CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục đại học Việt Nam
3.1.1. Quan điểm phát triển giáo dục đại học Việt Nam
3.1.1.1. Phát triển giáo dục đại học phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đồn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển GDĐH. Đầu tư cho GDĐH là đầu tư phát triển bền vững về mọi mặt. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với GDĐH, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương cho giảng viên để tăng chất lượng dạy và học; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù.
Thay đổi chương trình đại học để ngày một phù hợp với xu thế mới đặc biệt là trong xu thế hội nhập AEC 2015 như việc đưa thêm các ngôn ngữ của các nước trong cộng đồng để giảng dạy, thực hiện đổi mới một cách toàn diện trong việc dạy và học các ngoại ngữ trong hệ thống GDĐH.
Cần chú trọng hơn trong việc đầu tư trang thiết bị dùng cho giảng dạy cũng như các cơ sở vật chất cần thiết. Đặc biệt, cần nhiều chương trình để hỗ trợ các đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng khó khăn. Hỗ trợ nhiều học bổng cho học sinh nghèo vượt khó để tiếp tục học đại học.
Đặc biệt, cần tránh để tình trạng đầu tư cho GDĐH chưa được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý. Hiện nay GDĐH được đầu tư khá nhiều nhưng phần lớn số tiền đều được đưa thẳng về các địa phương hoặc các bộ, các ngành khác.
3.1.1.2. Xây dựng nền GDĐH có tính nhân dân, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) từng tuyên bố rằng “Khơng có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó cịn tồi tệ hơn cả sự phá sản”. Tuyên bố này khơng chỉ đúng với nền giáo dục nói chung mà cịn giúp định hướng khá rõ ràng về tầm quan trọng của GDĐH nói riêng. Nếu trình độ của SV – những chủ nhân tương lai của đất nước thấp thì thử hỏi đất nước sẽ phát triển được bao xa.
3.1.1.3. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GDĐH
Đổi mới ở đây là đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển GDĐH gắn với phát triển khoa học và công nghệ. Với sự phát triển không ngừng của nước ra nói riêng và khu vực ASEAN nói chung thì việc đổi mới này trở thành một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với đất nước. Thêm vào đó, nền tảng của sự phát triển chính là khoa học – cơng nghệ. Ngày này, hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, thơng kê, dịch vụ....đều chịu ảnh hưởng bởi khoa học và cơng nghệ. Vì thế, việc đầu tư cho khoa học và công nghệ trong các đơn vị GDĐH và tuyển dụng là cần thiết.
Tập trung vào nâng cao chất lượng trong GDĐH, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì hội nhập, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; Tuy nhiên cũng phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng, khơng nên đào tạo một cách cứng nhắc.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
GDĐH cần hịa nhập chứ khơng hịa tan. Hội nhập trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. GDĐH nước ta hiện đang mở cửa cho bốn phương thức sau:
Bảng 3.1 Nhận diện các hoạt động xuất khẩu dịch vụ GDĐH theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ của GATS/WTO
Phương thức Nhận diện các hoạt động Quy mô/xu hướng phát triển
Cung cấp qua biên giới
- Đào tạo từ xa
- Đào tạo trực tuyến, nhượng
quyền thương hiệu
- Đào tạo qua các hình thức
trường đại học ảo
- Hiện chiếm thị phần nhỏ
- Có tiềm năng lớn trong
tương lại nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet
Tiêu thụ ở nước ngoài
- SV ra nước ngoài - Hiện chiếm tỷ trọng lớn
nhất trên thị trường dịch vụ giáo dục toàn cầu
Hiện diện
thương mại
- Thành lập hiện diện thương
mại tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ
- Chi nhánh
- Văn phòng đại diện; hợp đồng
liên kết đào tạo; thành lập trường liên doanh; thành lập trường 100% vốn nước ngoài
- Tiềm năng và quan tâm
ngày càng lớn
- Gây nhiều tranh cãi vì liên quan đến các quy định về đầu tư nước ngoài
Hiện diện của thể nhân
- Giảng viên, chuyên gia giáo
dục ra nước ngồi giảng dạy
- Có tiềm năng phát triển
nhưng bị phụ thuộc vào các quy định về di chuyển nhân thể ( như visa, cấp phép)
Nguồn: Hoàng Văn Châu,2011,tr.27
Thêm vào đó, cần mở rộng giao lưu hợp tác với các nền GDĐH trong khu vực và trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nhận thấy rằng, khơng riêng gì GDĐH mà ta có thể thấy rằng ở hầu hết tất cả các lĩnh vực, nước ta cần phải có sự giao lưu, hợp tác và học hỏi những vấn đề phát triển trên thế giới đặc biệt là nền giáo dục và kĩ thuật cộng nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng về giáo dục trên cơ sở hòa nhập mà khơng hịa tan. Bên cạnh việc tiếp thu cái mới, cái tiên tiến thì ta cũng cần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa.