng thấp hơn cả Việt Nam.

2.3.4. Khó khăn về đảm bảm cơng bằng trong xã hội

Việc hội nhập tất yếu sẽ làm tăng sự phân tầng trong xã hội với việc tiếp cận dịch vụ giáo dục chất lượng. Khi gia nhập AEC thì các cơ sở giáo dục trong khu vực sẽ tự do gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam cung ứng các dịch vụ chất lượng kèm theo mức học phí khơng hề nhỏ chỉ có những người có đủ năng lực tài chính mới có khả năng theo học. Từ đó đặt ra vấn đề là những người có năng lực tài chính thấp sẽ khơng có cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục chất lượng cao dẫn đến việc bất bình đẳng trong xã hội và hơn nữa là khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng ra. Với một quốc gia đang hướng tới sự phát triển bền vững như Việt Nam, đây quả là vấn đề có ảnh hướng rất lớn trong sự phát triển lành mạnh và bền vững hướng tới mục tiêu công bằng xã hội.

2.3.5. Khả năng giá trị văn hóa, giáo dục của dân tộc bị hịa tan

Thực tế cho thấy, các nhà quản lí giáo dục khơng khỏi lo ngại rằng giá trị văn hóa, giáo dục của nước ta trong thời kì hội nhập bị đánh mất, tác động tiêu cực trong việc duy trì bản sắc dân tộc. Việc hội nhập mang lại cho GDĐH nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, mối đe dọa, đặc biệt là việc xâm nhập luồng văn hóa mới và lối sống khác nhau từ các quốc gia trong khu vực. Do đó mục tiêu quan trọng của giáo dục là đạo tạo những cơng dân có khả năng thích ứng cao với sự phát triển, luồng văn hóa mới nhưng cũng khơng qn giữ gìn và phát huy bản sắc dân dộc và có lịng u nước. Việt Nam cần phải làm sao vừa thực hiện tốt những cam kết về GDĐH trong khuôn khổ của hội nhập AEC vừa đảm bảo giữ vững giá trị đáng q của dân tộc mình trong văn hóa, giáo dục cũng như các mặt khác. Chúng ta cũng cần phải chú trọng trong việc đảm bảo an ninh chính trị quốc phòng trong trao đổi dịch vụ giáo dục, phát triển các loại hình liên kết, liên doanh và trường có vốn đầu tư nước ngoài, các dạng du học tự túc...Các nhà chức trách, nhà quản lý phải giám sát một cách kỹ lưỡng những chương trình đào tạo có yếu tố

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nước ngoài đảm bảo chúng được du nhập vào Việt Nam nhưng không làm ảnh hưởng xấu và phù hợp với “thuần phong mỹ tục” của đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)