Nhóm giải pháp đối với Chính phủ, các tổ chức Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

3.2. Một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời kì

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ, các tổ chức Nhà nước

3.2.1.1. Chính sách quản lý, phân bổ ngân sách và đầu tư hiệu quả

Các quốc gia dù phát triển hay đang phát triển, khi muốn đổi mới GDĐH đều thường phải đối mặt với một thách thức là cần nguồn lực đầu tư lớn. Việt Nam vẫn là một nước chưa có tiềm lực kinh tế đủ mạnh để có thể đầu tư dàn trải vào các cơ sở GDĐH cũng như ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề.

Nhằm khuyến khích và phát triển vị thế giáo dục trong thời kì hội nhập AEC 2015, Nhà nước cần xem xét và có chính sách cũng như địn bẩy qua cơ chế ưu tiên đầu tư các trường đại học có nền tảng giáo dục tốt. Có như vậy Việt Nam mới nhanh chóng có các trường đại học đạt tầm quốc tế mang nhãn hiệu Việt Nam trước hết có khả năng đáp ứng nhu cầu du học tại chỗ và sau mới đến thu hút SV nước ngoài.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hiện nay chúng ta đã tham gia WTO và thực hiện cam kết GATS nên càng đòi hỏi sự khéo léo lựa chọn mũi nhọn để cạnh tranh với xu hướng gia nhập cộng đồng AEC. Đối với GDĐH, Việt Nam cũng phải theo xu hướng này, cạnh tranh cả về chất lượng cũng như giá thành…Vì vậy, Chính phủ nên lựa chọn ngành mũi nhọn trong lĩnh vực giáo dục để tiếp tục đầu tư, để có thể nâng cao chất lượng thu hút người học khơng chỉ trong và ngồi nước. Từ đó Việt Nam có thể chuyển từ một quốc gia có tỷ lệ nhập siêu sang xuất khâu dịch vụ GDĐH trong giai đoạn mới.

Đây là một vấn đề mang tính chiến lược. Trước hết, Việt Nam cần phải có đầu tư mạnh mẽ để có thể phát triển được những trường đại học có chất lượng cao, thu hút ngay chính SV trong nước thay thế cho việc du học sang các nước trên thế giới. Sau đó dần dần từng bước thu hút SV quốc tế, đặc biệt là SV đến từ các nước trong khu vực AEC và thậm chí là cả những nước phát triển có nhu cầu mở rộng mối quan hệ kinh tế với Việt Nam.

Chính phủ cần có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng lương cho giảng viên, giáo sư và nghiên cứu viên tiếp cận được với mức lương ở khu vực tư nhân; cấp học bổng cho SV ở bậc cao, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, cấp kinh phí cho các chương trình như chương trình SV tài năng hay chương trình tiên tiến, chất lượng cao…để có thể khuyến khích họ tham gia vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

3.2.1.2. Tăng cường tính tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các trường đại học

Các cơ sở GDĐH Việt Nam đã dần dần được trao quyền tự chủ tuy nhiên chưa thực sự hồn tồn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc đưa ra những định hướng chính sách đảm bảo sự tự chủ (đi đôi cũng với việc tự chịu trách nhiệm) phát huy hiệu quả thực sự trong các trường đại học là hoàn toàn cần thiết.

Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ giáo dục đào tạo về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2020 nêu rõ “phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong các trường, trên cơ sở các quy định của Nhà nước…” được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Trong báo cáo “sự phát triển của hệ thống GDĐH, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo” mới đây của Bộ giáo dục đào tạo, cũng đã tự đánh giá: “để việc nâng cao chất lượng đào tạo được thường

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xuyên, thiết thực thì các trường đại học, cao đẳng phải vừa có quyền tự chủ vừa có nghĩa vụ chịu trách nhiệm rõ ràng trước xã hội và Nhà nước”.

Việc tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm chỉ có thể làm được khi Chính phủ và Bộ giáo dục đào tạo ban hành đầy đủ các quy chế, quy định chung liên quan đến các mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên các quy định, quy chế này chưa đầy đủ nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về tài chính chậm đổi mới, cịn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trường. Việc quy hoạch, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng chưa đảm bảo cho việc có đội ngũ giáo viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo nhà trường ngày càng cao.

Để các cơ sở GDĐH sớm thực hiện được những yêu cầu như trên, các trường cần được giao quyền tự chủ trên những lĩnh vực sau:

Thứ nhất, về tổ chức: được quyền sắp xếp bộ máy tinh gọn để đảm bảo thực

hiện tốt sứ mệnh và chức năng nhiệm vụ được giao, được thành lập các khoa, phòng, ban, bộ môn và xây dựng chuyên ngành mới; được tuyển sinh theo cách riêng của trường trên cơ sở công bằng, công khai và đảm bảo chất lượng đầu vào; được tổ chức quá trình giảng dạy và học theo học phần, tín chỉ hoặc kết hợp cả hai.

Thứ hai, về tài chính: được chủ động trong sử dụng các khoản chi như chi tiền

lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho các thành viên trong trường và cộng tác viên theo thỏa thuận, tuân thủ chế độ quy định hiện hành; các khoản chi cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; các dịch vụ công cộng, thiết bị, vật tư, tài liệu in ấn, sách giáo trình, tham khảo trong và ngoài nước; chi cho các hoạt động thông tin tuyên truyền, hội nghị, cơng tác phí trong và ngồi nước, chi hợp tác quốc tế, sửa chữa thường xuyên và cố định, chi khen thưởng…

Thứ ba, về định hướng phát triển: nhà trường được quyền quyết định phát

triển theo hướng nghiên cứu hoặc nghề nghiệp ứng dụng, tự xây dựng chương trình giảng dạy và học tập cho tất cả ngành nghề; có quyền lựa chọn chương trình và sách giáo khoa tiên tiến, hiện đại để biên soạn hoặc dịch thông qua hợp tác quốc tế, tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn chỉ tiêu với đảm bảo chất lượng và gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ tư, về quan hệ quốc tế: được quyền thiết lập quan hệ với các trường đại

học và cơ sở nghiên cứu khác trong khu vực và trên quốc tế; nghiên cứu khoa học theo luật pháp và quy định của Nhà nước, xây dựng trung tâm du học tại chỗ trong trường, có chính sách riêng để thu hút chun gia quốc tế giỏi hỗ trợ trong đào tạo nghiên cứu, chủ động tham gia thị trường đào tạo nguồn nhận lực quốc tế và lao động xuất khẩu trình độ cao.

3.2.1.3. Tăng cường công tác đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ GDĐH

Hiện nay các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH mà Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành cịn thiếu tính cụ thể, khó áp dụng trong thực tế. Chúng ta nên học tập kinh nghiệm kiểm định chất lượng từ các nước có nền GDĐH tiên tiến trong khu vực như Singapore cũng như trên thế giới như Australia và Anh. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nên tiếp cận theo ba khía cạnh của hệ thống GDĐH: Đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Các tiêu chuẩn của nước ta phần lớn liên quan đến quá trình đào tạo mà chưa quan tâm đến chất lượng đầu vào hay đầu ra.

Thay vì các tiêu chí đánh giá chất lượng mang tính chung chung như hiện nay, cần đề ra những tiêu chí cụ thể và định lượng hơn. Ví dụ:

 Về tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, cần đánh giá các tiêu chí như:

o Tỉ lệ phần trăm giáo viên có văn phịng riêng, ngân sách được tài trợ

từ nhà nước cho SV;

o Tổng chi tiêu hàng năm/ SV;

o Số lượng sách và tạp chí khoa học; số lượng máy tính/SV…v…v…

 Tiêu chuẩn về giảng viên:

o Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ;

o Tỷ lệ giảng viên có khả năng giảng bằng Tiếng Anh;

o Tỷ lệ SV/1 giảng viên;

o Lương trung bình cho giảng viên;

o Số lần liên lạc giữa giảng viên và SV trong vịng một khóa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngoài ra cần tăng cường vai trị của hiệp hội chun mơn và doanh nghiệp để dần dần góp phần tăng cường chất lượng đầu ra. Ở các nước tiên tiến và các nước trong khu vực, hiệp hội chuyên ngành (ngồi chính phủ) đóng một vài trò quan trọng trong việc thẩm định trình độ thực hành và kiểm định chất lượng đào tạo.Ở nước ta, các hiệp hội chuyên môn vẫn chưa đảm trách các chức năng trên. Có lẽ chính vì lý do này mà có khơng ít mơn học được giảng dạy trong các trường đại học thiếu tính thực tế, khơng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, dẫn đến hầu hết SV khi ra trường đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ty nước ngồi. Bên cạnh đó, một cách đánh giá khác là qua thăm dò ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân về khả năng của SV tốt nghiệp đang công tác trong cơ sở này.

Hiện tại hoạt động kiểm định chất lượng đang dần được sự ủng hộ của xã hội, các nhà quản lý, các thành viên trong tổ chức giáo dục và các bên liên quan. Các hoạt động này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để tạo nên các giá trị hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học, một loại hình văn hóa mới đang bước đầu được quan tâm nhằm mục đích nâng cao và liên tục cải thiện chất lượng giáo dục.

3.2.1.4. Đổi mới hành lang pháp lý và cơ chế chính sách GDĐH

Những căn cứ pháp lý của quản lý GDĐH của Việt Nam vẫn dựa trên các văn bản pháp lý được ban hành trước khi gia nhập WTO: Luật đầu tư năm 2005 và nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, nghị định số 06/2000/NĐ-CP về hoạt động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực GD, khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BGD&ĐT-BKH ngày 14/04/2005 hướng dẫn một số điều của nghị định số 06/2000/NĐ-CP.

Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện cam kết GATS tức đã tham gia quá trình hội nhập của thế giới. Hơn nữa, AEC cũng sắp được thành lập trong đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tăng cường sửa đổi các văn bản pháp quy, điều chỉnh, bổ sung các nội dung với bối cảnh mới, diện mạo mới của GDĐH Việt Nam trong tương lại tới năm 2030.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhà nước cần ban hành các văn bản mới để thay thế nghị đinh 108 về việc quy định hợp tác đầu tư ra nước ngoài. Cần chú trọng xây dựng các văn bản GATS nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ hướng đến phục vụ nhu cầu nhân lực phát triển đất nước, bảo vệ khách hàng, bảo vệ đối tác Việt Nam khi tham gia cạnh tranh quốc tế; gỡ bỏ dần tư tưởng bảo hộ của một số trường công lập kém chất lượng như hiện nay, xây dựng tiêu chí chất lượng để khuyến khích các trường cơng lập và tư thục tham gia vào công cuộc đổi mới, từng bước xây dựng những quy định mở và tự do hóa nhiều hơn cho GDĐH.

Các văn bản hướng dẫn của các tổ chức Quốc tế là những tài liệu tham khảo rất tốt trong quá trình nghiên cứu soạn thảo các quy định điều chỉnh giáo dục xuyên biên giới. Trong thời gian qua có nhiều tổ chức đã đưa ra các tuyên ngôn, văn bản giúp các nước tham khảo trong việc xây dựng chính sách hội nhập GDĐH phù hợp với tình hình mới. Đáng chú ý có “Đồng tuyên ngôn về GDĐH và GATS” vào tháng 9/2001 của bốn tổ chức lớn về GDĐH là Hội các trường đại học Canada (AUUC), Hội đồng Mỹ về giáo dục (ACE), Hội các trường đại học châu Âu (EUA), Hội đồng kiểm định công nhận đại học Mỹ (CHEA); “Các kiến nghị về hành động tương lai” của Hội thảo khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Seoul vào tháng 4/2004; “Hướng dẫn về cung cấp chất lượng GDĐH xuyên biên giới của UNESCO phối hợp với OECD được thông qua vào tháng 10/2005; cơng trình “GDĐH xun biên giới – hướng dẫn về những hàm ý của GATS đối với giáo dục xuyên biên giới” của Jane Knight viết theo đặt hàng của UNESCO và tổ chức thịnh vượng chung về học tập.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức của giáo dục đại học việt nam trong thời kì hội nhập AEC 2015 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)